lập giàn ý cây mít
hộ mình nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mở bài:tự viết
ví dụ:trong vườn nhà em có rất nhiều loài cây ăn quả,nào là xoài ,chuối,bưởi,na,...Trong tất cả loại cây đó em yêu thích nhất là cây mít ở góc vườn.
Thân bài:có thể tự phát triển dựa theo mik làm mẫu
-thân cây khá to cỡ 1 vòng tay em ôm ko đủ.
-thân cây màu nâu sẫm,khi đứng cạnh trông em nhỏ bé hơn so với nó rất nhiều.
-vỏ cây mít ko nhẵn mà sần sùi,thậm chí có cả rêu mọc,chính vì vậy sau mỗi cơn mưa cây mít rất trơn,không thể trèo lên được.
-cây mít nhà bà chia thành hai nhánh lớn,mỗi nhánh lại chia thành nhiều cành nhỏ.
-lá mít rất to ,dày,màu xanh đậm,những chiếc lá về già thì có màu vàng cam.
-hoa mít ko giống những bông hoa khác , nó có màu hơi vàng vàng.
-từ thân cây nảy ra những trái mít non.
-lúc đầu be bé cỡ cái cốc rồi dần dần lớn lên cho đến khi có thể ăn được thì to hơn ấm tích của bà, những chiếc gai sần sùi nhọn hoắt bắt đầu hiện ra.
-khi mít chín thì hương thơm lan tỏa khắp vườn.
-mùi thơm ấy len lỏi từ vườn vào trong nhà.
-em rất háo hức được ăn trái mít thơm lừng.
-bổ mít ra , những múi mít vàng thơm xen kẽ với xơ trông rất hấp đẫn.những múi mít ngọt lịm, thơm lừng khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngon.
kết bài:nêu lên tình cảm của mình :tự viết.
Mở bài: Cô Luân là cô giáo đầu tiên của tôi.
Thân bài:
hình dáng
Vóc người thon thả.
- Thường mặc áo sơ mi trắng khi đến lớp.
- Mái tóc dài, đen mượt.
- Khuôn mặt hiền từ.
- Hàm răng trắng, đều đặn.
- Cặp mắt to, sâu và sáng.
- Đôi bàn tay thon thon, ngón tay gầy gầy.
Tính tình:
- Rất tận tụy với học sinh, thường đi dạy sớm.
- Quan tâm đặc biệt đối với học sinh nghèo, học sinh yếu kém.
- Thân ái với đồng nghiệp; hết lòng với công việc.
- Gắn bó với trường lớp.
Kết bài:
- Em rất biết ơn cô.
- Em sẽ ra sức học tập để xứng đáng với sự dạy dỗ của cô.
hết
Mở bài
- Cô Hoa là cô giáo đang dạy em.
- Cô đã để lại ấn tượng tốt đẹp nhất trong em.
thân bài
Tả ngoại hình
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Vóc người mảnh khảnh.
- Thường mặc bộ áo đài màu xanh ngọc khi đến lớp.
- Dáng di nhẹ nhàng thong thả.
- Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.
- Mái tóc dài ngang lưng thường bím đuôi sam.
- Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng đều đặn.
- Nét mặt cô vui khi các em chăm ngoan học giỏi.
- Ánh mắt đượm buồn khi học sinh không chăm học, không hiểu bài.
. Tả tính tình, hoạt động
- Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục.
- Cô giảng bài rõ ràng dễ hiểu.
- Nét chữ thanh thoát, đều đặn trên bảng.
- Ân cần chăm sóc, dạy bảo học sinh.
- Quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh học yếu.
- Hòa nhã với phụ huynh.
- Quan tâm gần gũi với đồng nghiệp.
- Tận tụy với nghề.
- Mến trẻ thơ.
kết bài
- Cô không quản khó nhọc để dạy chúng em nên người.
- Em rất biết ơn cô.
- Nguyện ra sức học giỏi để không phụ lòng cô.
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
đỗ thu hương này bạn vậy là ko tôn trọng người khác cả hoàng lan phương nữa ý nhờ người ta cái gì phải nói cẩn thận
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ
- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó lien qua đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuỵen
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
Dàn ý :
I/ Mở bài :
- Không khí tưng bừng ngày 20 - 11
- Nghĩ về thầy cô giáo và nhớ lại những kỉ niệm xưa
II/ Thân bài :
- Đó là một kỉ niệm vui hay buồn
- Kể lại tình huống , hoàn cảnh và diễn biến
- Kỉ niệm đó liên quan đến thầy cô nào ( vd cô giáo chủ nhiệm )
- Câu chuyện kết thúc ra sao ? Suy nghĩ của em sau câu chuyện
III/ Kết bài :
- Nhớ mãi kỉ niệm của thầy cô đối với tuổi thơ
- Ấn tượng cảm xúc sau sắc của bản thân
1) Mở bài:
Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.
2) Thân bài:
- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
- Mặt số màu trắng.
- Quanh mặt số có viền màu đen.
- Có bốn kim.
• Kim giờ to, ngắn.
• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.
• Kim giây bé nhất.
• Kim báo thức màu xanh nhạt
- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.
3) Kết bài:
- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
- Không để thời gian trôi đi vô ích.
Dàn ý tả đồng hồ báo thức
I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em có.
Đồng hồ báo thức người bạn thân thiết, với em chiếc đồng hồ báo thức là quà tặng của mẹ trong lần sinh nhật đầy ý nghĩa.
II. Thân bài
Miêu tả bao quát về chiếc đồng hồ
– Hình dáng chiếc đồng hồ ?
– Chiếc đồng hồ báo thức do nước nào sản xuất ?
Tả chi tiết
– Miêu tả chất liệu làm ra vỏ đồng hồ (nhựa, sắt,…)
– Mặt đồng hồ hình gì (hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông), các chữ số viết thế nào ? (viết thường hay viết chữ số La Mã).
– Phía sau đồng hồ có bộ phận nào ? (điều chỉnh giờ)
– Đồng hồ báo thức dùng năng lượng gì để hoạt động (sử dụng pin), phía sau có giá đỡ giúp không bị ngã.
– Bảo quản đồng hồ thế nào để sử dụng lâu dài. Vài ví dụ cho các em: không để rơi, không va đạp mạnh với vật cứng, không để nước thấm vào đồng hồ….
Tác dụng đồng hồ
– Báo thức mỗi buổi sáng giúp em đi học đúng giờ.
– Chiếc đồng hồ báo thức giúp em học tập khoa học, nề nếp hơn.
III. Kết bài Nêu một số cảm nghĩ của bản thân về chiếc đồng hồ.
Chiếc đồng hồ là quà tặng của mẹ, em rất yêu quý nó, nhờ có nó mà em biết quý trọng thời gian và học tập đúng giờ giấc cũng như khoa học hơn. Em sẽ cố gắng giữ gìn, trân trọng chiếc đồng hồ này.
Trong khu vườn xanh mát của nhà em mùa nào quả đó thì cây táo là một trong những thành viên đóng góp quả chính vào cuối đông và đầu xuân.
Cây táo ở trong vườn nhà em thật cao và to, nó được trồng trong vườn và sát với ngôi nhà của em. Nhìn cây táo cũng thật cao, nó như cao bằng mái nhà em nhưng lại có những càng sai quả như đã trĩu xuống dưới cho em vặt. Cây táo mỗi độ ra hoa thì nở chi chít tất cả các cành cây, thế rồi cơn gió như bay qua làm cho những bông hoa táo đã rơi rụng xuống kín gốc cây. Ngày qua ngày thì ở các bông hoa trắng nhỏ xíu kia đã đơm thành quả táo nhỏ. Quay đi quay lại các quả táo thật nhanh lớn và trĩu cành xuống. Qủa táo như một món quà không thể nào có thể thiếu được khi đến mùa, các bà, các cô khi đi chợ lại mua những trái táo thơm ngon về cho lũ nhỏ như chúng em.
Tả cây táo
Cây táo có thân xù xì lắm, mặc dù cây táo mới trồng được có mấy năm nay mà lớp vở cây như đã bị bong ra. Thân cây táo lại có rất nhiều gai nên ai muốn trèo thì rất khó có thể lên được. Mỗi khi những chùm táo chín thì bố em lại làm cho em một chiếc gậy trên đó có một cái móc câu. Để khi em muốn vặt những quả táo ở trên cao thì chỉ cần móc quả táo vào chiếc móc câu này là em đã có được những quả táo thơm ngon, không phải khó nhọc trèo lên làm gì.
Lá cây táo như có những chiếc lông nhỏ hơi ráp nữa, măt trên thì xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá lại có màu xanh thật nhạt. Qủa táo tròn nhỏ như cái chén uống pha trà của ông em, khi ăn có vị chua nhôn nhốt. Ăn táo mà chấm với muối ớt thì chẳng còn gì ngon hơn. Cây táo nhà em năm nao cũng sai trĩu quả, ăn không hết mẹ em lại mang ra chợ bán, cây táo cũng giúp cho kinh tế nhà em được cải thiện sau những mùa sai quả. Cho nên nhà em ai ai cũng yêu thích cây táo.
Thế rồi khi mà đã thu hoạch táo xong, cây táo như trở lên xơ xác hơn. Bố em chặt hết cành của cây táo đi để sang năm sau cây lại sai quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà em, em luôn cùng bố ra vườn để chăm sóc các loài cây và cả cây táo nữa.
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
Mở bài
- Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.
b) Thân bài
* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ
- Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.
- Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.
- Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
- Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
- Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.
- Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyền sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.
- Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẵn lên trên mặt đất.
* Tác dụng của cây xà cừ
- Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.
- Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.
c) Kết bài
- Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.
- Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
Bài làm :
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây phượng + quang cảnh sân trường
- Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây phượng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:
Bài làm : Tả cây phượng vĩ
Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.
Cây phượng được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.
Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.
Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với ba
* Yêu cầu cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất:
a). Đọc kĩ đề và hiểu được những yêu cầu của đề bài.
b). Thời thơ ấu em có những kỉ niệm gì?
c). Trong những kỷ niệm đó, em nhớ nhất kỉ niệm nào? Vì sao?
d). Sự việc xảy ra như thế nào và kết thúc ra sao?
e). Khi kể, có thể xưng “tôi” hoặc xưng “em” tùy theo ngữ cảnh và nội dung bài văn.
Mời các em cùng tham khảo nội dung mẫu dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất dưới đây:
1. Phần Mở bài
- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
3. Phần Kết bài
Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.
- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.
- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.
Bài tham khảo 3
1. Mở bài:
* Giới thiệu sơ lược về kỉ niệm đáng nhớ:
- Về chuyện gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?
(Việc rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3)
2. Thân bài:
* Kể lại trình tự sự việc:
- Vì chữ rất xấu nên em sợ môn Chính tả.
- Em chưa được điểm cao bao giờ.
- Mẹ khuyên nhủ động viên em nên tập viết chữ cho sạch đẹp.
- Em cố gắng rất nhiều, kiên trì luyện tập.
3. Kết bài:
* Kết quả và cảm nghĩ của em:
- Chữ viết của em càng ngày càng sạch đẹp hơn.
- Em đã đạt được điểm 10.
- Em tự nhủ phải cố gắng hơn nữa.
* Yêu cầu cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất:
a). Đọc kĩ đề và hiểu được những yêu cầu của đề bài.
b). Thời thơ ấu em có những kỉ niệm gì?
c). Trong những kỷ niệm đó, em nhớ nhất kỉ niệm nào? Vì sao?
d). Sự việc xảy ra như thế nào và kết thúc ra sao?
e). Khi kể, có thể xưng “tôi” hoặc xưng “em” tùy theo ngữ cảnh và nội dung bài văn.
Mời các em cùng tham khảo nội dung mẫu dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất dưới đây:
1. Phần Mở bài
- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
DÀN Ý THAM KHẢO TẢ CON VẬT
1. Dàn bài miêu tả con gà trống
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích .
Dàn ý tả cây chuối
1) Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)
2) Thân bài:
a) Tả bao quát:
Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi. Thân chuối mẹ xanh mướt. Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.
b) Tả chi tiết:
- Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
- Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
- Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
- Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
- Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
- Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.
- Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.
c) Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:
- Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
- Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
- Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)
d) Ích lợi của cây chuối:
- Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
- Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.
3) Kết luận:
Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái) .
I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả
• Chủng loại (cây gì?)
• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)
• Nguồn gốc (ai trồng?)
• Thời gian (trồng vào dịp nào?)
II. THÂN BÀI: Tả cây
a) Tả bao quát: Hình dáng của cây
– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?
– Khi đến gần, cây thế nào?
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.
• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?
c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.
– Con người
– Chim chóc, ong bướm.
III. KẾT BÀI:
– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.
– Suy nghĩ về cây đã tả.
Nguồn: https://vanhocvui.com/dan-bai-ta-cay-coi.html#ixzz6XLWOIN00I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả
• Chủng loại (cây gì?)
• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)
• Nguồn gốc (ai trồng?)
• Thời gian (trồng vào dịp nào?)
II. THÂN BÀI: Tả cây
a) Tả bao quát: Hình dáng của cây
– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?
– Khi đến gần, cây thế nào?
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.
• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?
c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.
– Con người
– Chim chóc, ong bướm.
III. KẾT BÀI:
– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.
– Suy nghĩ về cây đã tả.
1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình ảnh của cây.
b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)
3. Kết bài:
- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.
- Ấn tượng của cây đối với mọi người.
#Học Tốt