K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2020

Tuy chúng ta đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa để bảo vệ sức khỏe Nhân dân, nhưng hiện nay các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phủ nhận những kết quả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã đạt được. Các thế lực thù địch tìm cách xuyên tạc, tung tin bịa đặt, tin giả hòng gây mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể... Mục đích của chúng là gây hoang mang, bất ổn xã hội, nhằm làm suy yếu đất nước để phục vụ những âm mưu đen tối.

Đại đa số người dân hiện nay tin tưởng tuyệt đối những việc làm của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh những tiếng nói lạc lõng của những kẻ cố tình chống phá đất nước, vẫn có một số người vì nhẹ dạ, ý thức công dân thấp... nên vô tình hay cố ý tiếp tay cho những kẻ chống phá qua những việc làm vi phạm pháp luật như đưa tin giả để bán hàng, câu trên mạng xã hội. Ngay tại Lâm Đồng, từ khi xảy ra dịch COVID-19 đến nay, Sở Thông tin - Truyền thông đã kịp thời rà soát, phát hiện và xử lý 12 trường hợp vi phạm về đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến dịch bệnh SARS-CoV-2 gây hoang mang dư luận và đã xử phạt 4 trường hợp với tổng số tiền 40 triệu đồng. 

Trong thời điểm hiện nay khi diễn biến dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp, nguy cơ dịch lan rộng vẫn còn hiện hữu, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp thì mỗi công dân cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm xã hội để góp phần bảo vệ bản thân, cộng đồng và đẩy lùi dịch bệnh. Trước hết mỗi công dân dù ở bất cứ cương vị nào cũng cần hết sức tin tưởng vào các quyết sách, biện pháp của Chính phủ. Không để các thế lực thù địch kích động, lợi dụng để tung tin bịa đặt gây hoang mang trong xã hội, gây chia rẽ khối đoàn kết thống nhất giữa Nhân dân với Đảng. Cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội, không chia sẻ, đăng lại hay cổ xúy cho những quan điểm, bài viết, hình ảnh giả tạo trên mạng xã hội hoặc những trang phản động.

Mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định khai báo sức khỏe, khai thông tin liên quan một cách trung thực, chính xác, không gian dối hoặc cố tình giấu thông tin. Phải có những biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Kịp thời phản ánh những thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19 qua đường dây nóng và các cơ quan chức năng tại địa phương.

Việc nâng cao ý thức công dân và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi người dân Việt Nam trong lúc này là thể hiện tinh thần yêu nước, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam chiến thắng dịch bệnh. Niềm tin, ý thức và trách nhiệm công dân sẽ góp phần chiến thắng dịch COVID-19 như “dân tộc Việt Nam ta đã từng nhiều lần chiến thắng”. 

3 tháng 1 2022
Cách ngăn chặn COVID-19 lây lan:Giữ khoảng cách an toàn với người khác (ít nhất 1 mét), kể cả khi họ không có biểu hiện bệnh.Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nhất là khi ở trong nhà hoặc khi không thể giữ khoảng cách.Chọn những không gian mở, thông thoáng thay vì những không gian kín. Mở cửa sổ nếu ở trong nhà.Thường xuyên rửa tay. Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.Tiêm vaccine khi đến lượt. Tuân thủ chỉ dẫn của địa phương về việc tiêm vaccine.Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.Ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
3 tháng 6 2021

Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch. Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn. Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.

21 tháng 8 2023

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

23 tháng 11 2021

Việt Nam sẽ phải tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh; tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” như: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Bộ Y tế khuyến cáo "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh

31/08/2020 16:26 (GMT+7)Thực hiện "5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch COVID-19!

tham khảo

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đến cuối tháng 8/2020 đã lây lan tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 25 triệu người mắc và gần 850 nghìn người tử vong.

Tính đến 6h00 ngày 31/8/2020, Việt Nam ghi nhận 1.040 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 690 bệnh nhân do lây nhiễm trong nước, 350 bệnh nhân từ nước ngoài về. Trong thời gian tới, nguy cơ dịch COVID-19 vẫn thường trực và tiếp tục có các ca mắc bệnh mới trong cộng đồng.

Việt Nam sẽ phải tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh; tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” như: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Khai báo y tế khi đến khám tại bệnh viện.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”