K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2020

Miền Trung nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn, đậm đà hương vị, từ cơm Hến của xứ Huế mộng mơ, đến Đà Nẵng thì phải nếm thử Bánh tráng cuốn thịt heo, tạt qua Hội An cổ kính cũng phải nếm thử bát Cao lầu cho biết. Ấy vậy mà cho dù đã đi khá nhiều nơi ăn nhiều món ngon tuyệt, nhưng có lẽ để lại trong tôi nhiều dấu ấn nhất vẫn là Mì Quảng, món ăn trứ danh vùng đất Quảng Nam yêu dấu.

Sống và làm việc tại Đà Nẵng đã lâu, tôi đã quen với những món ăn của miền Trung đầy nắng và gió. Mì Quảng vốn là món ăn của Quảng Nam, và thành phố Đà Nẵng lại chính là một phần của tỉnh Quảng Nam cũ, chính vì thế đến Đà Nẵng mà ăn mỳ Quảng đã trở thành một điều hiển nhiên. Và ngay chính bản thân tôi, cũng đã gắn bó với mỳ Quảng được gần 4 năm trời, có lúc là bữa sáng, có lúc là bữa tối, cứ luân phiên như vậy, chẳng biết họ có bỏ thêm thứ gia vị gì gây nghiện không mà tôi cứ ăn chẳng biết chán. Mỳ Quảng cũng có nhiều loại, không đơn thuần là một kiểu nhàm chán, nếu ăn chán mỳ gà ta có thể đổi sang các loại mỳ khác như mì tôm thịt, mì bò, mì sứa, mì quảng ếch, người ăn chay thì lại có mỳ Quảng chay, ăn cũng rất ngon, quả là đa dạng phong phú, khiến du khách phải trầm trồ thích thú.

Tôi đã từng thử lần mò học cách làm mỳ Quảng để thỏa lòng ăn uống, thì phát hiện ra món ăn mỹ vị này cũng không khó làm lắm. Có lẽ khó nhất là công đoạn làm sợi mỳ, làm sao cho sợi mỳ vừa trắng, vừa mềm mượt, lại không bị chua hay nồng mùi bột, khi gắp sợi mỳ soi dưới ánh nắng mặt trời ta còn có thể thấy sợi mỳ hơi trong sáng lấp lánh, nhìn càng ngon miệng hơn. Đầu tiên ta chuẩn bị một ít bột gạo mới, thơm dịu, thêm một chút muối cho sợi mỳ thêm đậm đà, rồi đổ nước vào quấy cho tan, có thể cho thêm một ít bột nghệ để sợi mỳ có màu vàng đẹp mắt. Sau khi bột tan hết, để bột nghỉ khoảng 30 phút, trong thời gian ấy ta nấu sẵn một nồi nước sôi, dùng loại nồi hấp 2 tầng là tốt nhất. Dùng một cái khuôn đáy phẳng miệng rộng, có thể bỏ lọt tầng trên của nồi hấp, hấp chín từng lớp bột mỏng, rồi đổ chúng sang một cái đĩa phẳng hết lớp này đến lớp khác, mỗi lần như thế lại phết lên trên từng tấm bánh một chút dầu cho khỏi dính. Sau khi bột chín thành bánh hết, thì ta lấy dao cắt bột thành từng sợi, mỗi sợi có độ rộng khoảng 1 phân là đẹp nhất. Xong công đoạn làm sợi mỳ, chúng ta chuyển sang công đoạn làm nước dùng để trộn mỳ, đây là phần rất quan trọng quyết định độ ngon dở của cả tô mỳ. Tùy sở thích của mỗi người mà chọn loại thịt cho phù hợp, sau khi sơ chế, ta đem ướp với muối, bột ngọt, đường, tiêu, nước mắm, cùng hành củ đập giập, đảo đều rồi ướp trong vòng 15 phút. Dùng chảo nóng, phi hành cho thơm, rồi cho thịt vào đảo cho săn, thêm chút nước màu hoặc đường để tạo màu cho đẹp mắt, sau khi thịt chín tới, thêm nước xăm xắp, rồi nếm lại cho vừa ăn, thêm chút rau mùi và hành hoa để cho thơm.

Lúc ăn, ta soạn mỳ vào bát, thêm một chút rau ăn kèm như các loại xà lách, diếp cá, húng chanh, rau sam, bỏ thêm một ít lạc rang, rồi chan nước dùng, kèm thịt thế là ta có một bát mỳ ngon tuyệt. Mỳ Quảng tuy chế biến vô cùng đơn giản, nhưng hương vị rất tinh tế, ăn vào vừa cảm giác được vị thanh đạm của bột gạo, lại thấy vị tươi mát từ các loại rau sống, nhai từng hạt lạc rang thơm phức, bùi bùi, cắn một miếng thịt được nêm nếm đậm đà, cảm giác như hương vị của trời đất đang quyện vào làm một vậy. Quả là mỹ vị, trong đơn giản chứa đựng nhiều tinh tế, như tấm lòng của người dân xứ Quảng, giản dị, mà thấm đẫm ân tình miền Trung.

Mỳ Quảng là một trong những dấu ấn, kỷ niệm của tôi gắn bó với mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Có lẽ dù sau này phải rời xa mảnh đất này, tôi vẫn sẽ nhớ mãi không quên những buổi sáng lang thang, ăn mỳ Quảng ở quán nhỏ trước trường, không quên được những con người hiền hòa, thấm đẫm ân tình mộc mạc, không quên được một Đà Nẵng rực rỡ, một Hội An lung linh, một Quảng Nam ngọt ngào chân quê.

20 tháng 4 2020

1. Mở bài
- Giới thiệu ẩm thực phong phú, đặc trưng của miền Trung đầy nắng và gió: Cơm Hến, bánh tráng cuốn thịt heo, cao lầu,...
- Giới thiệu món ăn để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Món mỳ Quảng, món ăn trứ danh của vùng đất Quảng Nam.
2. Thân bài
* Nguồn gốc: Mỳ Quảng vốn là món ăn của vùng đất Quảng Nam, thuộc miền Trung nước ta
* Các loại mỳ Quảng: Mỳ gà, mỳ tôm thịt, mỳ bò, mỳ sứa, mỳ Quảng ếch, mỳ Quảng chay
* Cách làm mỳ Quảng:
- Công đoạn làm sợi mỳ:
+ Yêu cầu thành phẩm: Sợi mỳ vừa trắng vừa mềm mượt lại không bị chua hay nồng mùi bột; khi gắp sợi mỳ soi dưới ánh nắng mặt trời, ta còn có thể thấy sợi mỳ hơi trong, sáng lấp lánh, hấp dẫn
+ Cách làm: Chuẩn bị ít bột gạo; quấy tan bột; hấp từng lớp bột mỏng cho chín; cắt từng phên bánh bột thành từng sợi, mỗi sợi rộng 1 phân
- Công đoạn làm nước dùng:
+ Chọn thịt theo sở thích rồi sơ chế, đảo ướp trong 15 phút, xào thịt cùng với hành phi cho thơm
+ Khi thịt chín tới, thêm nước xăm xắp; nêm nếm gia vị cho vừa miệng; thêm rau mùi, hành hoa cho thơm.
* Cách thưởng thức:
- Soạn một chút mì vào bát, thêm rau thơm ăn kèm, bỏ thêm ít lạc rang
- Chan nước dùng, kèm thịt
- Khi ăn: Cảm nhận được vị thanh đạm của bột gạo, vị tươi mát của các loại rau sống; vị thơm bùi của lạc rang; vị ngọt thơm, đậm đà của thịt
=> Món ăn giản dị nhưng chứa đựng nhiều tinh tế như tấm lòng của người dân xứ Quảng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của món mì Quảng trong nền văn hóa ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc riêng của bản thân đối với món ăn.

31 tháng 10 2021

tham khảo:

Quang Ninh is a coastal province in the Northeast region of Vietnam. Quang Ninh borders China. Quang Ninh is likened to a miniature Vietnam, because there are seas, islands, plains, midlands, hills, and borders. According to the economic development plan, Quang Ninh belongs to both the northern key economic region and the northern coastal region. This is the main coal mining province of Vietnam. Quang Ninh is currently developing in the direction of focusing on tourism in combination with environmental protection of sea and islands. Quang Ninh has many relics such as: Yen Tu scenic spot in Uong Bi city, Ha Long Bay in Ha Long city,... Quang Ninh has 4 cities: Ha Long city, Cam Pha city, Mong Cai city , Uong Bi city. In addition, Quang Ninh also has Co To island 100 km from the mainland. Quang Ninh province's youth union members and youth actively participated in administrative reform, building e-government with nearly 200 ideas, solutions, and models of participation in administrative reform applied in practice. Accompanying and supporting activities for young people have been strengthened, which has supported over 15,000 pupils and students in difficult circumstances, remote and isolated areas to go to school; job placement for more than 200,000 young people. Quang Ninh is a rich and beautiful city and Quang Ninh will develop even more in the future.

31 tháng 10 2021

mình chỉ cần ngắn gọn thui,với lại là mình cũng đc cái là ko giỏi tiếng anh nhiều nên trong bài này có nhiều từ vựng mình còn ko biết^_^

8 tháng 5 2022

Số tiền được giảm là

50 000 x 10% = 5000 (đồng)

Nam phải trả số tiền là

50 000 - 5000 = 45000 (đồng)

25 tháng 2 2019

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa dầm. Bên cạnh rượu Hồng Đào, mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đên thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán năm lặng lẽ bên những cánh đông mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.

Cũng như phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chi để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều người. Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phở Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chỉ đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.

Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, cối đá đã thay băng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiêu như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mỉ phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì... Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt... Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.

Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số "biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị, cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ.

Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hòi, chiêu đãi bạn bè... mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đôi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quàng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam. “Thương nhau múc chén chè xanh, làm tô mì Quảng để anh ăn cùng".



26 tháng 2 2019

I. Mở bài: giới thiệu dặc sản quê em
Tôi sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam, nơi có nhiều khu du lịch, nôi tiếng, có nhiều di sản văn hóa thế giới như: phố cổ Hội An, di tích thắng địa Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm,…. Nhưng đến với Quảng Nam bạn không thể không thể thưởng thức món Mỳ Quảng nổi tiếng của quê tôi. Mỳ Quảng có một đặc trưng mà chẳng món ăn nào có, chính vì thế mà khi có dịp đến với Quảng Nam hãy thưởng thức món ăn này.

II. Thân bài: thuyết minh về mỳ Quảng
1. Nguồn gốc của Mỳ Quảng:

- Mỳ quảng là món mỳ duy nhất lại Việt Nam
- Mỳ Quảng có tên gọi bắt nguồn từ người Tàu
- Món mì của người Tàu làm từ bột mì nhưng Mỳ Quảng không làm như thế, nên tạo nên sự độc đáo của Mỳ Quảng.
- Mỳ Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.
2. Thành phần của Mỳ Quảng:
- Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo
- Nước dung được nấu từ tôm và thịt và các loại thịt khác, nhưn mỳ có thể được nấu từ bất cứ gì, gia vị đặt trưng của vùng đất Quảng
- Khi ăn thường dung chung với bánh tráng và ra sống và nước mắm
- Sợi mỳ cắt ra từ lá mỳ sau khi được tráng, sợi mì Quảng và sợi phở giống nhau
3. Ý nghĩa của Mỳ Quảng:
- Biểu tượng truyền thống cho người dân Quảng Nam
- Có thể ăn no, thay cơm
- Là món mỳ duy nhất tại Việt Nam

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về món ăn dặc sản quê em
- Em rất thích ăn mỳ quảng
- Em rất tự hào về món ăn này

8 tháng 4 2021
Người ta đã mất mười năm để xây dựng hồ Phú Ninh, dần dần, hồ trở thành một trong những điểm du lịch không thể không đặt chân đến khi tới thăm "đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”. Bởi ở nơi này, những người mang trong mình dòng máu thiên di rong ruổi đi tìm cảnh đẹp sẽ được trải nghiệm cảm giác ung dung tự tại ngồi trên thuyền, khỏa nước, ngắm mây trời tít tắp in bóng trên dòng nước trong xanh hay trải nghiệm một đêm ngủ giữa lòng hồ hoang vu, bảng lảng sương khói huyền ảo, chìm trong những câu chuyện kỳ bí, có phần liêu trai. Nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh thuộc địa phận 2 huyện Phú Ninh, Tam Xuân và thành phố Tam Kỳ, có tổng diện tích hơn 23 nghìn hecta.  Công trình được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt... hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách Đỏ cần bảo tồn. Diện tích mặt nước hồ Phú Ninh khá rộng, chiếm đến hơn 3 nghìn hecta, muốn tham an hết lòng hồ, du khách chỉ còn cách thuê ca-nô chạy quanh hồ. Trên đường đi, có thể ghé thăm đảo chim, đảo khỉ… Toàn hệ thống hồ Phú Ninh có hơn 30 đảo lớn, nhỏ khác nhau, từ đảo Rùa, đảo Su, đến hố Ba Trăng, hố Khế. Hệ thống động, thực vật ở đây khá phong phú, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới. Đặc biệt, trong hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất và hệ thống khu du lịch sinh thái. Thường du khách đến với hồ Phú Ninh đa phần đều nấn ná ở lại, tổ chức câu cá, thưởng thức một đêm lênh đênh trên sóng nước, ngủ giữa mây trời, trăng sao. Giữa mặt nước mênh mông, dòng sông trăng thanh khiết, con người dường như không còn lo nghĩ điều gì. Ngủ giữa đất trời, hòa vào thiên nhiên, thuyền lênh đênh, đẹp vô chừng. Những người bản địa chỉ cho khách bí quyết rằng: muốn ngắm hồ Phú Ninh đẹp nhất, vẹn toàn nhất thì chạy xe lên đường Tam Lãnh. Đứng trên con đường này có thể ngắm trọn vẹn quang cảnh hồ Phú Ninh. Mặt nước trong xanh, rợn ngợp, rừng cây, tiếng chim chóc - tất cả thấm vào các giác quan, khiến người ta chỉ muốn đứng mãi nơi này. Từ đây, chờ mặt trời xuống để thu gọn vào tầm mắt khoảnh khắc ánh nắng cuối ngày lấp lánh trải một vùng rộng lớn trên hồ. Khói sóng trên mặt hồ, những ngôi làng tỏa khói bếp nơi xa xa, mặt trời buông vầng sáng đỏ rựccuối cùng, dần dần chìm khuất sau rặng núi… dường như tất cả đã tạo nên bố cục hài hòa cho bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Nên có người dù sống giữa chốn đô thị, cuộc đời cuốn dài theo những chuyến đi, song không thể quên buổi chiều trên đường Tam Lãnh ngắm hồ Phú Ninh, mỗi năm lại một lần quấn khăn choàng cổ màu khói, trở về chốn cũ, đứng hàng giờ nghe gió vù vù bên tai, chờ mặt trời xuống, giương chiếc máy ảnh cơ, lưu lại bức ảnh đen trắng về nét đẹp bình yên rồi trở về, thấy lòng thanh tịnh. Thú chèo thuyền, câu cá được xem là một trong những thú vui hấp dẫn du khách, một mình trên thuyền độc mộc buông cần để lắng nghe “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Và độc đáo hơn nữa du khách còn tận hưởng cái cảm giác về đêm khi ngủ trên thuyền (được neo vào điểm đậu an toàn), lắng nghe hơi thở của núi rừng, tiếng gió hú, tiếng cá quẫy, côn trùng hoà nhịp… tất cả tạo nên một Phú Ninh rất riêng đậm chất Quảng. Du khách đến với hồ Phú Ninh sẽ n hưởng những cảm giác êm ả của lòng hồ và được phục vụ chu đáo cùng với các khu nghỉ đầy tiện nghi.  Ngoài ra du khách có dịp tham quan tìm hiểu chiến thắng “Đồi đá đen” lừng lẫy trong kháng chiến chống Pháp, xem mô hình tông thể toàn bộ khu sinh thái Phú Ninh. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ, mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất… tất cả đều để lại một ấn tượng khó quên trong lòng những ai đã từng một lần đặy chân đến.  
30 tháng 4 2023

Nam phải trả số tiền là:

50 000 x (100% - 10%)= 45 000 (đồng)

Số tiền phải trả là:

50000*90%=45000 đồng

Bạn tham khảo :

Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.

15 tháng 1 2019

hay quá các bn hãy cho nhiều like và bình luận nhé

15 tháng 1 2019

hay giỏi vậy

10 tháng 8 2018

Đáp án: D