K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:     Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:

     Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm.

(SGK Ngữ văn 8- Tập 1, NXBGD, 2004, trang 16)

a)   Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm đó.

b)  Trình bày hiểu biết của em về tâm trạng, tình cảm của nhân vật “tôi” được thể hiện trong đoạn văn trên.

0
“Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Hai tiếng “em bé”mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác...
Đọc tiếp

“Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Hai tiếng “em bé”mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”
a. nêu nội dung chính và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên 
b. Tìm các trường từ vựng có trong đoạn trích?
c. chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích? Nêu ngắn gọn tá dụng ( văn cảnh)
d. Tìm các câu ghép có trong đoạn trích, phân tích câu stoaj ngữ pháp của các câu văn đó, chỉ ra cách nối và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép?
e.Nêu công dụng của các dấu ngoặc kép, dấu hai chấm có trong từng đoạn trích?

0
“Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Hai tiếng “em bé”mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác...
Đọc tiếp

“Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Hai tiếng “em bé”mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”

a. Tìm các trường từ vựng trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của chúng.

b. Tìm và nêu tác dụng của các từ tượng hình có trong đoạn văn trên.

c. Đoạn văn trên sử dụng các trợ từ nào

0
“ Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi...
Đọc tiếp

“ Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi...”

(Trích “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng – SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1. (1 điểm) Chỉ rõ ngôi kể của đoạn truyện trên? Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

Câu 2. (1,5 điểm) Vì sao nhân vật tôi trong đoạn truyện trên lại có “cảm giác đau đớn”?

1
12 tháng 10 2021

ngôi 1

->TD:trở nên chân thực

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt vợ mày may vá sắm sửa cho vàthăm em bé chứ.Nước mắt tôi ròng rỏng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng“em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ýcô tôi muốn…...Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá...
Đọc tiếp

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt vợ mày may vá sắm sửa cho và
thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi ròng rỏng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng
“em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý
cô tôi muốn…
...Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ,
tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mà thôi.
a. Vì sao câu nói của bà cô khiến bé Hồng nước mắt chan hòa, đầm đia?
b. Đến cuối đoạn trích, vì sao câu nói đã từng xoắn chặt tâm can bé Hồng ấy lại trở vềnhưng
chìm ngay đi, chú bé không mảy may nghĩ ngợi gì nữa?
c. Kể tên một câu chuyện khác đã được học viết về tâm trạng đau khổ của đứa trẻ phải xa gia
đình.
d. Trong truyện, chú bé Hồng nhiều lần phải khóc:
- Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.
- Tôi cười dài trong tiếng khóc
- Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Cảm xúc trong những lần khóc của nhân vật khác nhau như thế nào?
e. Từ văn bản, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với trẻ em bằng một đoạn
văn.

0
Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt vợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.  Nước mắt tôi ròng rỏng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn…  ...Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như...
Đọc tiếp

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt vợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

  Nước mắt tôi ròng rỏng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn…

  ...Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mà thôi.

a. Vì sao câu nói của bà cô khiến bé Hồng nước mắt chan hòa, đầm đia?

b. Đến cuối đoạn trích, vì sao câu nói đã từng xoắn chặt tâm can bé Hồng ấy lại trở vềnhưng chìm ngay đi, chú bé không mảy may nghĩ ngợi gì nữa?

c. Kể tên một câu chuyện khác đã được học viết về tâm trạng đau khổ của đứa trẻ phải xa gia đình.

d. Trong truyện, chú bé Hồng nhiều lần phải khóc:

- Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.

- Tôi cười dài trong tiếng khóc

- Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

Cảm xúc trong những lần khóc của nhân vật khác nhau như thế nào?

e. Từ văn bản, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với trẻ em bằng một đoạn văn.

 

0
13 tháng 12 2017

Yếu tố miêu tả: Nước mắt tôi .... ở cằm và ở cổ. Yếu tố biểu cảm: Hai tiếng:''em bé'' .... như ý cô tôi muốn.

– Lời nói đầuĐây là câu chuyện đầu tiên mà tôi sáng tácTrên thế giới này, song song giữa thực tại, luôn tồn tại một thế giới tâm linh huyền bí, một thế giới vô hình mà đối với con người còn là một ẩn sốCâu chuyện kể về cô gái tên Bảo Nhi cơ duyên khai nhãn Âm Dương sau vụ tại nạn thập tử nhất sinh, và diễn biến cuộc đời cô sẽ ra sao? Và hành trình giúp đỡ những oan...
Đọc tiếp

– Lời nói đầu
Đây là câu chuyện đầu tiên mà tôi sáng tác
Trên thế giới này, song song giữa thực tại, luôn tồn tại một thế giới tâm linh huyền bí, một thế giới vô hình mà đối với con người còn là một ẩn số
Câu chuyện kể về cô gái tên Bảo Nhi cơ duyên khai nhãn Âm Dương sau vụ tại nạn thập tử nhất sinh, và diễn biến cuộc đời cô sẽ ra sao? Và hành trình giúp đỡ những oan hồn được siêu thoát, đằng sau mỗi oan hồn tội nghiệp là một câu chuyện bi thương khiến ta đáng phải suy ngẫm… tuy nhiên song song những oan hồn thiện lành, thì vẫn có những oan hồn giận dữ…
Tôi xin phép được hóa thân vào cô gái Bảo Nhi, và sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đời của tôi.
***
Chương 1- Khai Nhãn

Mẹ tôi nghe thấy tiếng động lạ ở ngoài sân, bà vội vàng chạy ra xem thì hốt hoảng khi thấy tôi đang nằm dưới đất, đầu bị va chạm, máu me tuôn ra ướt trán và chảy dài trên gương mặt xinh xắn của tôi…

Nhi! Nhi ơi… trời ơi, chết con tôi rồi trời ơi, Nhi ơi tỉnh dậy con ơi, ông ơi! Ông ơi… con nó bị té cầu thang đầu chảy máu quá trời nè ông ơi… chết con tôi rồi trời ơi…
Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, gào khóc thãm thiết, cảnh vật xế chiều càng thêm ảm đạm, phũ lên bầu không khí não nề, ngay tại chính ngôi nhà thân thương của tôi…
Đầu óc tôi quay cuồng, chỉ còn nghe vang vọng tiếng của mẹ, âm thanh càng lúc càng nhỏ lại, mắt tôi bắt đầu tối sầm không còn thấy rõ xung quanh, lúc đó tôi không còn cảm nhận được cơ thể của mình nữa, mọi thứ nhẹ tựa lông hồng và rồi tôi chìm dần vào trong cơn hôn mê…

📷

* * *

Tôi đang ở đâu đây? Chẳng phải đây là con đường lộ lớn mà tôi thường chở mẹ đi chợ mỗi ngày sao? Nhưng sao lạ quá, trên đường không có lấy một chiếc xe, những căn nhà lưa thưa ven đường cũng khôg thấy một bóng người, cây cỏ xung quanh hoàn toàn tĩnh lặng, không một chút bị giao động bởi gió, hình như giờ này là chiều rồi chăng? Cảnh vật xa xăm mơ hồ, bầu trời toát lên một màu đỏ cam rực rỡ phũ dài phía xa xa tận chân trời thật huyền ảo…

Chị ơi, chị ơi, em cho chị cái này nè hihihii…

Tôi giật mình bởi tiếng gọi, xoay người nhìn lại thì thấy bé gái chạc tám tuổi, cặp mắt long lanh, toát lên vẻ thông minh lanh lợi, có nước da màu ngâm đen khỏe mạnh, đang nắm hờ một thứ gì đó, chìa tay về phía tôi…

– Ủa em là ai? Em tên gì? Nhà em ở đâu đây?
Tôi quay sang cất tiếng dọ hỏi cô bé
Dạ em tên Sen, nhà em gần đây ạ…
Cô bé nhanh nhẹn trả lời, rồi nài nỉ tôi xòe tay ra nhận một thứ gì đó rất bí ẩn
Chị xòe tay ra đi, xòe tay ra đi, em cho chị cái này nè hihi hihii…

– Em tên Sen sao? Tên nge quen quen…
Quả thật tên cô bé nghe rất quen, hình như đã gặp hay đã từng nghe qua rồi, chỉ là nhất thời tôi không thể nhớ được
Nhìn cô bé có vẻ tinh ranh, tôi miễn cưỡng xòe tay ra rồi nói
– Cái gì đây? Định cho tôi cái gì đây hả?

Dạ nè chị… ăn đi… ăn đi… chị ăn đi… hi hi hi hi hi ăn đi… hi hi hi…

Tôi cảm thấy trên tay cái gì đó ương ướt, nhơn nhớt, tôi nhìn kĩ lại thì kinh hãi khi thấy một con mắt đang nhoe nhoét máu trên tay, nói đúng hơn là con mắt người, con mắt đó còn xoay lại nhìn tôi, tôi hốt hoảng la lên rồi vội vã vứt đi thứ trên tay mình rồi quay sang nhìn cô bé, thì kinh hoàng khi thấy gương mặt cô bé trở nên biến dạng mặt mài be bết máu, nửa bên đầu và khuôn mặt bị bẹp, móp méo, lòi hẳn một con mắt ra ngoài, còn dính lại treo lủng lẳng đung đưa trên hốc mắt, tôi quá sợ hãi té bật về phía sau, hai chân đạp lùi trong sự hoảng loạn, miệng hét lớn, quá khiếp sợ nên đôi chân tôi không còn sức lực để đứng dậy mà bỏ chạy, tôi chỉ biết nhắm nghiền đôi mắt lại, nhưng bên tai vẫn còn tiếng cười khoái chí vang vẳng của cô bé, giọng cười lanh lảnh, vang vang rồi nhỏ dần, nhỏ dần rồi tắt hẳn… nhưng vì quá sợ hãi nên tôi không dám mở mắt ra…

Lúc này tôi mới chợt nhớ ra là vào khoảng một năm về trước có một cô bé tên Sen, ở trên quốc lộ chết do tai nạn xe, đúng hơn là bị xe tải cán chết, cô bé này rất ngoan và giỏi, thường xuyên giúp đỡ mẹ, hằng ngày cô bé trông coi bán tạp hóa, có cả xe nước mía, mình ngày xưa cũng có hay ghé mua nước mía nhiều lần, nghe kể là bé chạy sang lộ đi đổi tiền lẻ để thói cho khách, trong lúc ùa chạy về gần đến nơi thì tiền trên tay bị gió thổi bay ra lộ, cô bé vội vã quay ngược trở lại nhặt lượm thì đúng lúc đó có chiếc xe tải lao đến và xảy ra tai nạn, khi chết hàng xóm gần đó và đặt biệt là gia đình bé rất tiếc thương và tội nghiệp, vụ này nổi lắm, cô bé mang tên của một loài hoa rất dễ nhớ nên tôi ấn tượng mãi, Sen…

* * *

* * *

Này cháu ơi, cháu ơi..

Tôi mở mắt ti hí ra thì thấy một bà lão, trông bà khoảng ngoài bảy mươi, nhưng trông rất minh mẫn và khỏe mạnh, gương mặt rất hiền hậu, tôi liền nói, bà ơi, con vừa gặp ma, là cô bé tên Sen, mà khoảng một năm trước đã chết do tai nạn xe trên đường lộ lớn…

Bà lão mỉm cười cùng với đôi mắt trìu mến rồi nói

– Thật vậy sao? Vậy cô bé đó đâu hả cháu?

Tôi định giơ tay chỉ trỏ thì chợt nhận ra cảnh vật xung quanh mình đã thay đổi, hình như tôi đang ngồi trong một con hẻm, hai bên tường cao, tôi hướng mắt nhìn ra đầu hẻm thì thấy xa xăm mơ hồ, ngước lên trời thì thấy bầu trời không khác lúc nảy, cũng một màu đỏ cam rực rỡ xa xăm ảo mộng, tuyệt nhiên không một động tĩnh, hay âm thanh gì xung quanh đây cả, mọi thứ đều tĩnh lặng, tôi quay sang hỏi bà lão

– Bà ơi Cháu đang ở đâu vậy bà?

Bà lão từ tốn trả lời

– Cháu đang ở trong con hẻm mà ngày xưa cháu hay đi học ngang qua đây, cháu đã quên rồi sao?

– Tôi đáo mắt nhìn lại xung quanh, nhìn lại con đường trong hẻm, quả đúng là con hẻm này, mà thuở xưa tôi đi học, thường đi đường tắt rồi bọc qua con hẻm này mà đến trường, Tôi ngạc nhiên quay sang hỏi bà lão

– Dạ đúng rồi, cháu nhớ rồi, chính là con hẻm này, nhưng sao bà lại biết?

– Bởi vì bà đã ở đây từ thuở đó đến tận bây giờ, và thấy cháu thường đi học ngang qua nơi này.
Bà lão nhẹ nhàng trả lời thật ân cần
Thuở đó? Tôi bắt đầu run sợ

Thuở đó chẳng phải cách đây khoảng mười hai năm rồi sao?

Bà… bà… bao… bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Bà lão ân cần trả lời

– Nếu bà còn sống thì năm nay bà đã tám mươi bảy tuổi rồi cháu ạ…

Tôi lắp bắp đáp trong sợ hãi

– Còn… còn sống? Như vậy chẳng lẻ bà đã chết rồi sao?

Vẫn ánh mắt hiền hậu bà lão nhẹ nhàng nói

– Phải, bà đã chết rồi, bà đã chết ở đây hơn mười sáu năm về trước, khi đó bà chết bỏ lại vợ chồng thằng Hai, thằng Út, với hai đứa cháu nội, đứa cháu gái lớn khi đó mười bốn tuổi còn thằng cháu trai chỉ mới tám tuổi bây giờ thì nó đã lớn rồi, cũng trạc tuổi cháu hiện giờ..

Vừa nảy cháu cũng nói đã gặp ma, vậy cháu có sợ ma không? Và cháu có sợ bà không?

Tuy rất sợ, nhưng thấy bà ăn nói từ tốn với đôi mắt hiền diệu trìu mến, nên tôi cố lấy lại bĩnh rồi đáp:

– Dạ quả thật là cháu rất sợ, nhưng… nhưng trông bà không đáng sợ so với cô bé cháu vừa gặp khi nảy.

Mà… mà tại sao cháu lại thấy được người đã chết chứ?

Bà lão từ tốn trả lời:

– Bởi vì cháu đang được sở hữu con mắt thứ ba, con mắt âm dương ở ngay giữa chán của cháu..

Tôi tự nhũ

– Con mắt thứ ba sao? Rồi tôi đưa tay lên sờ vào giữa trán thì quả thật có cái gì đó nhô nhô ngự ngay giữa trán của mình, nhưng khi nào chứ? Từ lúc nào mà mình có được con mắt thứ ba này…

– Bà rất mong cháu sẽ dùng con mắt này để giúp đỡ nhiều oan hồn uẩn khúc, có di nguyện lúc họ còn sống họ chưa thể thực hiện được, nên khi chết họ vẫn chưa thể được siêu thoát…
Tôi chăm chú lắng nghe lời bà lão nói, bà nói rằng hồn ma rất hay, họ có thể cảm nhận được người có thể giúp được họ và thông linh với người đó qua giấc mơ nếu người đó ở có tâm linh mạnh mẽ, những oan hồn càng gần thì thông linh càng mãnh liệt và rõ ràng hơn, và cần phải liên kết kí ức giữa linh hồn đó với người giúp được họ, chính vì vậy bà ấy mới có thể thông linh đến tôi…
Bà ấy còn có một tâm nguyện chưa hoàn thành, và mong tôi có thể giúp bà, rằng tìm đến một căn nhà ở cuối con hẻm này, sau đó đi về phía tay trái, căn nhà mà có cây bồ đề to lớn phía sau, đến đó để tìm người cháu nội của bà ấy tên là Trác, bà nhờ tôi chuyển lời nói với cậu trai tên Trác là bà có cất giấu hơn bảy lượng vàng để trong cái hộp gỗ sưa đỏ, được chôn ở dưới gốc cây bồ đề sau nhà, số vàng mà bà lão đã chất chiêu gom góp cả đời, vốn dĩ là bà đợi tới ngày tổ chức đám cưới của thằng út rồi bà mang ra rồi chia hết cho hai anh em nó để có số vốn để làm ăn, nhưng ông trời trớ trêu, đời người nghiệt ngã, còn không đầy hai tháng nữa là ngày tổ chức đám cưới thằng út diễn ra, cớ vậy mà bà không thể đợi được đến ngày ấy
Rồi bà lão tha thiết cầu xin tôi
– Xin cháu hãy hứa là sẽ giúp bà hoàn thành di nguyện này, nhắn với thằng Trác, nếu lấy được số vàng thì hãy chia cho cậu út của nó một nửa để có vốn làm ăn, xoay sở cuộc sống, cháu hứa đi, hãy hứa với bà…

Tôi cảm động khi nghe bà kể rồi nhận lời
– Dạ cháu hứa… cháu hứa mà… cháu sẽ giúp bà hoàn thành tâm nguyện… bà yên tâm, cháu sẽ hứa…

* * *

* * *

Nhi Con tỉnh rồi hả con… trời ơi ông ơi…

Con Nhi nó tỉnh rồi ông ơi…

Bác sĩ ơi… con bé tỉnh rồi…

Tôi vừa nghe được tiếng nó mớ sảng, thấy tay nó cử động rồi nè, trời ơi mừng quá ông ơi..

Nhi! Con tỉnh rồi hả con?

Tiếng mẹ tôi gọi, khiến tôi thức giấc, hóa ra từ nảy đến giờ chỉ là mơ thôi sao? Tôi tự hỏi bản thân rồi cố mở to đôi mắt, nheo mãi tôi mới có thể mở to mắt mà ngắm nhìn xung quanh…

Tôi thấy mẹ tôi đang ở cạnh bên tôi hai tay nắm bàn tay tôi, thấy cha tôi đứng phía sau lưng mẹ, đang hướng mắt nhìn tôi, đôi mắt ông rươm rướm nước mắt, đang lưng tròng bộc lộ rõ sự vui mừng…

Thì ra tôi hiện đang nằm ở bệnh viện

Tôi giơ một tay sờ lên đầu thấy mình đang được băng bó, lúc này đầu tôi vẫn còn đau nhức ê ẩm…

Tôi hỏi mẹ:

– Mẹ, Con bị sao vậy mẹ?

Mẹ tôi sốt sắng, nói lên điều trong lòng:

– Trời ơi, mày tỉnh rồi, mẹ mừng quá, mày làm mẹ lo muốn chết, đã ba ngày nay mẹ cứ thấp thỏm lo cho mày, mày thì hôn mê suốt, mẹ còn tưởng mày đi luôn bỏ mẹ rồi..

Nói xong, mẹ tôi khóc nức nở, rồi mẹ nói tiếp:

– Mẹ đã nói rồi, cái nốc nhà bị mưa dột, hỏng thẳng để cha bây về ổng sửa, con gái con lứa mà bắt thang leo lên đó rồi té, làm mẹ sợ hết hồn hết vía, cũng may đúng lúc mày vừa té xuống thì cha bây cũng vừa về tới cổng, ổng bế mày chở lên bệnh viện, chứ không thôi mẹ cũng không biết phải làm sao..

Nói xong mẹ tôi vén áo lên lao nước mắt… đúng lúc đó thì bác sĩ cũng đến…

Mẹ tôi phở phào rồi nói

– Thôi con mới tỉnh dậy, để mẹ pha cho ly sữa uống xong rồi nằm ngủ một giấc cho khỏe nha con, nói xong mẹ tôi lật đật quay đi…

Tôi nhìn bóng dáng của mẹ và cha, bổng thấy mình thật may mắn và hạnh phúc…

Một thứ cảm giác ấm áp, giúp tôi tràn đầy sự vui sướng, chợt giọt nước mắt khẽ tuôn xuống, ấm nồng trên má, rồi phát giác, tôi tự mỉm cười..

0
Đoạn văn sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?“Chúng tôi vừa mới đến cổng vườn nhà ông Hào, mợ Du ở một bụi râm bụt lao sầm ra, ôm chặt lấy thằng Dũng vừa nức nở kêu tên Dũng:- Dũng! Dũng! Dũng có nhớ mợ không? Bà có đánh Dũng không? Cậu có bênh Dũng không? Dũng có nhớ mợ không? Có thương mợ không?Dũng không đáp, ngả đầu vào vai mẹ mếu máo:- Hự, hự... mợ...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

“Chúng tôi vừa mới đến cổng vườn nhà ông Hào, mợ Du ở một bụi râm bụt lao sầm ra, ôm chặt lấy thằng Dũng vừa nức nở kêu tên Dũng:

- Dũng! Dũng! Dũng có nhớ mợ không? Bà có đánh Dũng không? Cậu có bênh Dũng không? Dũng có nhớ mợ không? Có thương mợ không?

Dũng không đáp, ngả đầu vào vai mẹ mếu máo:

- Hự, hự... mợ về nhà với con cơ!

Mợ Du hôn rối rít vào má, vào trán, vào cằm Dũng rồi khóc nức nở:

- Trời ơi! Trời ơi! Mợ chết mất! Dũng ơi! Dũng ơi!

Ánh trăng vằng vặc đã gội tràn trề xuống hai gương mặt đầm đìa nước mắt áp lên nhau và hai mớ tóc ngắn dài trộn với nhau. Hương hoa cau và hoa lí sáng và ấm đã xao xuyến lên bởi những tiếng khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn rì rì tiếng dế.

Tôi dần thấy nghẹn ở cổ. Tôi phải bưng lấy mặt và quay đi chỗ khác: “Mợ ơi! Mợ ơi!”.”

(Nguyên Hồng, Mợ Du)

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

B. Tự sự, biểu cảm, nghị luận.

C. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

D. Tự sự, miêu tả, nghị luận.

1
31 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ​Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của...
Đọc tiếp

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ​

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. 

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:

- Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi, vừa trò chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu?

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh, nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ:

- Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

Tôi nhìn em buồn bã:

- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.

Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên:

- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?

Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây, có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: "Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh".

Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thủy lại "võ trang" cho con Vệ Sĩ và đem đặt lên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:

- Anh xem chúng đang cười kìa!

Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra.

Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy. 

- Hay anh dẫn em đến trường một lát.

Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chậm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ.

Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít.

- Ôi, em Thủy! - Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.

Em tôi bước vào lớp:

- Thưa cô, em đến chào cô... - Thủy nức nở.

Cô Tâm ôm chặt lấy em:

- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!

Và cô quay xuống lớp:

- Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng đề dành phần nhau trong suốt mấy năm qua...

Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:

- Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.

- Sao vậy? - Cô Tâm sửng sốt.

- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.

"Trời ơi!", cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở:

- Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.

Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe. 

Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:

- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào...

Em khóc nức lên và chạy lại nắm lấy tay tôi dặn dò:

- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh, anh nhé...

Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:

- Đi thôi con.

Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

- Em để nó lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

- Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

Câu hỏi: Chia tay mẹ và em, Thành đã quay vào nhà và ghi lại cảm xúc của mình trong một cuốn nhật kí. Thử đóng vai Thành, em hãy tưởng tượng và ghi lài trng nhật kí đó.

2
27 tháng 9 2018

Em gái yêu quý của anh! Giờ anh em mình phải chia tay nhau thật sau? Chúng ta đã gây ra lỗi lầm gì mà tai họa lại giáng xuống đầu ta khủng khiếp đến như vậy. Em đi rồi, căn nhà bây giờ trống vắng lạ. Bố đi mấy ngày rồi mà vẫn chưa về, cái tiếng cười nói trong trẻo của em cũng đã chẳng còn nữa. Sau tất cả, chỉ còn lại một mình anh. Anh sẽ phải làm sao nếu áo anh bị rách, mỗi buổi chiều anh sẽ phải làm gì nếu không còn được đến trường đón em về. Anh nhớ mẹ và em, anh nhớ những ngày xưa với biết bao kỉ niệm. Anh vẫn luôn hi vọng, tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ mà thôi. Anh ước chúng ta giống như Vệ Sĩ và Em Nhỏ, sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Em hãy luôn giữ gìn sức khỏe, lạc quan lên nhé. Anh yêu em, anh sẽ chờ ngày em trở về.

29 tháng 1 2020

dài quá mình ko đọc