K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2020

Miền Trung nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn, đậm đà hương vị, từ cơm Hến của xứ Huế mộng mơ, đến Đà Nẵng thì phải nếm thử Bánh tráng cuốn thịt heo, tạt qua Hội An cổ kính cũng phải nếm thử bát Cao lầu cho biết. Ấy vậy mà cho dù đã đi khá nhiều nơi ăn nhiều món ngon tuyệt, nhưng có lẽ để lại trong tôi nhiều dấu ấn nhất vẫn là Mì Quảng, món ăn trứ danh vùng đất Quảng Nam yêu dấu.

Sống và làm việc tại Đà Nẵng đã lâu, tôi đã quen với những món ăn của miền Trung đầy nắng và gió. Mì Quảng vốn là món ăn của Quảng Nam, và thành phố Đà Nẵng lại chính là một phần của tỉnh Quảng Nam cũ, chính vì thế đến Đà Nẵng mà ăn mỳ Quảng đã trở thành một điều hiển nhiên. Và ngay chính bản thân tôi, cũng đã gắn bó với mỳ Quảng được gần 4 năm trời, có lúc là bữa sáng, có lúc là bữa tối, cứ luân phiên như vậy, chẳng biết họ có bỏ thêm thứ gia vị gì gây nghiện không mà tôi cứ ăn chẳng biết chán. Mỳ Quảng cũng có nhiều loại, không đơn thuần là một kiểu nhàm chán, nếu ăn chán mỳ gà ta có thể đổi sang các loại mỳ khác như mì tôm thịt, mì bò, mì sứa, mì quảng ếch, người ăn chay thì lại có mỳ Quảng chay, ăn cũng rất ngon, quả là đa dạng phong phú, khiến du khách phải trầm trồ thích thú.

Tôi đã từng thử lần mò học cách làm mỳ Quảng để thỏa lòng ăn uống, thì phát hiện ra món ăn mỹ vị này cũng không khó làm lắm. Có lẽ khó nhất là công đoạn làm sợi mỳ, làm sao cho sợi mỳ vừa trắng, vừa mềm mượt, lại không bị chua hay nồng mùi bột, khi gắp sợi mỳ soi dưới ánh nắng mặt trời ta còn có thể thấy sợi mỳ hơi trong sáng lấp lánh, nhìn càng ngon miệng hơn. Đầu tiên ta chuẩn bị một ít bột gạo mới, thơm dịu, thêm một chút muối cho sợi mỳ thêm đậm đà, rồi đổ nước vào quấy cho tan, có thể cho thêm một ít bột nghệ để sợi mỳ có màu vàng đẹp mắt. Sau khi bột tan hết, để bột nghỉ khoảng 30 phút, trong thời gian ấy ta nấu sẵn một nồi nước sôi, dùng loại nồi hấp 2 tầng là tốt nhất. Dùng một cái khuôn đáy phẳng miệng rộng, có thể bỏ lọt tầng trên của nồi hấp, hấp chín từng lớp bột mỏng, rồi đổ chúng sang một cái đĩa phẳng hết lớp này đến lớp khác, mỗi lần như thế lại phết lên trên từng tấm bánh một chút dầu cho khỏi dính. Sau khi bột chín thành bánh hết, thì ta lấy dao cắt bột thành từng sợi, mỗi sợi có độ rộng khoảng 1 phân là đẹp nhất. Xong công đoạn làm sợi mỳ, chúng ta chuyển sang công đoạn làm nước dùng để trộn mỳ, đây là phần rất quan trọng quyết định độ ngon dở của cả tô mỳ. Tùy sở thích của mỗi người mà chọn loại thịt cho phù hợp, sau khi sơ chế, ta đem ướp với muối, bột ngọt, đường, tiêu, nước mắm, cùng hành củ đập giập, đảo đều rồi ướp trong vòng 15 phút. Dùng chảo nóng, phi hành cho thơm, rồi cho thịt vào đảo cho săn, thêm chút nước màu hoặc đường để tạo màu cho đẹp mắt, sau khi thịt chín tới, thêm nước xăm xắp, rồi nếm lại cho vừa ăn, thêm chút rau mùi và hành hoa để cho thơm.

Lúc ăn, ta soạn mỳ vào bát, thêm một chút rau ăn kèm như các loại xà lách, diếp cá, húng chanh, rau sam, bỏ thêm một ít lạc rang, rồi chan nước dùng, kèm thịt thế là ta có một bát mỳ ngon tuyệt. Mỳ Quảng tuy chế biến vô cùng đơn giản, nhưng hương vị rất tinh tế, ăn vào vừa cảm giác được vị thanh đạm của bột gạo, lại thấy vị tươi mát từ các loại rau sống, nhai từng hạt lạc rang thơm phức, bùi bùi, cắn một miếng thịt được nêm nếm đậm đà, cảm giác như hương vị của trời đất đang quyện vào làm một vậy. Quả là mỹ vị, trong đơn giản chứa đựng nhiều tinh tế, như tấm lòng của người dân xứ Quảng, giản dị, mà thấm đẫm ân tình miền Trung.

Mỳ Quảng là một trong những dấu ấn, kỷ niệm của tôi gắn bó với mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Có lẽ dù sau này phải rời xa mảnh đất này, tôi vẫn sẽ nhớ mãi không quên những buổi sáng lang thang, ăn mỳ Quảng ở quán nhỏ trước trường, không quên được những con người hiền hòa, thấm đẫm ân tình mộc mạc, không quên được một Đà Nẵng rực rỡ, một Hội An lung linh, một Quảng Nam ngọt ngào chân quê.

20 tháng 4 2020

1. Mở bài
- Giới thiệu ẩm thực phong phú, đặc trưng của miền Trung đầy nắng và gió: Cơm Hến, bánh tráng cuốn thịt heo, cao lầu,...
- Giới thiệu món ăn để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Món mỳ Quảng, món ăn trứ danh của vùng đất Quảng Nam.
2. Thân bài
* Nguồn gốc: Mỳ Quảng vốn là món ăn của vùng đất Quảng Nam, thuộc miền Trung nước ta
* Các loại mỳ Quảng: Mỳ gà, mỳ tôm thịt, mỳ bò, mỳ sứa, mỳ Quảng ếch, mỳ Quảng chay
* Cách làm mỳ Quảng:
- Công đoạn làm sợi mỳ:
+ Yêu cầu thành phẩm: Sợi mỳ vừa trắng vừa mềm mượt lại không bị chua hay nồng mùi bột; khi gắp sợi mỳ soi dưới ánh nắng mặt trời, ta còn có thể thấy sợi mỳ hơi trong, sáng lấp lánh, hấp dẫn
+ Cách làm: Chuẩn bị ít bột gạo; quấy tan bột; hấp từng lớp bột mỏng cho chín; cắt từng phên bánh bột thành từng sợi, mỗi sợi rộng 1 phân
- Công đoạn làm nước dùng:
+ Chọn thịt theo sở thích rồi sơ chế, đảo ướp trong 15 phút, xào thịt cùng với hành phi cho thơm
+ Khi thịt chín tới, thêm nước xăm xắp; nêm nếm gia vị cho vừa miệng; thêm rau mùi, hành hoa cho thơm.
* Cách thưởng thức:
- Soạn một chút mì vào bát, thêm rau thơm ăn kèm, bỏ thêm ít lạc rang
- Chan nước dùng, kèm thịt
- Khi ăn: Cảm nhận được vị thanh đạm của bột gạo, vị tươi mát của các loại rau sống; vị thơm bùi của lạc rang; vị ngọt thơm, đậm đà của thịt
=> Món ăn giản dị nhưng chứa đựng nhiều tinh tế như tấm lòng của người dân xứ Quảng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của món mì Quảng trong nền văn hóa ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc riêng của bản thân đối với món ăn.

25 tháng 2 2019

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa dầm. Bên cạnh rượu Hồng Đào, mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đên thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán năm lặng lẽ bên những cánh đông mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.

Cũng như phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chi để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều người. Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phở Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chỉ đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.

Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, cối đá đã thay băng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiêu như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mỉ phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì... Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt... Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.

Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số "biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị, cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ.

Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hòi, chiêu đãi bạn bè... mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đôi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quàng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam. “Thương nhau múc chén chè xanh, làm tô mì Quảng để anh ăn cùng".



26 tháng 2 2019

I. Mở bài: giới thiệu dặc sản quê em
Tôi sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam, nơi có nhiều khu du lịch, nôi tiếng, có nhiều di sản văn hóa thế giới như: phố cổ Hội An, di tích thắng địa Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm,…. Nhưng đến với Quảng Nam bạn không thể không thể thưởng thức món Mỳ Quảng nổi tiếng của quê tôi. Mỳ Quảng có một đặc trưng mà chẳng món ăn nào có, chính vì thế mà khi có dịp đến với Quảng Nam hãy thưởng thức món ăn này.

II. Thân bài: thuyết minh về mỳ Quảng
1. Nguồn gốc của Mỳ Quảng:

- Mỳ quảng là món mỳ duy nhất lại Việt Nam
- Mỳ Quảng có tên gọi bắt nguồn từ người Tàu
- Món mì của người Tàu làm từ bột mì nhưng Mỳ Quảng không làm như thế, nên tạo nên sự độc đáo của Mỳ Quảng.
- Mỳ Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.
2. Thành phần của Mỳ Quảng:
- Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo
- Nước dung được nấu từ tôm và thịt và các loại thịt khác, nhưn mỳ có thể được nấu từ bất cứ gì, gia vị đặt trưng của vùng đất Quảng
- Khi ăn thường dung chung với bánh tráng và ra sống và nước mắm
- Sợi mỳ cắt ra từ lá mỳ sau khi được tráng, sợi mì Quảng và sợi phở giống nhau
3. Ý nghĩa của Mỳ Quảng:
- Biểu tượng truyền thống cho người dân Quảng Nam
- Có thể ăn no, thay cơm
- Là món mỳ duy nhất tại Việt Nam

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về món ăn dặc sản quê em
- Em rất thích ăn mỳ quảng
- Em rất tự hào về món ăn này

26 tháng 10 2018

Viết quảng cáo cho danh làm thắng cảnh:

TOUR DU LỊCH DANH THẮNG TRÀNG AN- NINH BÌNH

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Alpha HN

Tràng An là khu du lịch sinh thái đã được UNESCO công nhận di sản thế giới từ 2013. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi dày đặc, nhiều hang động cổ, hồ, đầm đẹp, huyền bí đã tạo nên một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước

Du lịch Alpha cam kết giá tour chất lượng và tốt nhất cho Qúy khách hàng! Chữ tín làm trọng!

12 tháng 1 2020

Hạ Long đẹp kì vĩ, huyền ảo đâu chỉ có kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long mà còn chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị từ những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong đó phải nhắc đến Núi Bài Thơ –“kính viễn vọng” của thành phố bên bờ vịnh.Cao hơn 200m, nằm ở trung tâm thành phố, núi Bài Thơ hiện lên uy nghi, bề thế - một tuyệt tác “mẹ thiên nhiên” đã dày công nhào nặn trong cuộc kiến tạo núi đá vôi. Nói đến núi Bài Thơ là cả một dòng chảy lịch sử của thi ca và những chiến công vẻ vang của đất Mỏ anh hùng.Không phải người Quảng Ninh nào cũng biết núi Bài Thơ thuở xưa có tên là núi Rọi Đèn (hay còn gọi là Truyền Đăng Sơn). Truyền thuyết kể lại từ xưa lính thú gác trên núi, hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành, từ đó tên gọi “Truyền đăng” ra đời.Lịch sử núi Bài Thơ đựơc viết nên trong công cuộc dựng nước, giữ nước, gắn với giai thoại đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào năm 1228. Ngày nay, trên bia đá vẫn còn khắc ghi vị trí chiến lược quan trọng của ngọn núi trong chiến thắng ấy: “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến..."

Bia đá tóm tắt lịch sử trên đỉnh núi Bài Thơ

Mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9 (tức năm1468), vua Lê Thánh Tông đem quân đi tập trận trên sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, xúc động trước cảnh biển xanh, núi cao của vùng trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm một bài thơ và cho người khắc lên vách núi. Từ đó, ngọn núi mang tên là núi Ðề Thơ hay núi Bài Thơ, trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng.Sau Lê Thánh Tông, năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh khi đem quân đi tuần qua đây đã họa lại bài thơ của vua Lê bằng một bài thất ngôn bát cú.Không chỉ chạm vào hồn thơ của các bậc quân chủ thế kỉ trước, đầu thế kỉ 20, nhiều tao nhân mặc khách đến đây đã không cưỡng nổi vẻ đẹp kì bí của thiên nhiên núi Bài Thơ mà tức cảnh sinh tình.Cũng trên đỉnh núi thi ca này trong những ngày vùng than sục sôi khí thế cách mạng, ngày 1-5-1930, lá cờ Đảng tung bay phấp phới như biểu tượng của chân lý, chính nghĩa sẽ chiến thắng ách nô dịch, hung tàn của thực dân Pháp ở Quảng Ninh.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh núi Bài Thơ

Trải qua bao thăng trầm lịch sử giành giữ độc lập dân tộc, nét chữ khắc trên vách đá có thể bị mưa nắng bào mòn nhưng giá trị lịch sử, tầm vóc thời đại của những bài thơ cổ vẫn luôn ngời sáng tư tưởng về một đất nước hòa bình, hưng thịnh. Ngày nay, sức lan tỏa của tư tưởng ấy thể hiện qua mục tiêu xây dựng nước Việt Nam trong thời đại mới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.Nếu rất lâu trước đây, núi Bài Thơ chỉ lặng lẽ "ngắm nhìn" sự đổi thay của Quảng Ninh thì hôm nay, núi Bài Thơ đã "tham gia" vào việc xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Quảng Ninh. Ngọn núi đã chứng tỏ sức hấp dẫn của mình. Không chỉ là điểm dừng chân lý tưởng cho những người mê leo núi, núi Bài Thơ còn là hành trình khám phá tuyệt vời cho những người yêu văn hóa lịch sử.Hành trình khám phá điều bí ẩn chưa bao giờ dễ dàng sẽ mang lại nhiều bất ngờ. Mỗi chặng đường dưới chân núi đều ghi dấu năm tháng hoạt động cách mạng của những người con đất Mỏ ở những hang động kì bí. May mắn vào buổi sớm bình minh, người leo núi có thể bắt gặp những chú dê núi đang thong dong gặm cỏ. Sự treo leo khi bám vào vách đá để leo lên là một trải nghiệm cảm giác mạnh thú vị.

Dê núi nhẩn nha trên đường lên đình nủi trong sự ngỡ ngàng của du khách

Rồi đến khi lên tới điểm cao nhất của núi Bài Thơ, đứng từ trên đỉnh núi, người ta không khỏi trầm trồ, choáng ngợp khi thu vào tầm mắt hình ảnh “muôn trùng nước non”. Đó là quang cảnh của vịnh Hạ Long thơ mộng với biển xanh, cát trắng và những con tàu rẽ sóng ngoài khơi; vẻ đông đúc của thành phố với nhà cao mọc san sát, vẻ tráng lệ cuả vòng quay Mặt trời và cáp treo Nữ Hoàng… Một Hạ Long mênh mông, hùng vĩ hiện lên đầy sống động, chân thực trước “thấu kính viễn vọng” nơi đỉnh núi. Đó là điều độc đáo làm nên cái lạ, khoái cảm thú vị cho du khách khi đến với núi Bài Thơ.

Toàn cảnh vịnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ. Ảnh: Trường Giang

Có lẽ vì vậy mà nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước cảnh đẹp tuyệt diệu của thành phố Hạ Long nhìn từ đỉnh núi. Bạn Nguyễn Trần Hồng Anh (Cẩm Phả - Quảng Ninh) hào hứng nói: “Mình rất thích leo núi và mình cũng từng đi du lịch ở nhiều nơi vùng cao như Sapa, Tam Đảo. Hôm nay lên đỉnh núi Bài Thơ, mình thực sự bị choáng ngợp khi quan sát toàn thành phố. Đẹp tuyệt vời, quả thực có đứng trên này mới thấy Hạ Long đẹp và phát triển năng động như thế nào.”

Thành phố Hạ Long nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ

Tự hào về quê hương Quảng Ninh - vùng than có truyền thống cách mạng kiên cường nhưng hết sức nên thơ , đó là cảm xúc của nhiều bạn trẻ khi đến đây. “Đã là người Quảng Ninh thì hãy leo núi Bài Thơ một lần, để thấy nét đẹp văn hóa lịch sử và thiên nhiên vịnh Hạ Long, để thêm yêu và tự hào hơn quê hương của mình” - bạn Trịnh Thu Thủy (Cao Xanh - Hạ Long) chia sẻ.

Nụ cười Hạ Long trên đỉnh núi Bài Thơ thể hiện tình yêu, lòng tự hào quê hương đất Mỏ

Vậy nên, leo núi Bài Thơ để trải nghiệm thiên nhiên, ngắm cảnh thành phố từ trên cao cũng là cách để trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử, tự hào về truyền thống yêu nước của cha ông.

Chúc bạn học tốt !

18 tháng 1 2018

Các văn bản trên quảng cáo về:

- Sản phẩm vi tính (máy mới chính hãng IBM, trả góp, thủ tục đơn giản)

- Dịch vụ khám chữa bệnh (bác sĩ chuyên môn cao, máy móc hiện đại, nhanh chóng, giá hợp lí)

b, Các loại văn bản thường gặp ở trung tâm thương mại, nơi bán sản phẩm, bệnh viện, trung tâm văn hóa…

c, Một số văn bản cùng loại:

Quảng cáo dược phẩm: thuốc, thực phẩm chức năngv

- Quảng cáo sản phẩm dân dụng

- Quảng cáo mĩ phẩm

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô...
Đọc tiếp

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :

- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?

- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.

b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :

(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.

(Quảng cáo một loại nước giải khát)

(2)

A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.

B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…

A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.

Gợi ý :

- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?

- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?

Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :

- Nội dung thông tin

- Tính hấp dẫn

- Tính thuyết phục

1
21 tháng 2 2019

- Tạo ra được sự hấp dẫn, các văn bản được trình bày có tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc, bố cục hình ảnh hấp dẫn, chữ viết đẹp, nhiều cỡ chữ khác nhau…

- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu:

    + Từ ngữ: có nhiều từ chỉ tính chất gây ấn tượng mạnh với người dùng: chính hãng, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, nhanh, chính xác…)

    + Về câu: Thường xuyên dùng các câu đặc biệt, không đủ thành phần

b, Nhận xét quảng cáo (1), (2)

    + QC (1) nước giải khát: hai dòng, không nêu được tính ưu việt của sản phẩm

- QC (2) kem da trắng: quảng cáo quá đà, sử dụng nhiều từ ngữ khiến người nghe phải nghi ngờ chất lượng sản phẩm

c, yêu cầu viết quảng cáo

- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dàng tiếp thu

- Tính hấp dẫn: nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác, thính giác người đọc, người nghe, người đọc

- Về tính thuyết phục: từ ngữ chính xác, thuyết phục được người nghe, người xem

25 tháng 5 2021

Núi Bà Đen - Ninh Sơn là nơi nổi tiếng với nhiều truyền thuyết ly kì, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, không khí mát dịu giữa mây trời bồng bềnh.

 

Vốn được biết đến là vùng đất của văn hóa và tôn giáo, Tây Ninh là trung tâm của đạo Cao Đài Việt Nam với Tòa thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ. 

 

Đến Tây Ninh cũng chẳng thể bỏ qua Đình Hiệp Ninh. Đây là nơi còn lưu giữ được nhiều hiện vật, đồ thờ tự quý giá, có giá trị về nghệ thuật và tư tưởng cao như: àng chục hoành phi đại tự, khảm thờ Thành hoàng bổn cảnh, nghi thờ Thành hoàng bổn xứ, trang thờ đương kim thiên tử, thiên vị, kiệu thỉnh sắc, các hàng tự khí, bát bửu, phủ việc; các ban thờ tả,hữu ban, các vị cận vệ thần, tiền hiền, hậu hiền và các bô lão có công xây dựng làng xã, cùng 12 bộ câu đối (liễn), chiêng, trống, bộ rùa, đôi hạc. Những đồ thờ tự này làm bằng loại gỗ quý hiếm, được chạm khắc tinh xảo như: cây cảnh, long, quy, phụng với nhiều họa tiết trang trí sơn son thếp vàng hết sức lộng lẫy.

 

Bên cạnh đó còn rất nhiều khu du lịch thắng cảnh của Thành phố như: Hồ Dầu Tiếng, Khu du lịch Ma Thiên Lãnh, Tháp cổ Bình Thạnh, Tháp Chóp Mạt, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát,... và một số khu vực như đã nói trên. Những hồ, núi, chùa,... cùng những khung cảnh thiên nhiên là điểm hấp dẫn nhất của Tây Ninh.

 

Ngoài ra Tây Ninh có một nền ẩm thực rất phong phú vì nơi đây là vùng đất kết hợp nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Có rất nhiều món đặc sản ngon nổi tiếng không thể bỏ lỡ như: mắm chua Tây Ninh, nem bưởi, thằn lằn núi Bà Đen, bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương…

31 tháng 3 2017

Chọn đáp án: D