Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A (Â < 90 ) . Tia phân giác góc A cắt cạnh BC tại M, Từ M kẻ MH vuông góc AB ( H AB) và MK vuông góc AC( K AC).
a) CM: ΔAMB = ΔAMC
b) CM: AM vuông góc BC
c) CM: MH = MK
d) CM: MA là tia phân giác của góc HMK.
e) Qua A kẻ đường thẳng song song với BC cắt MH tại E, cắt MK tại F. CMR: ΔMEF cân
. f) Gọi AM cắt HK tại I. Tính AI biết AK = 5cm, HK = 6cm.
a) Xét ΔABM và ΔACM có
AB=AC(ΔABC cân tại A)
\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)(AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))
AM là cạnh chung
Do đó: ΔABM=ΔACM(c-g-c)
b) Ta có: ΔABM=ΔACM(cmt)
⇒MB=MC(hai cạnh tương ứng)
hay M nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)
⇔A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra MA là đường trung trực của BC
hay MA⊥BA(đpcm)
c) Xét ΔAHM vuông tại H và ΔAKM vuông tại K có
AM là cạnh chung
\(\widehat{HAM}=\widehat{KAM}\)(AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\), H∈AB, K∈AC)
Do đó: ΔAHM=ΔAKM(cạnh huyền-góc nhọn)
⇒MH=MK(hai cạnh tương ứng)
d) Ta có: ΔAHM=ΔAKM(cmt)
⇒\(\widehat{HMA}=\widehat{KMA}\)(hai góc tương ứng)
mà tia MA nằm giữa hai tia MH,MK
nên MA là tia phân giác của \(\widehat{HMK}\)(đpcm)
a)Xét ΔAMB và ΔAMC có:
AB=AC
AM chung
góc BAM=góc CAM
=> ΔAMB=ΔAMC (c-g-c)
b)Ta có: ΔAMB=ΔAMC (cmt)
=> AMB=AMC (2 góc t.ư)
Mà: AMB+AMC=180
=> AMB=AMC=180:2=90
=> AM ⊥ BC
c)Ta có: ΔAMB=ΔAMC (cmt)
=> BM=CM (2 cạnh t.ư)
Xét ΔMBH và ΔMCK có:
BM=CM
MBH=MCK
=> ΔMBH = ΔMCK (ch-gn)
=> MH=MK (2 cạnh t.ư)
d)Xét ΔMAH và ΔMAK có:
MA chung
KAM=HAM
=> ΔMAH = ΔMAK ( ch-gn)
=> AMH=KMA (2 góc t.ư)
=> MA là tia phân giác của HMK