Cho tam giác ABC đường phân giác AD. Lấy E và F nằm giữa A,D sao cho ^ABE = ^CBF.
Chứng minh ^ACE=^BCF
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm C, lấy điểm I sao cho AB là đường trung trực của EI. Nối I với A và B.
Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B, lấy điểm H sao cho AC là đường trung trực của EH. Nối H với A và C.
Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa điểm A, lấy điểm K sao cho BC là trung trực của FK. Nối K với B và C.
Nối E với K, nối F với I và H.
AB là trung trực của EI => BI=BE (Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
BC là trung trực của FK => BF=BK.
Ta có: ^B3=^B1 (Theo đề bài) => ^B3+^B2=^B1+^B2 (Cộng mỗi vế với ^B2) => 2.^B3+^B2=2.^B1+^B2 (1)
Xét \(\Delta\)AIB và \(\Delta\)AEB có:
AI=AE (T/c đường trung trực)
Cạnh AB chung => \(\Delta\)AIB=\(\Delta\)AEB (c.c.c)
BI=BE (cmt)
=> ^ABI=^B3 (2 góc tương ứng) => ^ABI+^B3=2.^B3 => 2.^B3=^IBE (2)
Xét \(\Delta\)BFC và \(\Delta\)BKC có:
CF=CK (T/c đường trung trực)
Cạnh BC chung => \(\Delta\)BFC=\(\Delta\)BKC (c.c.c)
BF=BK (cmt)
=> ^B1=^CBK (2 góc tương ứng) => 2^B1=^KBF (3)
Thay (2) và (3) vào (1), ta có: ^IBE+^B2=^KBF+^B2 => ^FBI=^KBE.
Xét \(\Delta\)BIF và \(\Delta\)BEK có:
BI=BE (cmt)
^FBI=^KBE (cmt) => \(\Delta\)BIF=\(\Delta\)BEK (c.g.c)
BF=BK (cmt)
=> IF=EK (2 cạnh tương ứng) (4)
\(\Delta\)AIB=\(\Delta\)AEB (cmt) => ^BAI=^A1 (2 góc tương ứng) => ^FAI=2.^A1 (5)
AC là trung trực của EH => AE=AH. Mà AE=AI (cmt) => AH=AI.
Xét \(\Delta\)AHC và \(\Delta\)AEC có:
AH=AE (cmt)
Cạnh AC chung => \(\Delta\)AHC=\(\Delta\)AEC (c.c.c)
CH=CE (T/c trung trực)
=> ^CAH=^A2 => ^FAH=2.^A2 (6)
Mà ^A1=^A2 (Đề cho) => 2.^A1=2.^A2 (7) . Từ (5), (6) và (7) => ^FAI=^FAH
Xét \(\Delta\)FAH và \(\Delta\)FAI có:
Cạnh AF chung
^FAH=^FAI (cmt) => \(\Delta\)FAH=\(\Delta\)FAI (c.g.c) => IF=HF (2 cạnh tương ứng) (8)
AH=AI (cmt)
Từ (4) và (8) => IF=EK=HF. BC là trung trực của FK => CK=CF.
AC là trung trực của EH => CE=CH.
Xét \(\Delta\)KEC và \(\Delta\)FHC có:
EK=HF (cmt)
CK=CF (cmt) => \(\Delta\)KEC=\(\Delta\)FHC (c.c.c)
CE=CH (cmt)
=> ^KCE=^FCH (2 góc tương ứng) => ^KCF+^C2=^HCE+^C2 => ^KCF=^HCE (9)
\(\Delta\)BFC=\(\Delta\)BKC (cmt) => ^C1=^BCK (2 góc tương ứng) => ^KCF=2.^C1 (10)
\(\Delta\)AHC=\(\Delta\)AEC (cmt) => ^C3=^ACH (2 góc tương ứng) => ^HCE=2.^C3 (11)
Thay (10) và (11) vào (9), ta có: 2.^C1=2.^C3 => ^C1=^C3 hay ^ACE=^BCF (đpcm).
Gọi G là giao điểm 3 phân giác của tg ABC => BG là phân giác góc EBF,
và CG là phân giác góc ACB *
góc ABE = góc FBD = α
1. α = (góc ABC) / 2
=> E, F trùng với G => góc ACE = FCD
2. α < (góc ABC) / 2
AE / FD = S(BAE) / S(BFD) (2 tg cùng đường cao) = (AB*BE*sinα / 2) / (BF*BD*sinα / 2) =
= (AB / BD)*(BE / BF) = (AG / GD)*(BE / BF) ( tính chất đường phân giác)
= (AG / GD)*(EG / GF) (do * - tính chất đường phân giác) ***
AE / FD = S(CAE) / S(CFD) (2 tg cùng đường cao) =
(AC*CE*sin(ACE) / 2) / (CF*CD*sin(FCD) / 2) = (AC / CD)*(CE / CF)*(sin(ACE) / sin(FCD)) =
(AG / GD)*(CE / CF)*(sin(ACE) / sin(FCD)) (do * - tính chất đường phân giác) ****
từ ***, **** => (CE / CF)*(sin(ACE) / sin(FCD)) = EG / GF
Giả sử góc (ACE) > góc (FCD) => sin(ACE) / sin(FCD) > 1 => CE / CF < EG / GF *****
Mặt khác góc ECG = (góc ACB) / 2 - góc (ACE) < (góc ACB) / 2 - góc (FCD) = góc GCF
nên nếu ta kẻ phân giác CG' của góc ECF thì G' nằm trong đoạn GF. Theo đl đường
phân giác có CE / CF = EG' / FG' > EG / FG' > EG / GF, mâu thuẫn với *****
=> không thể có góc (ACE) > góc (FCD)
tương tự không thể có góc (ACE) < góc (FCD)
=> góc (ACE) = góc (FCD)
3. α > (góc ABC) / 2
=> góc ABF = góc EBD => từ phần 2 có góc ACF = góc ECD
=> góc ACE = góc FCD
bài này có trong sách nâng cao và phát triển 7 nha ba ba ba
Lần lượt vẽ H, K đối xứng với E, F qua AC, BC.
+) AC là đường trung trực của đoạn thẳng EH nên \(\widehat{HCE}=2\widehat{ACE}\)(*)
+) BC là đường trung trực của đoạn thẳng FK nên \(\widehat{FCK}=2\widehat{BCF}\)(**)
A thuộc đường trung trực của IE và EH nên AI = AE = AH
Suy ra tam giác AIH cân tại A mà AD là phân giác của góc A nên AD là trung trực của IH, do đó FI = FH (1)
Xét \(\Delta FBI\)và \(\Delta KBE\)có:
BF = BK (B thuộc đường trung trực của FK)
\(\widehat{IBF}=\widehat{EBK}\)(do \(\widehat{ABE}=\widehat{CBF}\Rightarrow\widehat{IBE}=\widehat{KBF}\Rightarrow\widehat{IBF}=\widehat{EBK}\))
BI = BE (B thuộc đường trung trực của IE)
Do đó \(\Delta FBI\)\(=\Delta KBE\left(c-g-c\right)\)
\(\Rightarrow EK=FI\)(hai cạnh tương ứng) (2)
Từ (1) và (2) suy ra EK = FH
Xét \(\Delta KCE\)và \(\Delta FCH\)có:
EC = HC (C thuộc đường trung trực của EH)
KE = FH (cmt)
CK = CF (C thuộc đường trung trực của FK)
Do đó \(\Delta KCE\)\(=\Delta FCH\left(c-c-c\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{ECK}=\widehat{HCF}\)(hai góc tương ứng)
\(\Rightarrow\widehat{ECH}=\widehat{KCF}\)(***)
Từ (*), (**), (***) suy ra \(\widehat{ACE}=\widehat{BCF}\left(đpcm\right)\)
https://lazi.vn/edu/exercise/cho-tam-giac-abc-co-goc-a-120-do-duong-phan-giac-ad-d-thuoc-bc-ve-de-vuong-goc-voi-ab-df-vuong-goc
a) ΔAED=ΔAFDΔAED=ΔAFD(ch-gn)nên DE=DF.(hai cạnh tương ứng)
Mặt khác dễ dàng chứng minh được EDFˆ=60o
Vì vậy tam giác DEF là tam giác đều
b)ΔEDK=ΔFDT(hai cạnh góc vuông)
nen DK=DI(hai cạnh tương ứng).Do đó Tam giác DIK cân ở D
c) AD là tia phân giác của góc BAC nên DAB^=DAC^=1/2BAC^=60o
AD//MC(gt),do đó AMCˆ=DABˆ=60o(hai góc nằm trong vị trí đồng vị)
AMC^=CAD^=60o(hai góc nằm trong vị trí sole trong)
Tam giác AMC có hai góc bằng nhau và khoảng 60o nên là tam giác đều
d)Ta có AF=AC-FC=CM-FC=m-n.
*Bài này có nhiều cách làm, mỗi cách có 1 mình khác nhau. OLM đang lỗi nên không vẽ được hình. Bạn thông cảm*
Ta có: \(\widehat{EIC}=\widehat{EAC}\) nên \(\Delta\)ABF~\(\Delta\)IBC
\(\Rightarrow\frac{BF}{BA}=\frac{BC}{BI}\) hay \(\frac{BF}{BC}=\frac{BA}{BI}\)
Lại có \(\widehat{ABE}=\widehat{CBF}\) nên \(\Delta\)ABI~\(\Delta\)FBC
Vậy \(\widehat{ACE}=\widehat{EIA}=\widehat{ACE}\)
Ta có \(\Delta AIH\) cân, AD là đường phân giác nên AD là đường trung trực đoạn IH
=> FI=FH (1)
\(\Delta FBI=\Delta KBE\left(cgc\right)\) nên FI=KE(2)
Từ (1) (2) => KE=FH
\(\Delta CEK=\Delta CHF\left(ccc\right)\)
=> \(\widehat{HCF}=\widehat{ECK}\) hay \(\widehat{ACE}=\widehat{BCF}\)
Ta có: \(\frac{S_{ACE}}{S_{DCF}}=\frac{\frac{1}{2}\cdot AC\cdot CE\cdot\sin\beta}{\frac{1}{2}\cdot DC\cdot CF\cdot\sin\gamma}\left(3\right)\)
Mà \(\frac{S_{ACE}}{S_{DCF}}=\frac{S_{ABE}}{S_{DBF}}=\frac{\frac{1}{2}AB\cdot BE\cdot\sin\alpha}{\frac{1}{2}BD\cdot BF\cdot\sin\alpha}\left(4\right)\)
Từ (3) (4) => \(\frac{AC}{CD}\cdot\frac{CE}{CF}=\frac{\sin\beta}{\sin\gamma}=\frac{AB}{BD}\cdot\frac{BE}{BF}\)
Mặt khác \(\frac{AC}{CD}=\frac{AB}{BD};\frac{CE}{CF}=\frac{BE}{BF}\left(E;F\in AD\right)\)
Vậy \(\frac{\sin\beta}{\sin\gamma}=1\Rightarrow\widehat{ACE}=\widehat{BCF}\left(\beta+\gamma=180^o\right)\)