Trình bày diễn biến, sự kiện phần 2 bài 11 lịch sủ 8
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Caau3
a) Giáo dục, tư tưởng
- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.
- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.
- Tổ chức một số kì thi.
=> Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giao-duc-va-van-hoa-thoi-ly-c82a13722.html#ixzz7FsjhCJUR
Cũng giống như thời Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:
- Cấp triều đình:
+ Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.
+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...
+ Quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.
+ Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc. Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.
- Cấp đơn vị hành chính trung gian: Gồm từ lộ đến phủ, huyện, châu.
+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.
+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản;
+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.
- Cấp hành chính cơ sở: là xã, do xã quan đứng đầu.
ND chính
Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương. |
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-tran-cung-co-che-do-phong-kien-tap-quyen-c82a13730.html#ixzz7FsjzbSrD
Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân Đồng minh chuẩn bị kéo vào nước ta để giải giáp vũ khí của Nhật. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.
Tình thế lúc này là vô cùng khẩn cấp, nhưng cũng là thời cơ ngàn năm có một. 11 giờ đêm ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa đã hạ quân lệnh số 1 phát động khởi nghĩa toàn quốc. Trong hai ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào thông qua chủ trương phát động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Hưởng ứng chủ trương đó, quần chúng khắp nơi đã đồng loạt nổi dậy. Ở những vùng xa xôi, dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng Chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", các địa phương đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.
Từ ngày 14 đến 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung và một phần miền Nam. Sáng ngày 19/8/1945, hơn 10 vạn đồng bào Hà Nội xuống đường tuần hành thị uy. Cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Nhà hát Lớn chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền.
Lực lượng quần chúng nhanh chóng tỏa ra để cướp các cơ sở chính quyền như Phủ Khâm Sai, tòa thị chính thành phố, trại bảo an và các công sở quan trọng khác. Tối 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
Cả thành phố ngập tràn niềm vui, cờ, hoa rực rỡ. Chưa đầy mười ngày sau đó, với khí thế như sấm rung, chớp giật, cả dân tộc ta triệu người như một, nhất tề vùng lên giành chính quyền trong cả nước. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu...
Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn-Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
Tầm vóc, ý nghĩa Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám thành công là kết tinh truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta có lịch sử hàng nghìn năm chống xâm lược, là kết quả của 80 năm chống ách thống trị thực dân, trực tiếp là 15 năm đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến, trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc" (Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, khi Bác nói về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945).
Bài học lịch sử vô giá
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, lật đổ chế độ thực dân, đế quốc hàng trăm năm, thiết lập nền dân chủ cộng hòa, đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tinh thần quật khởi và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng Tháng Tám trở thành động lực tinh thần to lớn, thôi thúc toàn dân tộc ta đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ trong suốt 30 năm, đánh thắng các thế lực ngoại xâm, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất ổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi thống nhất đất nước, tinh thần và ý nghĩa quật cường cùng những bài học lớn từ Cách mạng Tháng Tám tiếp tục soi đường, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước hơn 30 năm qua, tạo nên những biến đổi to lớn, sâu sắc về kinh tế-xã hội, đưa nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Hiện tại, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Tinh thần Cách mạng Tháng Tám sẽ tiếp tục thôi thúc Đảng và nhân dân đồng sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội, đưa đất nước vững vàng đi lên phía trước.
Câu 1 :
Diễn biến:
- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Câu 2 :
- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.
+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Tháng 2/1859, Pháp đánh thành Gia Định.
+ Tháng 2/1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kì.
+ Ngày 5/6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Tháng 6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì.
+ Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.
+ Ngày 18/8/1883, Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký Hiệp ước Hácmăng.
+ Ngày 6/6/1884, ký hiệp ước Patơnốt, hiệp ước cuối cùng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam.
Năm 1051 là một năm trong lịch Julius 1051 trong lịch khác Lịch Gregory 1051 MLI Ab urbe condita 1804 Năm niên hiệu Anh N/A Lịch.
Đáp án A
Ngày 2 - 3 - 1946, tại kì họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hộ đã xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập ra Bản dự thảo Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9 - 11 - 1946