Bạn biết gì về Vua Quỷ Vua lợn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Vua Lê Uy Mục có biệt danh là vua quỷ vì:
-Vua thường nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tính khí nhà vua rất ưa dùng vũ lực, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm người oán giận.
- Vua thường đem lòng nghi ngờ ghen ghét bầy tôi, kẻ nào trước không chịu phụ họa cho mình(được lên ngôi) thì bắt giết.
-Lê Uy Mục còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần.
-Từ khi lên ngôi không chăm lo chính sự, đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, đến khi say thì bắt giết đi.
-Phó sứ thần Trung Quốc là Hứa Thiên Tích sang, trông thấy Uy Mục, bèn làm thơ gọi Uy Mục là Quỷ vương.
An Nam tứ bách vận vưu trường
Thiên ý như hà giáng quỷ vương?
** Vua Lê Tương Dực có biệt danh là vua lợn vì:
-Sau khi giết Lê Uy Mục (để xác vua vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt), ông tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận.Vua rất chuyên quyền, độc đoán và bạo ngược. Ông chơi bời xa xỉ trụy lạc, bỏ bê việc nước.
- Tháng Giêng năm Qúy Dậu(1513), chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thủy và phó sứ là Phạm Hy Tăng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương và nhận xét: Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loan vong sẽ không bao lâu......
Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn: Nguyễn Ánh (Gia Long)
Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn: Minh Mạng có 43 bà vợ, sinh cho nhà vua 142 người con: 78 hoàng tử và 64 công chúa.
Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn: Dục Đức
Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn: Bảo Đại
- Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh (Gia Long), lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc hoàn toàn khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm
- Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn là Minh Mạng. Theo thống kê từ sử sách và thế phả dòng họ Nguyễn, vua Minh Mạng có rất nhiều vợ, trong số đó có 43 người vợ từng sinh nở; 142 người con gồm 78 hoàng tử, 64 hoàng nữ.
- Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn là Dục Đức. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883 nhưng tại vị chỉ được ba ngày, ngắn nhất trong số 13 vị hoàng đế của triều Nguyễn, được vua Thành Thái truy tôn miếu hiệu là Cung Tông (恭宗), thụy hiệu là Huệ Hoàng đế (惠皇帝). Dục Đức là tên gọi khi ông còn ở Dục Đức Đường.
- Vị vua cuốicùng của triều Nguyễn là Bảo Đại. Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.
Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang). Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.
- Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo).
- Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Bóng đá là môn thể thao vua.
Cho biết xét về nghĩa thì từ vua trong câu trên thuộc loại từ gì?Vì sao?
“Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử - con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.
Lê Tương Dực sinh ngày 25/6/1495, có tên húy là Oanh (một số tài liệu ghi là Oanh là cháu của vua Lê Thánh Tông, con thứ của Kiến Vương Lê Tân và bà Trịnh Thị Tuyên (người làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương, tức Thọ Xuân, Thanh Hóa ngày nay).
Lê Tương Dực là em con chú con bác của vua Lê Uy Mục. Khi còn là Giản Tu Công, ông bị Lê Uy Mục bắt giam trong ngục. Biết quan quân nổi dậy chống lại Uy Mục, Tương Dực mới tìm cách hối lộ cho lính canh rồi chạy thoát. Đến năm 1509, dưới sự trợ giúp của đại thần Nguyễn Văn Lang, ông dấy binh khởi nghĩa, lật đổ ông "vua Quỷ" Lê Uy Mục và lên ngôi.
Không kém cạnh Lê Uy Mục, Tương Dực cũng nhanh chóng lao vào con đường ăn chơi trụy lạc. Ông thường gian dâm với các cung nhân, thậm chí với cả vợ lẽ của cha. Đó là một trong những lý do khiến ông bị người đời gọi là "vua Lợn".
Năm 1513, sứ thần nhà Minh Phan Huy Tăng khi sang Đại Việt, nhìn thấy vua Lê Tương Dực liền quay sang nói với người đồng hành Nhược Thủy rằng “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lại lệch, tính háo dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không lâu đâu".
Vua Quỷ
Đây là biệt danh đầy tai tiếng của Vua Lê Uy Mục (1505-1509). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua mới có tên huý là Tuấn, còn gọi là Huyên, là con thứ hai của Hiến Tông, anh thứ của Túc Tông, ở ngôi 5 năm, thọ 22 tuổi, bị Giản Tu Công Oanh đuổi đánh, rồi bị hại, chôn ở An Lăng. Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đã xuất hiện từ đấy".
Vua Lợn
Lê Tương Dực (1495 - 1516) có tên húy là Oánh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516.
Lê Uy Mục (1488-1509), là vị vua thứ 8 của triều Hậu Lê trong. Ông được xem là một vị vua tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương.
Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả. Triều chính suy yếu, cung đình đều bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần, nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn. Thậm chí từng giết chết cả tổ mẫu.
Năm 1509, Giản Tu công Lê Oang, con trai của chú Uy Mục phất cờ nổi dậy ở Thanh Hóa, dẫn binh tràn vào kinh thành, phế truất và bắt giam Uy Mục. Cuối cùng, Uy Mục uống thuốc độc tự sát, xác bị giã nát, nhét vào súng bắn thành tro bụi.
Vua Lợn
Lê Tương Dực (1495-1516) tên húy là Lê Oanh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê, ông trị vì từ năm 1509-1516. Tổng cộng 7 năm.
Sau khi Lê Uy Mục giết hại tông thất, Lê Oanh bị bắt giam, nhưng sau đó Lê Oanh muốn chạy thoát ra ngoài, mới đem của cải đút lót với người cai ngục. Người cai ngục được tiền, liền thả cho ông chạy thoát. Lê Oanh một mình chạy trốn vào thành Tây Đô (Thanh Hóa) dấy binh khởi nghĩa chống lại Uy Mục.
Ngày 28 tháng 11 năm 1509, Lê Uy Mục bị một vệ sĩ cũ bắt được trên đường trốn chạy, nộp cho Giản Tu công Lê Oanh. Sau khi Uy Mục tự tử Lê Oanh vì căm việc Uy Mục sát hại gia quyến mình rất thảm khốc, mới sai người để xác cựu Hoàng vào miệng súng lớn, rồi cho bắn nổ tan xác.
Sau khi tiêu diệt Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua vào ngày 4 tháng 12 năm 1509. Trong giai đoạn đầu, vua chăm lo trị nước. Tuy nhiên về sau càng sa đọa. Bàn về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:
“Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm.
Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.