K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2020

Bức tranh đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong một đêm phục kích “chờ giặc tới” tại cánh rừng hoang vắng lại được tô điểm thêm hình ảnh một vầng trăng treo trên đầu súng. Thú vị biết bao và cũng bất ngờ biết bao. Súng tượng trưng cho chiến tranh, cho chết chóc, trăng tượng trưng cho hòa bình, cho thơ mộng. Súng thì ở gần còn trăng thì treo tít trên cao. Súng là thực tại ác liệt của cuộc chiến đấu vệ quốc của dân tộc, trăng là nhiềm mơ mộng cuộc sống yên ả, thanh bình. Hai hình ảnh tưởng chừng đối lập ấy lại hòa quyện vào nhau hài hòa đến vậy. Một câu thơ chỉ bốn tiếng nhưng làm sáng lên ý nghĩa của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại. Ta có thể bắt gặp hình ảnh “Súng ngửi trời” tương tự trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Đây chính là cảm hứng lãng mạn của giai đoạn này, trong gian khổ chiến tranh, người ta vẫn luôn hướng về ngày chiến thắng, trong những tháng ngày cơ cực vẫn nghĩ đến ngày ấm no hạnh phúc. Đó chính là đôi cánh nâng đỡ người lính vượt mọi gian nguy trên chặng đường gian khó.

Anh bộ đội trong bài thơ Đồng chí có xuất thân từ những người nông dân lao động, giàu tình cảm và ý chí đấu tranh chống giặc, bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh lí tưởng đã gắn bó những người nông dân ấy khoác lên màu xanh áo lính để trở thành đồng đội của nhau. Họ được rèn luyện, thử thách và trưởng thành trong quá trình chiến đấu vô cùng gian khổ. Tất cả tạo nên một tình cảm đẹp: Tình đồng chí.

Bằng nhiêu hình ảnh sóng đôi cùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, Chính Hữu đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ vừa mộc mạc, vừa chân thực với sức khái quát cao mang dáng vóc của những tráng sĩ thuở trước. Bài thơ có thực, có mơ, tạo cho người đọc những suy tư sâu sắc, những xúc động sâu lắng về sự quả cảm của anh bộ đội cụ Hồ.

7 tháng 10 2017

Hình ảnh người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp:

- Xuất thân từ người nông dân nghèo, tự nguyện đến với cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Cuộc sống gian nan, vất vả và gian khổ, thiếu thốn.

- Có sự gắn kết bền chặt tình cảm đồng chí, đồng đội, tinh thần chiến đấu.

- Trong khó khăn vẫn hiện hữu vẻ đẹp của sự sẻ chia, đoàn kết trên những gian khổ, hi sinh.

29 tháng 12 2020

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.

P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!

Thi tốt!

Đôi chân BácĐôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc,...
Đọc tiếp

Đôi chân Bác

Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách...” Cánh thanh niên theo được Bác còn đến “Tết”.

Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70km đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ bộ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ đói... Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiêu.

Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý, Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm “ăn chắc”, anh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

- Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Batốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng tham mưu Trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

- Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

Đồng chí Văn phân trần:

- Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có Ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác...

Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng tham mưu trưởng.

Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách....

Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xunh quanh. Sau đó người cầm cái dĩa, giơ lên nói:

- Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu hỏi ?

Em hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác rất tích cực rèn luyện sức khỏe trong mọi hoàn cảnh ?

0
10 tháng 3 2022

D

30 tháng 12 2020

Giúp vs ạ bucminh

   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết...
Đọc tiếp

   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách... Cánh thanh niên theo được Bác còn đến "Tết"".

 

        Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70 ki-lô-mét đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ độ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác, mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ...Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

        Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiều. 

        Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý. Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm "ăn chắc", nhà nhiếp ảnh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

       -Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

     Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

        Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Ba-tốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

       Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

       -Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

       Đồng chí Văn phân trần:

     -Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác... Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng Tham mưu trưởng. Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách...

       Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xung quanh. Sau đó Người cầm cái nĩa, giơ lên nói:

       -Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

1. Em hãy tìm những chi tiết trong câu truyện trên cho thấy Bác rất tíc cực rèn luyện sức khỏe trong mọt hoàn cảnh?

 

2. Trong lúc đi bộ, Bác còn kết hợp làm những việc gì ?

 

3. Bác có bí quyết gì để đi bộ nhiều mà không mệt?

Đây là quyển BÁC HỒ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Lớp 6 nha

Mình ghi đoạn trên mất nhiều thời gian lắm đó  mà mik cũng đang cần giải bài này gấp

1
6 tháng 10 2019

Please trả lời đi

1 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

Tình đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm của nhau:

-  Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

-  Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa…Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính.

-  Tuy nhiên, sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong gió nơi quê nhà xa xôi. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhưng thực ra chính là nói nỗi nhớ của tiền tuyến gửi về hậu phương.