K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2020

Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ.

+ Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người.

+ Luận điểm 3: Con đường đến với người đọc của văn nghệ.

(Cũng có thể gộp luận điểm 2 và 3 thành một luận điểm: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ).

- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung,

3 tháng 11 2017

- Tóm tắt hệ thống luận điểm của bài:

• Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

• Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

• Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động con người qua những rung cảm sâu xa.

- Nhận xét về bố cục bài nghị luận: bố cục chặt chẽ, luận điểm logic, mạch lạc, giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên, vừa bổ sung giải thích cho nhau.

21 tháng 12 2017

- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau

   - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ

   - Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến

   - Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Tóm tắt các ý chính dựa theo bố cục văn bản đã chia sẵn.

Lời giải chi tiết:

Các luận điểm chính trong bài cáo:

- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Luận điểm 2: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.

- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.

→ Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả hợp lí, thuyết phục.

7 tháng 5 2023

Các luận điểm chính trong bài cáo:

- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Luận điểm 2: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.

- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.

=> Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả hợp lí, thuyết phục.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

9 tháng 4 2017

- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :

   + Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

   + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.

   + Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ, dẫn chứng

Mục đích

Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

Vai trò của việc học và quyền lợi về một đất nước

- Nêu lí do và khẳng định quyền lợi.

- Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

- Lời kêu gọi

+ “Hôm nay là ngày … quyền lợi của mình”.

+ “Tôi cất tiếng – … người không có tiếng nói.”

+ “Ở Ấn Độ, … nhiều trường học bị tàn phá.”

+ Người dân ở … chủ nghĩa cực đoan.

+ “Chúng tôi kêu gọi … phụ nữ và trẻ em […] trẻ em trên toàn thế giới.

Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.

Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

Người trẻ cần mang theo những hành trang gì để bước vào thế kỉ XXI

- Chuẩn bị hành trang tri thức.

- Chuẩn bị hành trang về kĩ năng.

- Hành trang thái độ

+ “Đối với bất cứ … tương tác với nhau”.

+ “Ngoài kiến thức chuyên ngành, …. cũng cần phải có”.

+ “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên … trách nhiệm dân sự”.

+ “Khối kiến thức chung liên ngành… phá rừng…)”

+ “Thiếu kĩ năng …. nhiều quốc gia”.

+ “P21 đưa ra ba khối kĩ năng trọng yếu tố… bất định”.

+ “Chúng ta có thể lường trước sự bất định đến từ đâu… trước sự bất định”.

Khẳng định sự bất định của thế giới trong tương lai và nhắc nhở người trẻ về việc chuẩn bị những hành trang (tri thức, kĩ năng, thái độ) cho thế kỉ mới.

Công nghệ AI của hiện tại và tương lai.

Công nghệ AI có tác động như thế nào đối với hiện tại và tương lai.

- Hỗ trợ hệ thống cổng thông tin chính phủ.

- Hỗ trợ nhận diện khuôn mặt.

- Hỗ trợ ngành Vận tải

+ Là chìa khóa để tiến đến cải tiến, cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề quản lí và điều hành.

+ Việc vận dụng AI vào hệ thống chatbot, điều này cho phép người dân truy vấn thông tin và nhận được câu trả lời nhanh chóng.

+ Một ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính gương mặt, máy tính tự động xác định…

+ Tạo ra các ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô; giúp tự lái xe an toàn và xử lí thông minh.

Khẳng định vai trò của công nghệ AI đối với cuộc sống và nhắc nhở người trẻ chuẩn bị hành trang bước vào tương lai.

Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”.

Hình tượng con người kiên định, mạnh mẽ chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”.

- Những khó khăn mà ông lão phải trải qua

- Thành quả ông lão nhận được sau những cố gắng

 

+ Để chiến thắng được sức mạnh … của một ngư dân sống cả đời trên biển.

+ Ngày thứ ba, con cá bắt đầu mệt mỏi … chỉ ăn một chút cá sống, uống nước cầm hơi…

+ Ông lão đã chiến thắng: … lòng kiêu hãnh càng lớn…

+ Ông già Xan-ti-a-gô là biểu tượng … và chống trả lũ cá mập khát máu…

 

 

Nhắc nhở và truyền sức mạnh cho thế hệ trẻ về tinh thần, ý chí và lòng kiên định của mình khi đứng trước thiên nhiên, đứng trước những khó khăn thử thách.

10 tháng 12 2019

- Vấn đề nghị luận : Bàn về đọc sách

- Luận điểm :

   + Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách

→ Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

→ Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

   + Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay

→ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

→ Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng

   + Bàn về phương pháp đọc sách

→ Cách chọn sách

→ Cách đọc sách

25 tháng 8 2019

Bàn về đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, tác giả triển khai vấn đề:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

- Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả

14 tháng 10 2019

                                                             Bn tham khảo nha

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

    Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách vượt qua thử thách oái oăm của nhà vua: làm thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ.

    Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

14 tháng 10 2019

Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi về việc trâu cày một ngày được mấy đường.
Đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan khiến quan cũng phải há hốc mồm sửng sốt. Ông nghĩ nhất định nhân tài ở đây rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Vua lấy làm mừng lắm nhưng một lần nữa sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ.
dân làng ai nấy đều lo lắng không hiểu. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Mấy hôm sau đến hoàng cung, cậu bé lẻn vào sân rồng khóc um lên rồi tâu vua rằng mẹ chết sớm mà cha không chịu đẻ em bé. Nhà vua mắc bẫy và chịu chú bé là thông minh lỗi lạc. Hôm sau cậu bé lại giải được câu đố về việc mài kim thành dao của nhà vua. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Hồi đó nước láng giềng sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, cậu bé thản nhiên bày ra một cách cực kì thong minh qua việc dung con kiến.Quả cách đó hiệu quả trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Rồi đó, vua phong cho em bé làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han

28 tháng 5 2022

bn tham khảo những ý hay trg bài nhé

nguồn: Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất (24 mẫu) - Văn 9

Nhắc đến phong trào thơ mới trước Cách mạng tháng tám năm 1945, ta không thể nào không nhắc đến nhà thơ Huy Cận. Ông là một nhà thơ với tâm hồn tươi trẻ, dạt dào tình yêu thiên nhiên và lúc nào cũng nhìn thấy những sự sôi nổi, tươi vui từ trong những hình ảnh của đất nước, con người ở thời đại mới. Đoàn thuyền đánh cá chính là một bài thơ nói lên cái chất riêng trong thơ của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1968, trong một chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng biển Quảng Ninh. Đọc bài thơ, ta thấy được một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đây cũng là một khúc ca hùng tráng về đất nước, về con người.

Khác với cuộc sống của những người bình thường, khi họ đi làm vào ban ngày và trở về vào buổi tối thì những người ngư dân trên biển lại bắt đầu làm việc khi mọi người ai nấy đã trở về nhà:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi"

Một hình ảnh thiên nhiên thật đẹp được tác giả gợi tả qua câu thơ đầu tiên của bài thơ. Đó là lúc hoàng hôn buông xuống, mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang chìm dần xuống đáy đại dương. Sóng khi ấy cũng đã cài then, để màn đêm buông xuống với cái cửa tối đóng sầm lại. Hình ảnh so sánh giàu tính nghệ thuật, gợi liên tưởng thật thú vị qua hai câu thơ đầu tiên. Chính trong hoàn cảnh vào ban đêm ấy, người ngư dân phải ra khơi, bắt đầu công việc của mình. Từ "lại" cho thấy đây không phải công việc bất chợt mà nó được lặp đi lặp lại, có tính thường nhật. Người ngư dân vốn đã quen với cái nghề "lênh đênh sóng nước" này rồi. Bắt đầu làm việc, họ cũng bắt đầu cất lên tiếng hát yêu đời, say mê: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Người ngư dân cất lên những câu hát về cuộc sống trong suốt hành trình làm việc kéo dài từ đêm tới sáng của mình. Họ hát về những thứ:

"Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!

Trong câu hát của những người ngư dân, ta thấy được hình ảnh của các loài cá. Nào là cá bạc, cá thu.. là những sự hiện thân sáng rõ nhất của biển cả, của đại dương mênh mông. Hình ảnh so sánh "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" cho thấy một tài nguyên biển vô cùng phong phú, giàu có ở vùng biển Quảng Ninh. Vô vàn những loài cá tươi ngon ấy, hãy đến dệt lưới cho người ngư dân ngay thôi nào! Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người ngư dân trên biển. Dù vất vả, khó khăn nhưng không gì có thể khiến họ đầu hàng được.

Với câu hát yêu đời, người ngư dân có một đêm làm việc hăng say trên biển:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận, lưới vây giăng"

Nhà thơ Huy Cận đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh thơ đầy thi vị: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng". Con thuyền được con người làm chủ tay lái, làm chủ tự nhiên "lái gió" và thiên nhiên "buồm trăng". Lái gió và chở cả trăng, chắc có lẽ ta không thể tìm được ở đâu một hình ảnh thơ độc đáo đến như vậy. Con thuyền tự do lướt giữa bầu trời và biển cả, cũng là một hình ảnh sáng tạo như ở câu thơ trên. Người ngư dân đang dàn thế trận, chờ đón kết quả của một buổi tối làm việc chăm chỉ.

Khổ thơ thứ tư càng làm rõ hơn tâm thế làm chủ thiên nhiên của con người:

"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"

Một lần nữa, câu hát của người ngư dân lại cất lên, nhưng đó không phải câu hát thúc đẩy, khích lệ nhau bắt đầu làm việc nữa mà có lẽ là câu hát yêu đời, tha thiết gọi đàn cá đến đây để kéo được một mẻ lưới tươi ngon. Lời hát cùng với tiếng sóng gõ vào mạn thuyền như bắt nhịp với nhau, vừa hát vừa có tiết tấu, gợi hình ảnh đầy lãng mãn của con người lao động. Họ làm việc tuy vất vả nhưng vẫn luôn tươi vui. Câu thơ thứ ba là hình ảnh so sánh "Biển cho ta cá như lòng mẹ". Biển được so sánh với "lòng mẹ", mà lòng mẹ thì bao la, rộng lớn biết bao, biển đem đến cho ta thức cá tươi ngon, là thành quả cũng như nguồn sống của người ngư dân. Không những thế, mẹ thiên nhiên còn nuôi dưỡng ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Sau cả một đêm làm việc vất vả, trời lúc này cũng đã sáng:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Trời đã sáng rồi, và thành quả của người ngư dân đang ở ngay trước mắt. Họ kéo được một mẻ cá đầy, đến mức "xoăn tay", và hiện lên trước mắt họ là những vảy cá lóe sáng lấp lánh dưới ánh nắng hồng. Có thể nói, nhà thơ đã không bỏ sót bất kì một hành động nào của người ngư dân. Những hành động rất đỗi quen thuộc hằng ngày của họ cũng có thể trở thành một hình ảnh thơ đầy tính nghệ thuật dưới con mắt của nhà thơ Huy Cận.

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả thật đẹp ở khổ thơ cuối:

"Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Đây là lần thứ ba câu hát được lặp lại trong bài thơ. Câu hát lúc này như trở thành một điệp khúc, nó được cất lên mỗi khi đoàn thuyền đánh cá đang muốn truyền tải một điều gì đó. Ở trong lời thơ cuối này thì có lẽ nhà thơ muốn truyền tải đến người đọc tinh thần lạc quan, yêu đời, tự tin chạy đua cùng với thiên nhiên của người ngư dân. Đoàn thuyền đang chạy đua thật nhanh với biển cả, để trở về trước khi bình minh lên cho kịp đưa những mẻ cá tới tay người bán. Hai câu thơ cuối là hình ảnh thơ đẹp nhất trong bài:

"Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Mặt trời được nhân hóa đang "đội" cả biển lớn, mở ra một ngày mới tràn đầy sôi động, đầy sức sống. Câu thơ sau với hình ảnh "Mắt cá huy hoàng" cho thấy sự tươi ngon, mặn mà của hải sản - cái mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho chúng ta. Có thể nói, toàn bộ bài thơ là một bức tranh lao động đầy nhiệt huyết, tươi vui của người ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh. Bức tranh ấy mở ra trước mắt người đọc một cuộc sống mới của đất nước khi bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế sản xuất.

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận đã cho thấy một cảm hứng lãng mạn, một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, mang âm hưởng hào hùng. Không chỉ vậy, nó còn làm hiện lên hình ảnh đẹp đẽ của người dân lao động và sự giàu có, phong phú của biển cả dành cho con người. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về hồn thơ Huy Cận và tấm lòng của ông đối với quê hương, đất nước.