Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai...
Đọc tiếp
Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai."
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên:
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Thuyền xuôi giữa con sông rộng lớn hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận"
Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về dòng sông Năm Căn
-Các phép so sánh trong đoạn trích là:
→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.
→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.
→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước
*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.
→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.
Bài 2. Trong câu ca dao :
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”
a) Từ " bổi hổi bồi hồi" là từ láy đặc biệt vì đây là từ láy toàn bộ
" bổi hổi bồi hồi" có nghĩa là đừng ngồi không yên, đang lo lắng, phiền muộn một chuyện gì đó.
c)Phân tích: nỗi nhớ của tác giả được ví như hai vật gần gũi với nhau lửa và than là hai vật mà không thể tách rời, cho thấy nỗi nhớ đó của tác giả cũng như vậy, cũng không thể tách rời, chứng tỏ được tình cảm của tác giả đối với người đó thật sâu nặng, đáng quý.
=> Làm tăng lên được nỗi nhớ thương của tác giả, đồng thời tăng thêm được sự cảm động cho câu ca dao, giúp cho câu thêm phần mới mẻ, diễn tả nỗi xót thương của tác giả.
chúc bạn học tốt