K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2020

Khi nói gốm thời Lê, hàm ý chỉ hậu Lê; còn tiền Lê, nghệ thuật gốm cùng chung đặc trưng với giai đoạn gốm Lý (cùng với sự phát triển VH hưng thịnh - rực rỡ được đánh giá mở đầu thời kỳ tự chủ, tách biệt với giai đoạn 1000 năm chịu ách đô hộ phong kiến phương Bắc, gốm Hán bản địa)
So sánh gốm Lý - Trần - Lê ví như đem so sánh ngô - khoai - sắn... vậy chỉ nêu đặc trưng nổi bật (thế nhé?)
- Gốm Lý: tiêu biêu biểu là dòng gốm men Ngọc với nét khắc chìm (céladon - ngọc xanh, xám, nâu).
- Gốm Trần: tiêu biểu là gốm Hoa Nâu, sự phối hợp nét khắc, mảng họa tiết nâu trên nền men trắng ngà hoặc đảo ngược trong tương quan hình - nền. Họa tiết hoa, lá, động vật trên cạn, dưới nước... phát hiện duy nhất họa tiết về con người là hình 2 đấu sĩ trên thạp gốm.
- Gốm Lê: tiêu biểu là gốm Hoa Lam (hình vẽ cobal), vẽ bút long, gần với NT Thủy Mặc. Ngoài ra thời kỳ này còn xuất hiện thêm gốm Tam sắc.
 

21 tháng 12 2017

Câu 2:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

21 tháng 12 2017

Câu 3:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

22 tháng 12 2016

3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.

 

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.


Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần?

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Chùa Một Cột

- Chuông Quy Điền

- Tháp Báo Thiên

- Tháp Phổ Minh

Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

- Chùa Một Cột

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần

Xin Lỗi câu này mk k bik lm - sr bn nhìu nha

 

22 tháng 12 2016

Nguyen Quang Trung

Bình Trần Thị

Nguyễn Thị Mai

Trần Ngọc Định

Nguyễn Trần Thành Đạt

Phan Thùy Linh

Silver bullet

Trần Việt Linh

Lê Nguyên Hạo

Ai học qua rồi chỉ em với ạ

e ngu sử lắm

15 tháng 12 2016

An Nam tứ đại khí là bốn kì quân,công trình nghệ thuật nổi tiếng của thời Lý‐Trần trong đó có tháp Báo Thiên và Chuông Quy Điền

Tháp Báo Thiên: được xây vào năm 1057. Tháp cao khoảng 70m, nằm trong khuân viên của chùa Sùng khánh, phường Báo Thiên nên gọi là tháp Báo Thiên

Chuông Quy Điền: được xây dựng vào tháng hai 1080, để đúc được cái chuông này vua đã phải sử dụng hơn 7,3 tấn đồng nhưng khi đức xong lại không sử dụng được nên vua đã sai người mang ra khu ruộng sau chùa. nghe nói vì khu ruộng thấp trũng, có nhiều rùa đến ở nên đã gọi chuông đó là Quy Điền.

ngắn gọn thôi......

15 tháng 12 2016

- tả về công trình Chùa một cột :

Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.

15 tháng 8 2017

Đáp án B

28 tháng 4 2020

Nhiều người  cho rằng triều đại Lê là triều đại mạnh nhất vì triều đại nhà Lê là quãng thời gian quyền lực của vua đạt đến tối cao, nhưng ko có nghĩa là người dân được thịnh vượng

Thời Lý Trần là cực thịnh nhất, biểu hiện rõ nhất ở:

-Đồ gốm thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ nghiệp của các phường nghề

VD: Tượng phật A Di Đà chùa Phật Tích

Năm 982, vào thời Tiền Lê, Lê Đại Hành đã mở những cuộc nam chinh đầu tiên, chiếm được kinh đô Indrapura và giết vua Parameshvaravarman của Chăm-pa. Trong cuộc Nam chinh này Lê Hoàn đã đưa về rất nhiều vũ công, nhạc sư, thợ thủ công Chăm-pa, nhờ đó những nghề này cũng theo đó mà vào Đại Việt. Đến thời Lý, quá trình học hỏi này đã được hoàn thiện. Nhiều mẫu vật được khai thác và những hoa văn đã thể hiện điều này.

-Gốm Bát Tràng men trắng.

-Hai triều đại Lý và Trần đều đề cao công thương nghiệp và bắt đầu thiết lập những tuyến giao thương.

Như đã nói ở trên, nền sản xuất vật chất thời Lý Trần đã đạt đến trình độ cao, hay nói một cách khác, chất lượng hàng hóa của xã hội trong giai đoạn này đã đạt đến bước chuẩn mực. Năm 1230, nhà Trần mở rộng Thăng Long, chia phần “thị” (vùng cho dân buôn bán) thành các phường nghề, đặt chức quan Bình bạc (tức kinh doãn) để quản lý. Đó chính là bước chuyên môn hóa trong phát triển công thương nghiệp.

Song song với sự phát triển của thủ công nghiệp là sự phát triển của thương nghiệp. Ở thời Lý, các tuyến giao thương nội địa đã được thiết lập và vận hành trơn tru từ miền xuôi đến miền ngược cả trên đường bộ và đường thủy. Nhà Lý bắt đầu thiết lập buôn bán trao đổi với Trung Hoa qua đường sông, Gia Va qua đường biển và Xiêm La qua đường bộ. Cửa biển Vân Đồn (Quảng Ninh) là trung tâm giao thương lớn nhất cả nước. Đến thời Trần, các tuyến đường giao thương gia tăng, thậm chí giao thương tới Tây Vực.

-Còn có nhiều loại hình nghệ thuật khác

-Các luận thuyết về tư tưởng đều được ghi nhận, đời sống triết học tâm linh phong phú

-Khả năng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ quyền lưc trung ương của hai triều đại này đến bây giờ vẫn không khỏi khiên nhiều nhà nghiên cứu chính trị phải kinh ngạc vì sự vận dụng cương – nhu trong các biến cố quốc gia.

– Tại sao xã hội trong hai triều đại Lý – Trần lại đạt được sự thịnh vượng?

1. Nguyên nhân khách quan: Sự ổn định lãnh thổ và cơ hội tách dần khỏi văn minh người Hán

2. Nguyên nhân chủ quan: Hai triều đại Lý – Trần đã biết vận dụng các đặc điểm tâm lý chung của dân tộc để đưa ra chiến lược phát triển dài hạn cho cả quốc gia.

Link: https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tai-sao-hai-trieu-dai-ly-tran-lai-dat-duoc-su-thinh-vuong.html

28 tháng 4 2020

https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tai-sao-hai-trieu-dai-ly-tran-lai-dat-duoc-su-thinh-vuong.html

9 tháng 10 2016

-Vẽ đẹp khỏe khoắn, phong khoáng -->sức mạnh, lòng tự hào của dân tộ

-Kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu, chất phác

-Tiếp cận nghệ thuật các nước làng giềng

9 tháng 10 2016

Oh

22 tháng 12 2021

cái trên là mình nhầm bài nha

 

22 tháng 12 2021

câu 4 

- Cuối TK XII, quan lại nhà Lý ăn chơi sa đọa, không chăm lo đời sống nhân dân.  hạn hán lụt lội xảy ra liên miên, nhân dân cực khổ nhiều nơi nổi dậy đấu tranh, các thế lực phong kiến chống lại triều đình.

-  Nhà Lý dực vào họ Trần để dẹp loạn

- 12/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần thành lập