K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

Tham Khảo:

Trên bước đường đời có lắm chông gai, cạm bẫy chứ không phải bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta dễ nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc , nhất là những việc khó khăn, chắc chắn ta sẽ thất bại. Nhằm khuyên ta phải rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm để đương đầu với những khó khăn gian khổ, ông cha ta dạy:

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

Ta hiểu lời khuyên trên như thế nào cho đúng?

Qua câu tục ngữ trước mắt ta hiện lên là những đợt sóng to giữa một dòng sông rộng lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ, đơn đọc đang chơi vơi. Quả nhiên trước sóng cả này, ai không lo sợ,không e ngại cho số phận con thuyền, cho những người trên con thuyền ấy. Thườngthì những làn sóng to này là nguyên nhân gây chìm ghe, chết choc. Nhưng con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt qua được sóng cả này. Nếu người chèo thuyền vừa vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh vượt qua con sóng cả thì ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Trước những con sóng to như nuốt chửng và phá nát tan tất cả, con người trở nên bé nhỏ. Thế nhưng con người thông minh, bình tĩnh, gan dạ, biết luồn lách theo lượn sóng thì rồi sẽ vượt qua. Chẳng hạn, trong môn thể thao trượt nước.

Trong câu tục ngữ này, hình ảnh sóng cả gợi ra những việc khó khăn, lớn lao. Đứng trước những trở ngại này, ta đừng vội nản lòng, đừng vội ngã chí, đừng vội “ ngã tay chèo”. Cần vững lòng,quyết tam, ta sẽ vượt qua,đi đến thắng lợi. Như bài học vượt khó, kiên trì nhẫn nại trước mọi gian khổ được Bác Hồ dạy cho thanh niên:

“không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ tưởng chừng không vượt qua khỏi, có những lúc trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, phải chiến đấu chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm. Nếu không nhờ ý chí quyết tâm, nhờ nghị lực phấn đấu, nhờ “vững tay chèo” thì đau có được thắng lợi và đất nước độc lập, thống nhất như ngày hôm nay.

Đây là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp cháu con sau này. Lời dạy trên là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta, là phương châm nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để sau này vào đời bình tĩnh, sáng suốt khi gặp sóng cả thì sẽ không ngã tay chèo.

26 tháng 10 2021

Tham khảo : 
Câu "Chớ thấy sóng cả mà vã tay chèo" là câu tục ngữ khuyên nhủ con người kiên trì, quyết tâm là việc gì đó cho đến khi thành công, đừng vì chút rắc rối, khó khăn mà phân tâm, nản chí và không làm được việc gì, cuối cùng dẫn đến thất bại là điều đáng tiếc.
 

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”:
- Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.
- Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa được?

27 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nghĩa đen : tấm thân son/ tấm thân trinh trắng (của nàng Kiều) gột rửa (dùng nước để làm sạch vết bẩn) biết bao giờ cho phai/ cho mờ đi/ cho hết đi. Nghĩa bóng : tình yêu thuỷ chung son sắt (của Kiều dành cho Kim Trọng) phải gột rửa (dùng nước làm cho sạch) biết bao giờ cho sạch.

15 tháng 2 2020

Hiểu rằng là mình chỉ có 1 người mẹ mà thôi

15 tháng 2 2020

vì trên đời ai cũng có một mẹ

27 tháng 4 2021

mình còn chả nhớ bài vì lên lớp 7 mà

Yêu thương, đoàn kết có thể xem là sức mạnh là một truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa cho đến nay. Tinh thần đoàn kết đó đã giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn thử thách trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Và tinh thần đó được nhân dân ta gửi gắm trong một câu ca dao đầy hình ảnh:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu ca dao là một lời khuyên, lời nhắn nhủ đối với chúng ta, những thế hệ con cháu đang tiếp nối truyền thống quý báu của cha anh. Câu ca dao gợi cho chúng ta suy nghĩ về truyền thống tốt đẹp đó. Nhiễu điều là một thứ hàng màu đỏ, giá gương là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc cầu kỳ vừa đỡ lấy tấm gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy nếu để riêng, tách bạch nhau ra thì chẳng còn thấy ý nghĩa thế nhưng lại đem miếng vải đỏ đó phủ lên giá gương chúng sẽ tạo nên một cảnh vừa rực rỡ vừa uy nghiêm. Ngoài ra ý nghĩa chính của tấm vải đỏ ấy là che bụi cho tấm gương để cho tấm gương được sạch sẽ trong trẻo đồng thời cũng nhờ ánh sáng phản chiếu từ chiếc gương ra mảnh vải điều đó càng đẹp rực rỡ hơn. Từ hình ảnh của chiếc nhiễu điều và giá gương người xưa muốn nói lên một tình cảm cao đẹp, nghĩa tình của con người Việt Nam đó là sự đoàn kết yêu thương gắn bó sẵn sàng chia sẻ đùm bọc nhau khi khó khăn hoạn nạn. Đây là một lời khuyên rất đúng đắn và chan chứa tình người.
Trong dân gian ta cũng từng có câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Để nói rằng: một cây thì sẽ chỉ là một thứ cây yếu ớt lạc loài, cô độc giữa bao la, vũ trụ và chỉ cần một cơn gió vô tình cũng có thể quật ngã cây đó vào bất cứ lúc nào. Song nếu cây đó sống trong một quần thể cây thì nó sẽ trở nên mạnh mẽ phi thường, dường như một cơn gió mạnh khó lòng quật ngã được nó mà trái lại cả rừng cây đó sẽ làm bức tường thành vững chắc ngăn bước cơn gió mạnh đó. Cũng bởi vậy đối với đất nước Việt Nam ta, mỗi người là một cá thể của một thôn xóm của một phố phường rộng hơn là quận, huyện, tỉnh… chúng ta đều có chung mối quan hệ đồng hương xóm giềng và có những mối quan hệ khăng khít về tình cảm và vật chất nên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn. Chẳng hạn như khi lũ lụt xảy ra ở một địa phương nào đó khiến họ gặp khó khăn thì chúng ta phải quyên góp vật chất giúp họ vượt qua khó khăn, động viên họ khắc phục dần dần những khó khăn đó. Và hơn nữa có đoàn kết có gắn bó yêu thương thì chúng ta mới vượt qua khó khăn như gần đây nhất chúng ta đã đồng lòng đứng lên đánh đuổi hai đế quốc sừng sỏ nhất thế giới là Mĩ và Pháp.

Trải qua mấy ngàn năm truyền thống đoàn kết, yêu thương lẫn nhau theo kiểu thương người như thể thương thân đã trở thành thói quen, thành lẽ sống của con người bởi thế khi địa phương khác bị tai ương, địch họa thì mọi người lại sẵn sàng tự nguyện đóng góp tiền bạc giúp đỡ, thấy người khác đau như chính mình đau, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

 

Ngày nay ta thấy cả nước thường có những quỹ hỗ trợ người nghèo, hàng ngày có biết bao tấm lòng vàng góp một phần nhỏ bé vật chất của mình để ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ phần nào đỡ đi cảnh vất vả. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, những đóng góp nhỏ bé đó thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân thương ái.

Tuy nhiên, bên cạnh đó ta còn thấy có những con người lãnh đạm thờ ơ trước nỗi đau của người khác, họ vô tâm thờ ơ trước nỗi khổ của người khác, trốn tránh nhiệm vụ quyên góp ủng hộ những nơi gặp tai ương, địch họa. Đó là căn bệnh ích kỉ cá nhân đó là những con người cần bị lên án.

Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng thương và lòng nhân ái, tình thương đó đã trở thành nếp nghĩ, lẽ sống, thói quen của con người từ ngàn năm. Tuy nhiên, không nên nhìn nhận vấn đề chỉ trên phương diện tình cảm mà nhiều khi cần có cái nhìn khách quan trước vấn đề xảy ra để tránh tình trạng bao che, dung túng mà cần phải đấu tranh xây dựng. Đó cũng chính là cách biểu hiện, sự vận dụng sáng tạo đúng đắn phương châm xử thế tốt đẹp từ ngàn đời nay của cha ông ta như ý nghĩa của câu ca dao đã hàm chứa.

17 tháng 8 2016

Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì: - Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và định lí toán học, hóa học, vật lí…. - Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý. - Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.

         Chúc bạn học tốt

17 tháng 8 2016

"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

18 tháng 4 2017

_Dàn ý_
1/ Mở bài: Giới thiệu về kho tàng văn học dân gian Việt Nam và nêu khái quát xem những câu ca dao dạy ta điều gì? Trong đó có khuyên dạy chúng ta phải biết yêu thương người thân trong gia đình hay không? Bằng chứng qua câu ca dao nào??? (trích dẫn)
2/ Thân bài:
- Để hiểu được lời dạy thâm thúy của cha ông ta phải…..
* Nghĩa đen:
- Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể, nếu thiếu nó con người sẽ thế nào? Từ đó khẳng định vai trò
* Nghĩa bóng:
- Anh em trong gia đình là những người có quan hệ ruột thịt, máu mủ, gắn bó với nhau như thế nào? Tầm quan trọng ra sao?
* Trong cuộc sống:
- Nêu tình cảm anh em trong gia đình như thế nào?
- Nếu thiếu thì ra sao?
- Câu ca dao khuyên anh em trong nhà phải biết làm điều gì? Tại sao lại khuyên như vậy
- Nếu 1 gia đình anh em bất hòa thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Làm sao để giữ cho tình an hem hòa thuận, biết tương trợ lẫn nhau?
3. Kết bài: Khẳng định giá trị câu ca dao và nêu suy nghĩ, bài học của bản thân nói riêng và lời khuyên cho mọi người