tìm số nguyên x biết : x+6,x+12,x+18,x+24 đều là các số nguyên tố.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A, Mọi số khi chia cho 3 chỉ xảy ra trong ba trường hợp: + chia hết cho 3
+ chia 3 dư 1
+ chia 3 dư 2
Vậy số p chỉ có một trong ba dạng :p=3k ; p=3k+1 ; p=3k +2 ( k thuộc N )
Nếu p= 3k thì p=3 ( vì phải là số nguyên tố )
Khi đó p +34= 3+34=37 ( là số nguyên tố )
p+50= 3+50= 53 ( là số nguyên tố )
Nếu p= 3k+1 thì p+34= ( 3k+1 ) +34=3k+35 chia hết cho 5 và lớn hơn 1 nên là hợp số ( ko thỏa mãn )
Nếu p= 3k +2 thì p+50= ( 3k +2 ) + 50= 3k + 52 chia hết cho 2 và lớn hơn 1 nên ( ko thỏa mãn )
Vậy p=3 là thỏa mãn
2)
Tổng của 2 số là 2009
=> Trong 2 số phải có 1 số chẵn và 1 số lẻ
Mà số nguyên tố chẵn duy nhất là 2
=> 1 số là 2. Số còn lại là:
2009 - 2 = 2007 không là số nguyên tố
=> Tổng của 2 số nguyên tố không thể bằng 2009.
1)
Với p = 2 => p + 2 = 2 + 2 = 4 là hợp số (loại)
Với p = 3 => p + 2 = 3 + 2 = 5 là SNT
=> p + 4 = 3 + 4 = 7 là SNT (thỏa mãn)
Với p > 3 => p có dạng 3k + 1 hoặc 3k + 2 (k ∈ N*)
Nếu p = 3k + 1 => p + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3 chia hết cho 3 và lớn hơn 3
=> p + 2 là hợp số (loại)
Nếu p = 3k + 2 => p + 4 = 3k + 2 + 4 = 3k + 6 chia hết cho 3 và lớn hơn 3
=> p + 4 là hợp số (loại)
Vậy p = 3
a) Vì k là số tự nhiên nên :
- Nếu k = 0 thì 7 . k = 0, không phải số nguyên tố.
- Nếu k = 1 thì 7 . k = 7, là số nguyên tố.
- Nếu k \(\ge\) 2 thì 7 . k \(\in\) B(7), không phải số nguyên tố.
Vậy k = 1 thỏa mãn đề bài.
a) Điều kiện: k>0
Số nguyên tố là số có hai ước tự nhiên 1 và chính nó.
7k có các ước: 1,k và 7 (vẫn còn nếu k là hợp số)
Buộc k phải bằng 1 để thõa mãn yêu cầu đề bài
b) Từ đề trên thì chắc chắn a không là số chẵn.
Nếu k có dạng 3q thì:
+ k+6 chia hết cho 3 (loại)
Nếu k có dạng 3q+1 thì
+ k+14 = 3q + 15 chia hết cho 3 (loại)
Nếu k có dạng 3q+2 (>5)thì:
+ Nếu q chẵn thì 3q +2 chia hết cho 2 => k chia hết cho 2(loại)
+ Nếu q là 1 hợp số q có thể chia hết cho 3,5,7,9 (1)
Như vậy thì một trong các số trên đề sẽ là hợp số
Vậy q là 1 số nguyên tố khác 3,5,7 (do 1) và q cũng có thể bằng 1
=> k=3q+2 (với q bằng 1 và q là các số nguyên tố khác 3,5,7)
1) Ta có :
+ a=1.2.3.4....101 chia hết cho 2 ; 2 cũng chia hết cho 2. Vậy 1.2.3.4...101+2 chia hết cho 2. Vì nó lớn hơn 2 nên nó là hợp số.
+a=1.2.3.4.....101 chia hết cho 3 ; 3 cũng chia hết cho 3. Vậy 1.2.3.4....101+3 chia hết cho 3. Vì nó lớn hơn 3 nên nó là hợp số.
........ ( cứ như thế )
+a=1.2.3.4....101 chia hết cho 101 ; 101 cũng chia hết cho 101. Vậy 1.2.3.4.....101+101 chia hết cho 101. Vì nó lớn hơn 101 nên nó là hợp số.
=> a=1.2.3.4......101 là hợp số.
k nha !!!!!
a.
Nếu p và q cùng lẻ \(\Rightarrow pq+13\) là số chẵn lớn hơn 2 \(\Rightarrow\) là hợp số (loại)
Nếu p;q cùng chẵn \(\Rightarrow5p+q\) là số chẵn lớn hơn 2 \(\Rightarrow\) là hợp số (loại)
\(\Rightarrow\) p và q phải có 1 số chẵn, 1 số lẻ
TH1: p chẵn và q lẻ \(\Rightarrow p=2\)
Khi đó \(2q+13\) và \(q+10\) đều là số nguyên tố
- Nếu \(q=3\Rightarrow2q+13=2.3+13=19\) là SNT và \(q+10=13\) là SNT (thỏa mãn)
- Với \(q>3\Rightarrow q\) không chia hết cho 3 \(\Rightarrow q=3k+1\) hoặc \(q=3k+2\)
Với \(q=3k+1\Rightarrow2q+13=2\left(3k+1\right)=3\left(2k+5\right)⋮3\) là hợp sô (loại)
Với \(q=3k+2\Rightarrow q+10=3k+12=3\left(k+4\right)⋮3\) là hợp số (loại)
TH2: p lẻ và q chẵn \(\Rightarrow q=2\)
Khi đó \(2p+13\) và \(5p+2\) đều là số nguyên tố
- Với \(p=3\Rightarrow2p+13=19\) là SNT và \(5p+2=17\) là SNT (thỏa mãn)
- Với \(p>3\Rightarrow p\) ko chia hết cho 3 \(\Rightarrow p=3k+1\) hoặc \(p=3k+2\)
Với \(p=3k+1\Rightarrow2p+13=3\left(2p+5\right)⋮3\) là hợp số (loại)
Với \(p=3k+2\Rightarrow5p+2=3\left(5k+4\right)⋮3\) là hợp số (loại)
Vậy \(\left(p;q\right)=\left(2;3\right);\left(3;2\right)\) thỏa mãn yêu cầu
b.
x là số tự nhiên \(\Rightarrow x^2+4x+32>x+4\)
Do p là số nguyên tố mà \(\left(x^2+4x+32\right)\left(x+4\right)=p^n\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x^2+4x+32=p^a\\x+4=p^b\end{matrix}\right.\) với \(\left\{{}\begin{matrix}a>b\\a+b=n\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\dfrac{x^2+4x+32}{x+4}=\dfrac{p^a}{p^b}\)
\(\Rightarrow x+\dfrac{32}{x+4}=p^{a-b}\)
Do \(p^{a-b}\) là số nguyên dương khi \(a>b\) và x là số nguyên
\(\Rightarrow\dfrac{32}{x+4}\) là số nguyên
\(\Rightarrow x+4=Ư\left(32\right)\)
Mà \(x+4\ge4\Rightarrow x+4=\left\{4;8;16;32\right\}\)
\(\Rightarrow x=\left\{0;4;12;28\right\}\)
Thay vào \(\left(x^2+4x+32\right)\left(x+4\right)=p^n\)
- Với \(x=0\Rightarrow128=p^n\Rightarrow2^7=p^n\Rightarrow p=2;n=7\)
- Với \(x=4\Rightarrow512=p^n\Rightarrow2^9=p^n\Rightarrow p=2;n=9\)
- Với \(x=12\Rightarrow3584=p^n\) (loại do 3584 không phải lũy thừa của 1 SNT)
- Với \(x=28\Rightarrow29696=p^n\) (loại do 29696 không phải lũy thừa của 1 SNT)
Vậy \(\left(x;p;n\right)=\left(0;2;7\right);\left(4;2;9\right)\)
Nếu x=2 thì:
x +6 = 2+6 = 8 là hợp số => Loại
Nếu x=3 thì:
x+6=3 +6 = 9 là hợp số => loại
nếu x = 5 thì:
x+6=5+6=11 là số nguyên tố
x+12 = 5+12 = 17 là số nguyên tố
x+18= 5+18= 23 là số nguyên tố
x +24 = 5 +24= 29 là số nguyên tố
Nếu x > 5 thì x có dang 5k+1,5k+2,5k+3,5k+4,ta có; (k thuộc N)
Khi x = 5k+1 thì : x+24=5k + 1 + 24 = 5k +25 chia hết cho 5 => Là hợp số
Khi x = 5k +2 thì : x+18= 5k +2 + 18 = 5k +20 chia hết cho 5 => Là hợp số
Khi x = 5k +3 thì : x+ 12 = 5k +3+ 12= 5k+15 chia hết cho 5 => là hợp số
Khi x= 5k+4 thì : x+6= 5k+4 +6 = 5k+ 10 chia hết cho 5=> là hợp số
=>x> 5 (Loại)
Vậy x= 5 thỏa mãn đề bài.