ai làm câu dân ca hay nhất tui t i c k cho :))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ nhỏ đến giờ em đã được đọc rất nhiều truyện, đặc biệt là manga và manga em thích nhất là Kamichama Karin, sau đây em sẽ giới thiệu về nhân vật chính - Hanazono Karin.
Karin là nhân vật chính của series. Karin đã sống với dì của mình vì cha mẹ cô đã chết cách đây rất lâu, nhưng cô đã chuyển đến với Kazune và Himeka sau khi họ phát hiện ra cô có thể biến đổi thành một vị thần. Cô ấy có một con mèo tên Shii-chan đã chết trong phần đầu của tập phim đầu tiên. Cô ấy đang học lớp 7 và 13 tuổi. Cô có mái tóc màu vàng và được buộc hai bên. Ngày hôm sau tại trường học của cô khi cô gặp Himeka, cô trở thành bạn nhanh chóng và giới thiệu cô với Kazune, "anh họ" của cô. Kazune chạm vào chiếc nhẫn của Karin và nó phản ứng bằng cách chiếu sáng, và Karin bỏ đi trong sự bối rối...............
Đến đây cậu tự làm tiếp nhé, phần trên tớ tự viết đấy!
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần. Em rất thích nhân vật người con.
Bạn nhỏ có một thân hình thon gọ và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất xuôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh.
Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:
Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh... "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?", cô bé tự hỏi.
Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa.
Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào ? Chúng ta sẽ noi gương cao đẹp của bạn nhỏ
Ko có bạn Nguyễn tũn đẹp trai nói chuyện nên
mới rảnh chứ gì??
Còn bài toán ông hoiir khó quá!!
Năm 1226, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng Nhà Lý là Lý Chiêu Hoàngnhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là Vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý. Sau khi chính thức nắm quyền cai trị Nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộnốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.
Trong khi đó ở phương Bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim (1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.
Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối mà lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.
Chiến tranh nổ ra vào đầu năm 1258 khi Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân người Mông Cổ và 1,5 vạn quân người Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ đã mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, đến cuối tháng 1 năm 1258 thì quân Mông Cổ thất bại và rút hết khỏi Đại Việt.
Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Nhà Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía đông tới Nhật Bản, và xuống phía nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía nam, Nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Miến Điện trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Miến Điệnnăm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng nam. Dưới chiêu bài đề nghị Nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.
Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua, hay gần hơn là những gì vẫn đang hằng ngày, hàng giờ diễn ra trên thế giới nhưng chẳng bao giờ ta để ý đến cả… đó là chiến tranh và hòa bình.
Bạn hiểu chiến tranh và hòa bình theo nghĩa nào? Còn tôi, chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, không có bạo loạn, đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới.
Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:
k mk nhé
B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?
Đây là bài làm của mk nha:
(37-17).(-5)+23.(-13-17)
=20.(-5) + 23.(-30)
=100 + -690
=-790
Tk mk n^ é thanks bn trc
(37-17).(-5)+23.(-13-17)
= 20.(-5) + 23.(-30)
= 100 + ( - 690)
= -590
ông k tui nhé bn bè phải giúp đỡ nhớ đó ko k thì ..............
Bắc thang lên hỏi ông Trăng
Giờ ông có biết Nguyệt Hằng ở đâu ?
Giả làm chú Cuội chăn trâu
Gặp Hằng Nga tán vài câu rồi về
Trăng già cười nói hề hề
Hằng Nga mày tưởng dễ bề tán sao ?
Ngàn năm tao vẫn ước ao
Được cầm tay nó mà nào được đâu !
Thằng kia tao nói một câu
Khôn hồn biến thẳng chứ đâu đến mày
Trăng già nói kể cũng hay
Mình đành tụt xuống đợi ngày khác thôi
Bây giờ ý đã quyết rồi
Lên "face" mà tán cứ ngồi vô tư.
on về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa
Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu
Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.
hết
Tôi về thăm mái trường xưa
Thời gian vọng lại đong đưa tiếng thầy
Hàng cây đường cũ còn đây
Thầy tôi tóc điểm hoa mây nữa đời
Nhớ sao lớp học chỗ ngồi
Chia đôi phấn trắng đâu rồi ngày xưa
À ơi câu hát chiều mưa
À ơi bài giảng sớm trưa say nồng
Cả đời đưa sáo sang sông
Thầy tôi chẳng quản nhọc công sớm chiều
"Lời thầy chan chứa tin yêu
Lòng con nhớ mãi muôn điều...thầy ơi!"
hết
Thả trôi cánh phượng ngày hè
Trên cành khản giọng con ve kêu buồn
Ngày xưa mơ ước chuồn chuồn
Tiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay
Thòm thèm những túi ô mai
Học trò đùa cợt tương lai mong chờ
Áo trắng tung một trời thơ
Bao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng
Sân trường còn mãi nắng vàng
Thầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhung
Tìm về ký ức bâng khuâng
Bạn bè nhắc nhớ những lần chia tay
Màu mực lưu bút dần phai
Vọng về bạn cũ trường đây kiếm tìm
Vỉa hè thánh thót tiếng chim
Khát khao cười nói nỗi niềm cố nhân.
hết
Ngoài trời có lá thu rơi
Có cơn gió mát thổi vào hồn tôi
Mang về ký ức xa xôi
Thuở còn cắp sách đến trường ê, a
Yêu sao cô giáo thướt tha
Đón em vào lớp - cô là cô tiên
Dạy em, cô giống mẹ hiền
Nắn từng nét chữ, bút nghiên cuộc đời
Dạy cho em biết nên người
Kính thầy yêu bạn, vâng lời mẹ cha
Giờ là cô bé cấp ba
Những lời cô dạy mãi còn trong tim
Biết bao hoài niệm về cô
Gửi vào ký ức lòng em nghẹn ngào
Thương cô biết đến nhường nào!
Những chiều đến lớp, trải dài cơn mưa
Ôi!Trang giáo án ngày xưa
Hành trang kiến thức cho em vào đời
Ơn cô cao tựa biển trời
Sáng soi từng bước đường đời em đi./.
hết
Chiều chiều đến lớp đón con
Bây giờ bố mẹ chẳng còn ngây ngô
Ùa về kí ức học trò
Bồi hồi khôn xiết đợi chờ trống vang
Nhớ Thu lá đỏ cành bàng
Nhớ mùi hoa sữa, cúc vàng ngát hương
Nhớ nhiều những dịp hiến chương
Nhớ người dạy dỗ, yêu thương học trò
Quên sao những buổi hẹn hò
Bài tập chưa hết sách cô ra bài
Quên sao những buổi ham chơi
Bị đi học trễ… phải ngồi ngoài hiên
Đến khi mình đã lớn lên
Mới thấy lầm lỗi tuổi teen một thời
Bây giờ đi đón con rồi
Kí ức vẫn đậm như hồi trẻ trung
Hằng năm đến ngày hiến chương
Đứng trước cổng trường lòng lại nhớ nhung
Đón con, cha mẹ tương phùng
Ơn người dạy dỗ tận cùng đáy tim.
hết
Chiều nay trở lại trường xưa
Vẫn hàng phượng vỹ đong đưa đợi chờ
Tìm về kỷ niệm tuổi thơ
Mà thời gian đã lững lờ trôi xa
Trống trường vẫn đổ ngân nga
Phượng hồng đỏ thắm thiết tha phủ màu
Gió chiều thổi nhẹ lao xao
Gợi bao nỗi nhớ ngọt ngào ngày xưa
Ngày ngồi học giữa chiều mưa
Mưa rơi trắng đất lưa thưa giọt buồn
Mơ màng giấc ngủ nhẹ buông
Bị cô giáo phạt lệ tuôn đôi dòng
Tuổi thơ là ước mơ hồng
Như con thuyền giấy bềnh bồng lãng du
Nhẹ nhàng như lá mùa thu
Như làn gió mát vi vu chiều hè
Mái trường vẫn ngói đỏ che
Vẫn vang vọng tiếng con ve gọi sầu
Bạn bè giờ ở nơi đâu
Người còn người mất bể dâu khó tìm
Trường xưa đầy ắp nỗi niềm
Tháng năm vẫn mãi lặng im đợi chờ
Vẫn còn vọng tiếng trẻ thơ
Những đôi mắt sáng dại khờ ê a
Vẫn cô giáo trẻ ngân nga
Dạy từng nét chữ thiết tha tháng ngày
Cho đàn em của tương lai
Đấp xây hoài bão sớm mai tươi hồng
Dù đời còn mãi long đong
Trường xưa bạn cũ vẫn mong vẫn chờ
Vẫn là kỷ niệm đơn sơ
Mà không biết đến bao giờ tôi quên
Chiều nay chân bước buồn tênh
Về thăm trường cũ chênh vênh giọt sầu.
hết
ôm nay ngồi viết trang thư
Thành tâm con gửi tâm tư kính thầy
Con nay tóc đã bạc màu
Thầy ra thiên cổ yên mồ khói hương
Năm xưa trên ghế nhà trường
Giờ văn thầy giảng thân thương từng lời
Xương xương cái dáng gầy gầy
Tóc thầy đã điểm ra màu phong sương
Chấm thi thầy khó nhất trường
Bài văn viết ẩu điểm thời hạ ngay
Có lần con cũng giận thầy
Bài văn con đạt sao mà điểm trung
Gọi lên thầy rất ôn tồn
Chỉ ra cặn kẽ từng nơi sai vần
"Bài thơ ý đạt nhưng mà!
Câu từ, chính tả con đừng xem khinh"
Thầy ơi con mãi khắc ghi !
Công thầy chỉ dạy con đi vào đời
Con nay tóc đã bạc rồi
Lời thầy thủa trước vẫn còn bên tai
Lệ rơi con viết vài dòng
Bao nhiêu kính trọng lồng vào trang thư
Lòng thành con thắp nén nhang
Khói hương bay tỏa dâng thư kính thầy.!
hết
Trở về trường cũ người ơi!
Mà sao cảm thấy chơi vơi nỗi lòng
Nhớ thời thơ ấu tuổi bồng
Say sưa nhặt cánh phượng hồng nhẹ rơi.
Hòa chung tiếng hát câu cười
Ngây thơ vui giữa dòng đời nổi trôi
Giờ đây sao thấy bồi hồi
Sang sông một bước lỡ rồi tuổi hoa.
Tình xưa nào đã nhạt nhòa
Tóc xanh năm tháng nay đà phôi phai
Phượng giờ còn đợi chờ ai?
Mà chưa chịu nở, nấp hoài nơi thân.
Có còn chi nữa ngại ngần
Hoa xưa còn đó,ve ngân cuối chiều
Sân Trường nhạt nắng cô liêu
Làm sao tìm lại những điều ước mong.
Nhớ thương, thương nhớ trong lòng
Xác xơ cánh phượng,bão giông tìm về
Gặp nhau tim thấy tái tê
Thoảng đâu còn vọng câu thề Phượng ơi!
Bây giờ Phượng đã về rồi
Cầm tay nhau nhé giữa đời.Tình thân
Mai sau còn gặp mấy lần?
Vui lên đừng khóc, ngại ngần làm chi?
hết
Hơn năm thập kỷ xa rồi,
Bạn bè thương mến bồi hồi hỏi thăm.
Nhớ ngôi trường cũ lâu năm,
Thời gian thay đổi về thăm chẳng còn.
Cô thầy vĩnh biệt chúng con,
Ra đi lần lượt biết còn có ai…
Dáng hình vẫn nhớ tháng ngày,
Công lao to lớn ơn dày ghi sâu.
Tiếc thương thành kính nguyện cầu,
Cuối đời yên nghỉ dài lâu suối vàng .
Học trò mài miệt thời gian,
Tuổi càng chồng chất mọi đàng xa xôi.
Khó mà gom lại một nơi,
Tâm tình cho hết một thời tuổi xanh .
Mỗi lần họp mặt hằng năm,
Kẻ thường đến dự, người không lần nào.
Cũng vì hoàn cảnh biết sao,
Người còn người mất niềm đau bạn bè !
Cho dù xa xứ vẫn nghe,
Điệu hồn dân tộc tái tê tuổi già.
Thôi thì bạn cũ gần xa.
Âm thầm nỗi nhớ... tình đà khó phai …
hết
Hơn năm thập kỷ xa rồi,
Bạn bè thương mến bồi hồi hỏi thăm.
Nhớ ngôi trường cũ lâu năm,
Thời gian thay đổi về thăm chẳng còn.
Cô thầy vĩnh biệt chúng con,
Ra đi lần lượt biết còn có ai…
Dáng hình vẫn nhớ tháng ngày,
Công lao to lớn ơn dày ghi sâu.
Tiếc thương thành kính nguyện cầu,
Cuối đời yên nghỉ dài lâu suối vàng .
Học trò mài miệt thời gian,
Tuổi càng chồng chất mọi đàng xa xôi.
Khó mà gom lại một nơi,
Tâm tình cho hết một thời tuổi xanh .
Mỗi lần họp mặt hằng năm,
Kẻ thường đến dự, người không lần nào.
Cũng vì hoàn cảnh biết sao,
Người còn người mất niềm đau bạn bè !
Cho dù xa xứ vẫn nghe,
Điệu hồn dân tộc tái tê tuổi già.
Thôi thì bạn cũ gần xa.
Âm thầm nỗi nhớ... tình đà khó phai ......
ok rồi nhé chế
cố lên
đầu puoi