K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2020

Nhiều năm trước, chúng tôi tình cờ gặp chị Nguyễn Thị Thu Hà, cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh tại phòng đọc của Báo Nhân Dân khi chị đến tìm đọc những bài viết của Bác Hồ đăng trên báo Ðảng. Qua thời gian làm việc những năm sau này, chúng tôi bị cuốn theo sự nhiệt tình, đam mê của chị mỗi khi nhắc đến công tác sưu tầm các tư liệu, hiện vật gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau mỗi chuyến công tác nước ngoài để sưu tầm các tư liệu, hiện vật, chị Hà lại hào hứng kể cho chúng tôi nghe quá trình làm việc của mình. Ánh mắt rạng rỡ, nụ cười luôn thường trực trên môi mỗi khi chị Hà nhắc đến những bạn bè quốc tế và bà con Việt kiều đã nhiệt tình cung cấp thông tin, hiến tặng tài liệu, hiện vật càng khiến chúng tôi hiểu thêm và trân trọng sự đam mê, tâm huyết của các cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh trong nỗ lực sưu tầm các kỷ vật về Bác.

Ðúng dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi biết chúng tôi muốn tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh, dù đã về hưu nhưng chị Hà vẫn muốn trực tiếp hướng dẫn, đưa chúng tôi đi thăm từng di tích, giới thiệu tỉ mỉ nguồn gốc, xuất xứ từng hiện vật. Qua buổi giới thiệu ấy, chúng tôi cảm nhận rõ hơn công việc, mong muốn của các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh đã không quản ngại gian khó, vất vả để có những tư liệu, hiện vật quý giá giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam và thế giới.

Mỗi cán bộ, nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn nhớ như in từng cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng để Bảo tàng có được cơ ngơi khang trang với khối tài liệu, hiện vật phong phú như ngày nay. Khi Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập, khối tài liệu, hiện vật đặc biệt quý hiếm từ Văn phòng Chủ tịch nước lưu giữ và giao lại là một trong những cơ sở, tiền đề quan trọng để Ban phụ trách xây dựng kế hoạch toàn diện, trong đó có việc bảo quản tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12-9-1977 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh). Trong 20 năm đầu chuẩn bị hình thành và phát triển (từ tháng 11-1970 đến tháng 5-1990), cán bộ Bảo tàng tập trung nghiên cứu, thu thập các tài liệu, hiện vật, hình ảnh tĩnh và động, bổ sung kho cơ sở và đáp ứng các yêu cầu phục vụ nội dung trưng bày. Tất cả cán bộ, lãnh đạo đều nỗ lực hết mình để Bảo tàng được khánh thành đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất.

20 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận từng chi tiết nhỏ để mở cửa Bảo tàng là hành trình không dễ dàng, đòi hỏi sự chính xác với tinh thần khoa học cao nhất cùng tác phong khẩn trương của mỗi nhân viên, cán bộ và lãnh đạo Bảo tàng. Làm việc bằng niềm kính yêu vô hạn với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, rất nhiều kế hoạch hoạt động, cách thức để thực hiện cho hoạt động sưu tầm đã được triển khai ở giai đoạn đầu như: Tổ chức đoàn đến các địa phương, tăng cường và đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu, thống kê, sưu tầm, sao chụp tài liệu hiện vật từ các cơ quan, tổ chức, các trung tâm lưu trữ, các bảo tàng; tiếp nhận tài liệu, hiện vật từ các tổ chức và cá nhân gửi tặng; mở rộng hợp tác với Bảo tàng Trung ương Lê-nin trong việc sưu tầm các tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ tại Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga ngày nay.

Theo số liệu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, tính đến ngày 19-5-1990, Bảo tàng đã sưu tầm và tiếp nhận hơn 6.000 tài liệu, hiện vật mới, trong đó hơn 1.000 tài liệu đã được đưa vào nội dung trưng bày. Cùng với hàng nghìn tài liệu, hiện vật, phim ảnh về Bác được tiếp nhận từ Văn phòng Phủ Chủ tịch, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Văn phòng Trung ương Ðảng, các cơ quan khác của Trung ương và các địa phương, công tác sưu tầm của Bảo tàng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặt nền móng vững chắc cho hoạt động sưu tầm phát triển lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ bổ sung tài liệu, hiện vật, góp phần kiện toàn kho cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới các tầng lớp nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.

Chúc tran truc lam học tốt ^^

9 tháng 1 2020

xin lỗi mình chưa xem phim này

24 tháng 6 2023

Hiện nay, trong trường học đã và đang xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực đáng báo động về việc suy thoái đạo đức của các em học sinh. Một trong những hiện tượng tiêu cực đó mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là hành vi gian lận trong thi cử. Hiện tượng gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nếu kiểm tra một cách kĩ càng thì trong bất cứ kì thi nào cũng sẽ bắt gặp các bạn học sinh có hiện tượng gian lận dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu giám thị coi thi không nghiêm thì sẽ mở tài liệu ra chép bài, nếu giám thị có việc đi ra ngoài thì trao đổi bài,... không còn là điều khó thấy ở trường học. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến ý thức chủ quan của các em học sinh, các em còn ham chơi, lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Nguyên nhân khác phải kể đến là nhiều đề thi dài và khó ngoài tầm hiểu biết nên dẫn đến tình trạng trao đổi. Bên cạnh đó là việc thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,… khiến các em bằng mọi cách phải được điểm cao nên dẫn đến gian lận trong thi cử. Việc gian lận trong thi cử sẽ tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Ngoài ra, nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số không đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Để đánh giá đúng năng lực, trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Khi cả xã hội cùng chung tay để tẩy chay hành vi gian lận trong thi cử cũng như tiến đến xây dựng một môi trường học đường vững mạnh thì không chỉ bản thân các em học sinh tốt lên mà cả xã hội cũng sẽ tốt lên từng ngày.

19 tháng 10 2016

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam ch*****u: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam ch*****u và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng đ*****nh, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá tr***** đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Chúc bạn học tốt!



 

19 tháng 10 2016

  Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản d*****, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và tr*****a về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Tớ nhầm bài nha! Chúc bạn học tốt!

12 tháng 5 2021

Không biết ??????/

28 tháng 4 2021

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

          bạn tham khảo nha

5 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng. Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. Một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí là sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau. Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên trì. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.

Lòng kiên trì là một đức tính vô cùng cần thiết, quý báu với con người. Nó hướng con người tới mục tiêu ban đầu mà mình đã đặt ra, khiến con người luôn nỗ lực bằng ý chí, của mình đi tới cùng công việc đang làm có như vậy con người chúng ta mới có thể gặt hái được thành công. Lòng kiên trì là gì? Nó chính là thái độ sống của chúng ta, trước một công việc nào đó mà chúng ta mơ ước theo đuổi. Lòng kiên trì được thể hiện bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cố gắng chăm chỉ dù trong quá trình thực hiện chúng ta có thể gặp những gian nan thử thách, nhiều sóng gió, dẫn chúng ta tới thất bại. Nhưng những người kiên trì sẽ không đầu hàng số phận sẽ cố gắng tới cùng để theo đuổi mục tiêu, ước mơ ban đầu của mình. Chỉ cần có lòng kiên trì và đi đúng hướng thì nhất định các bạn sẽ thành công.

6 tháng 8 2021

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

đây nha bạn

15 tháng 2 2022

Tham khảo: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

15 tháng 2 2022

tham khảo:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “ lời hay, ý đẹp”.