Việc đẩy mạnh chế biến nông sản sẽ góp phần
A. nâng cao giá trị thương phẩm của nông sản.
B. cho phép áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
C. đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
D. nâng cao năng suất nông nghiệp.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để làm giảm tính phụ thuộc vào tự nhiên trong nông nghiệp cần phải:
Đáp án:A.áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất
HƯỚNG DẪN
a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.
b) Giải thích
- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.
+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.
- Tây Nguyên
+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.
c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:
- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.
- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
A
Việc đẩy mạnh chế biến nông sản sẽ góp phần nâng cao giá trị thương phẩm của nông sản.