K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2020

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là  loại truyện dân gian kể về các nhân  vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể  hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Cổ  tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về  chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các  ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .
Ngụ  ngôn
- Là loại truyện  kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần  mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười

12 tháng 11 2020

1. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian

-   Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

-   Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch... Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

-  Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.

-   Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. So sánh

 * So sánh truyền thuyết và cổ tích:

-  Giống nhau:

+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

-   Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

+ Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật; còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

*  So sánh giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:

-  Giống nhau:

Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn cũng như truyện cười, cũng gây cười.

-  Khác nhau:

Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Học tốt!!!

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

17 tháng 11 2023

Ý c 

23 tháng 8 2023

Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.

 

7 tháng 11 2019

Truyền thuyết có 2 đặc điểm tiêu biểu:

  • Cuộc đấu tranh chống thiên nhiên để lao động sản xuất bảo vệ cộng đồng :
    • Ví dụ trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
  • Cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược
    • Ví dụ truyền Sự tích hồ Gươm, truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

Truyện cổ tích: có đặc điểm

  • Phản ánh nhiều vấn đề trong cuộc sống, nhưng chủ yếu là vấn đề quan hệ xã hội, đấu tranh giai cấp, thiện - ác, tốt - xấu; giai cấp thống trị và nhân dân lao động
    • Ví dụ, truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người, đó là giá trị chân chinh của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

Truyện ngụ ngôn: có đặc điểm

  • Qua câu chuyện người xưa muốn răn dạy về một bài học trong cuộc sống.
    • Ví dụ truyện Thầy bói xem voi, giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.

Truyện cười:

  • Phê phán điều trái tự nhiên những thói hư tật xấu của người đời
  • Thể hiện nhận thức và thái độ của người nghe
    • Ví dụ truyện Lợn cưới, áo mới: Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác,là một tính xấu mà mỗi người không nên có. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.
30 tháng 9 2018

B) cổ tích:-là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật (bất hạnh, dũng sĩ,thông minh, mồ côi,...)              

Nội dung:- Sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo

Chi tiết trong truyện:- Thể hiện ước mơ,niềm tin của nhân dân về cuộc sống công bằng hơn

người kể, người nghe: (mình ko hiểu)

c)Ngụ ngôn: loại truyện kể bằng văn vần,văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người

  Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn:Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống

d)Truyện cười: Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

   Tính chất nổi bật của truyện cười:Mỉa mai, châm biến hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

MÌNH CẦN NHIỀU KS

1 tháng 10 2018

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là  loại truyện dân gian kể về các nhân  vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể  hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Cổ  tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về  chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các  ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .

Ngụ  ngôn
- Là loại truyện  kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần  mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Truyện cười
- Là loài  truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui  hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Hk tốt

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm:

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

Viết bằng ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu, phổ biến

Viết bằng chữ Nôm, từ ngữ phong phú, phức tạp hơn.

Hình thức đơn giản, thường bao gồm một số câu thơ ngắn.

Cấu trúc phức tạp, nhiều câu thơ, cốt truyện dài.

Kể các câu chuyện tình cảm, tâm linh, tình bạn,...

Kể các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, tín ngưỡng dân gian.

Sử dụng để giải trí, thư giãn trong các dịp lễ, hội.

Mang tính giáo dục, truyền bá giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.

15 tháng 11 2018

4)

Truyền thuyết Cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Con Rồng cháu Tiên Sọ dừa Ếch ngồi đáy giếng Treo biển
Bánh chưng, bánh giầy Thạch Sanh Thầy bói xem voi Lợn cưới, áo mới
Thánh Gióng Em bé thông minh Đeo nhạc cho mèo
Sơn Tinh Thủy Tinh Cây bút thần Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Sự tích Hồ Gươm Ông lão đánh cá và con cá vàng
22 tháng 11 2016

kể tên những văn bàn trong truyện dân gian mà bạn đã học trong chương trình lớp 6 thì ở giữa bạn vẽ một hình tròn và ghi là truyện dân gian rồi bạn kẻ từng ý một ra và ghi những văn bản đó vào là được.Các câu khác cũng thế.Nếu trong sách không có câu trả lời thì bạn tìm trong vở cô giáo đã cho bạn ghi những cái gì.