K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2020

Nhiều năm trước, chúng tôi tình cờ gặp chị Nguyễn Thị Thu Hà, cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh tại phòng đọc của Báo Nhân Dân khi chị đến tìm đọc những bài viết của Bác Hồ đăng trên báo Ðảng. Qua thời gian làm việc những năm sau này, chúng tôi bị cuốn theo sự nhiệt tình, đam mê của chị mỗi khi nhắc đến công tác sưu tầm các tư liệu, hiện vật gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau mỗi chuyến công tác nước ngoài để sưu tầm các tư liệu, hiện vật, chị Hà lại hào hứng kể cho chúng tôi nghe quá trình làm việc của mình. Ánh mắt rạng rỡ, nụ cười luôn thường trực trên môi mỗi khi chị Hà nhắc đến những bạn bè quốc tế và bà con Việt kiều đã nhiệt tình cung cấp thông tin, hiến tặng tài liệu, hiện vật càng khiến chúng tôi hiểu thêm và trân trọng sự đam mê, tâm huyết của các cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh trong nỗ lực sưu tầm các kỷ vật về Bác.

Ðúng dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi biết chúng tôi muốn tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh, dù đã về hưu nhưng chị Hà vẫn muốn trực tiếp hướng dẫn, đưa chúng tôi đi thăm từng di tích, giới thiệu tỉ mỉ nguồn gốc, xuất xứ từng hiện vật. Qua buổi giới thiệu ấy, chúng tôi cảm nhận rõ hơn công việc, mong muốn của các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh đã không quản ngại gian khó, vất vả để có những tư liệu, hiện vật quý giá giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam và thế giới.

Mỗi cán bộ, nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn nhớ như in từng cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng để Bảo tàng có được cơ ngơi khang trang với khối tài liệu, hiện vật phong phú như ngày nay. Khi Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập, khối tài liệu, hiện vật đặc biệt quý hiếm từ Văn phòng Chủ tịch nước lưu giữ và giao lại là một trong những cơ sở, tiền đề quan trọng để Ban phụ trách xây dựng kế hoạch toàn diện, trong đó có việc bảo quản tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12-9-1977 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh). Trong 20 năm đầu chuẩn bị hình thành và phát triển (từ tháng 11-1970 đến tháng 5-1990), cán bộ Bảo tàng tập trung nghiên cứu, thu thập các tài liệu, hiện vật, hình ảnh tĩnh và động, bổ sung kho cơ sở và đáp ứng các yêu cầu phục vụ nội dung trưng bày. Tất cả cán bộ, lãnh đạo đều nỗ lực hết mình để Bảo tàng được khánh thành đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất.

20 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận từng chi tiết nhỏ để mở cửa Bảo tàng là hành trình không dễ dàng, đòi hỏi sự chính xác với tinh thần khoa học cao nhất cùng tác phong khẩn trương của mỗi nhân viên, cán bộ và lãnh đạo Bảo tàng. Làm việc bằng niềm kính yêu vô hạn với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, rất nhiều kế hoạch hoạt động, cách thức để thực hiện cho hoạt động sưu tầm đã được triển khai ở giai đoạn đầu như: Tổ chức đoàn đến các địa phương, tăng cường và đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu, thống kê, sưu tầm, sao chụp tài liệu hiện vật từ các cơ quan, tổ chức, các trung tâm lưu trữ, các bảo tàng; tiếp nhận tài liệu, hiện vật từ các tổ chức và cá nhân gửi tặng; mở rộng hợp tác với Bảo tàng Trung ương Lê-nin trong việc sưu tầm các tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ tại Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga ngày nay.

Theo số liệu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, tính đến ngày 19-5-1990, Bảo tàng đã sưu tầm và tiếp nhận hơn 6.000 tài liệu, hiện vật mới, trong đó hơn 1.000 tài liệu đã được đưa vào nội dung trưng bày. Cùng với hàng nghìn tài liệu, hiện vật, phim ảnh về Bác được tiếp nhận từ Văn phòng Phủ Chủ tịch, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Văn phòng Trung ương Ðảng, các cơ quan khác của Trung ương và các địa phương, công tác sưu tầm của Bảo tàng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặt nền móng vững chắc cho hoạt động sưu tầm phát triển lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ bổ sung tài liệu, hiện vật, góp phần kiện toàn kho cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới các tầng lớp nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.

Chúc tran truc lam học tốt ^^

Trả lời:

Là cuộc khỏi nghĩa đẹp, để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng người dân.

@sen phùng

 

6 tháng 11 2016

ngắn quá bạn

mik cần một đoạn dài khoảng 10 câu

 

17 tháng 4 2022

Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo như người Gia Rai, người Ê Đê, người Ra Glai và người Chu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.

Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã băng qua đường biển vào thiên niên kỷ đầu tiên TCN từ Malaysia và Indonesia (Sumatra và Borneo), cuối cùng định cư ở miền trung Việt Nam hiện đại.

Do đó, người Chăm gốc có khả năng là người thừa kế của các nhà hàng hải Nam Đảo từ Nam Á, những người có hoạt động chính là thương mại, vận tải và có lẽ cả cướp biển. Không hề hình thành một chế độ dân tộc nào để lại dấu vết trong các nguồn tài liệu viết, họ đã đầu tư các cảng ở đầu các tuyến đường thương mại quan trọng nối Ấn Độ, Trung Quốc và các đảo của Indonesia, sau đó, vào thế kỷ 2, họ thành lập vương quốc Chăm Pa, rồi để Việt Nam dần dần chiếm lấy lãnh thổ.

Các mô hình, niên đại di cư vẫn còn được tranh luận và người ta cho rằng người Chăm, nhóm dân tộc Nam Đảo duy nhất có nguồn gốc từ Nam Á, đến Đông Nam Á bán đảo muộn hơn qua Borneo. Đông Nam Á lục địa đã được cư trú trên các tuyến đường bộ bởi các thành viên của ngữ hệ Nam Á, chẳng hạn như người Môn và người Khmer khoảng 5.000 năm trước. Người Chăm là những người đi biển thành công của người Nam Đảo từ nhiều thế kỷ đã đông dân cư và sớm thống trị vùng biển Đông Nam Á. Những ghi chép sớm nhất được biết đến về sự hiện diện của người Chăm ở Đông Dương có từ thế kỷ 2 SCN. Các trung tâm dân cư xung quanh các cửa sông dọc theo bờ biển kiểm soát xuất nhập khẩu của lục địa Đông Nam Á, do đó thương mại hàng hải là bản chất của một nền kinh tế thịnh vượng.

Văn học dân gian Chăm bao gồm một huyền thoại sáng tạo, trong đó người sáng lập ra chính thể Chăm đầu tiên là Thiên Y A Na. Xuất thân từ một nông dân khiêm tốn ở đâu đó trên dãy núi Đại An, tỉnh Khánh Hòa, các linh hồn đã hỗ trợ bà khi bà đi du lịch Trung Quốc trên một khúc gỗ đàn hương trôi nổi, nơi bà kết hôn với một người đàn ông hoàng tộc và có hai người con. Cuối cùng, bà trở lại Chăm Pa để "làm nhiều việc thiện trong việc giúp đỡ người bệnh và người nghèo" và "một ngôi đền đã được dựng lên để vinh danh bà", ngày nay được biết đến là Tháp Po Nagar. Theo em thấy , dân tộc người chăm còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán của người việt xưa , có thể nói dân tộc chăm là một bảo tàng lưu giữ phong tục truyền thống của việt nam ta .

tham khảo thui nhé

17 tháng 4 2022

mình chẳng biết một chút kiến thức nào về dân tộc chăm luôn

nhưng mình có biết trong dân tộc chăm có cả người lười đó bạn à

17 tháng 4 2022

bạn ơi nhắn ít thôi rùi sẽ có người trả lời , mình trả lời rui đó , xem đi

1 tháng 11 2016

Châu Âu:+Văn học :ph. Ra-bơ-le là nhà văn, nhà y học;R. đề-các -tơ là nhà toán học và nhà triết học; Lê-ô-na đơ vanh-xi là họa sĩ, kĩ sư nổi tiếng; N.cô-péc-ních là nhà thiên văn học; U.sếch- xpia là nhà soạn kịch vĩ đại.

+Khoa học- kĩ thuật: bộ tứ đại được phát minh ra : giấy viết, la bàn, thuốc súng,kĩ thuật in.

 

Châu Á: Lý bạch, đỗ phủ, bạch cư Dị, Thi Nại Am với bộ tiểu thuyết Thủy Hử, La Quán Trung với tam quốc Diễn nghĩa, Ngô Thừa Ân với Tây Du Kí, Tào Tuyết Cần với Hồng Lâu mộng,......

Cần phải làm để phát huy những di sản đó là trong mỗi người chúng ta cần phải có ý thức, trách nghiệm và tôn trọng mọi di sản đó , có vậy ta mới có thể giữ gìn những di sản văn hóa đó từ đời này sang đời khác mà vẫn mãi bề vững với thời gian.

1 tháng 11 2016

cảm ơn bn nha! nhưng mình thi rồi

1 tháng 4 2021

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.

Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.

Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi

Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng

Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền

Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.

 

1 tháng 4 2021

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Làng nghề nổi tiếng :

Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....

 

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

17 tháng 10 2021

Đinh Bộ Lĩnh là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ