viết một đoạn văn nghị luận về hậu quả của việc lãng phí thời gian với tuổi trẻ hiện nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những điều mà Bác Hồ căn dặn chúng ta sống ở đời chính là sự “Kiệm”. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm và hoang phí chính là sự ngược lại với sự tiết kiệm. Con người sống trong xã hội ngày càng có những chuyển biến mới và dường như cũng không hề lo lắng cho thế hệ sau. Họ như ăn chơi và hoang phí mọi mặt, người ta cho rằng đấ nước ta là “đất nước rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”. Có lẽ chính vì thế mà lối sống hoang phí, lãng phí là một thực trạng khá báo động của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.
Lãng phí đó chính là một hiện tượng đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ. Lãng phí chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta.
Có thể thấy được rất rõ những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng. Ta như cũng nhận thấy được chính từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…) cũng có những hiện tượng lãng phí này xảy ra. Từ trong gia đình đơn giản ta cũng thấy được trong căn bếp chẳng hạn việc bạn cứ xả nước rửa rau nhưng khi xong không tắt nước ngay mà do thói quen bạn quên để nước cứ thế chảy. Hay những bóng điện không dùng đến nữa nhưng vẫn cứ bật gây tốn về tiền của cũng như điện năng cho cả gia đình. Mỗi khi bạn hoạt động mệt nhọc bật một lúc quá nhiều quạt xong khi không cần dùng nữa cũng quên không tắt hết đi,… Tất cả những thói quen này gây ra một sự lãng phí không cần thiết.
Có thể nhận thấy được chính thực trạng của việc lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ. Ta như nhận thấy được rằng chính hiện tượng lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực,…mà dường như nó cũng chính còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…Các bạn như mải miết vào các trò chơi như thật vô bổ. Các trò chơi tiêu khiển như game,… không chịu học hành thì các bạn sẽ không tích lũy được một lượng kiến thức cần thiết để có thể trang bị cho mình phát triển hơn nữa. Thế rồi thời gian các bạn tiêu tốn cho nó cũng rất lớn khiến cho sức khỏe của mình cũng bị hao tổn. Không chỉ vậy thời gian đó nếu như các bạn dùng để có thể giúp cho gia đình mình hoặc đọc những cuốn sách hữu ích thì nó lại thiết thực hơn rất nhiều. Giới trẻ hiện nay thực sự như đang tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực của mình vào những trò thật vô bổ.
Nguyên nhân của sự lãng phí này đó cũng chính là những sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi… Khi giới trẻ lại luôn được coi là bộ phận luôn nhạy bén tiếp thu những điều mới lạ, còn một số thì lại chạy theo thị hiếu. Tất cả những điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian,… có lẽ chính vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.
Nhận thấy được chính trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay đó cũng chính là phải cùng chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. Thực tế cần phải biết được mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, cũng như tiền bạc vào những việc có ích như học tập, đồng thời cũng phải biết giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Mọi người chúng ta cũng không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.
Việc con người, đặc biệt là giới trẻ mà có thể chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… Ta như biết được đã là vấn đề chống lãng phí chính là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Thực tế cho thấy được rằng, chính việc sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chúng ta hãy sống thật tiết kiệm và nhớ đến thế hệ sau. Nếu như chúng ta trong xã hội hiện nay mà lại khai thác quá mức thì thế hệ sau không những không có gì để khai thác mà cũng đã làm ảnh hưởng đến chính chất lượng đời sống của thế hệ mai sau. Rừng chúng ta khai thác trắng, khai thác quá mức, khai thác đến mức không cần thiết khiến cho tài nguyên bị cạn kiện, mức độ ô nhiễm môi trường như gia tăng,… Có rất nhiều hệ lụy diễn ra nhưng con người chưa ý thức được. Hãy biết tiết kiệm để tránh lãng phí không cần thiết cho chính bạn và thế hệ sau này.
Lãng phí thực sự là một việc làm không nên đối với giới trẻ hiện nay và đồng thời nó cũng chính là một việc sai lầm. Khiến cho xã hội của chúng ta khó có thể phát triển một cách bền vững được
Thời gian là vốn quý của con người bởi nó qua đi không thể nào lấy lại. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ của giới trẻ Việt đang lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ và mang nặng tính giải trí, mà không có sự định hướng nào về công việc, học tập hay tương lai. Không khó để bắt gặp trên giảng đường, giữa hàng chục sinh viên chăm chú nghe giảng bài thì vẫn có nhiều sinh viên đang ngủ gục trên bàn chỉ vì… không có việc gì làm, hoặc mải mê lướt “phây”, trang điểm, thậm chí xem phim ngay trong giờ học.Không chỉ lãng phí thời gian, nhiều bạn còn sẵn sàng bỏ học, bỏ làm, thậm chí là vay mượn, cầm cố đồ đạc để đổ tiền vào game, mong sao có thể “xưng bá” trong thế giới ảo.
Không chỉ game, Facebook cũng đang gây nghiện cực lớn trong giới trẻ. Facebook gây nghiện đã vậy, các diễn đàn hài nhảm cũng mọc lên tràn lan và thu hút sự chú ý của hàng triệu bạn trẻ trong khi nội dung mà những trang web này cung cấp chỉ toàn là những tin tức nhảm nhí, những clip hài hước, hở hang và gây sốc. Tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng triệu bạn trẻ dành 2-3 tiếng đồng hồ chỉ để vào những web này xả stress. Nhưng hậu quả thì không mấy ai ý thức được của việc lãng phí thời gian cho đến khi phải đối mặt với thất bại trong cuộc sống, học tập và làm việc. Vì vậy, chúng ta hãy biết tranh thủ cùng thời gian để làm những việc hữu ích cho mình và đừng lãng phí thời gian để phải chịu lỗi đáng trách nhất.
Bạn tham khảo nhé.
Nguồn: https://doctailieu.com/hien-tuong-lang-phi-thoi-gian-nhan-roi-cua-gioi-tre
I. Giới thiệu vấn đề
- Tình trạng sử dụng điện thoại của học sinh trong thời gian gần đây.
- Sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.
II. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng điện thoại của học sinh
- Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh.
- Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh.
- Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
III. Những giải pháp để giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh
- Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức.
- Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại.
- Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình.
- Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học.
IV. Kết luận
- Tóm tắt vấn đề và các giải pháp đã đề xuất.
- Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.
"Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào...". Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là những ước mơ.
Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng thượng những kế hoạch dài hơn cho chính bản thân mình. Cũng như các bạn tôi là một người có rất... rất nhiều ước mơ và hoài bão. Vâng, một lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại một trong những người làm nên thế kỷ XX, một tỷ phú Bill Gates làm chao đảo cả thế giới phần mềm, cũng như các Thiên tướng của Thế giới qua mọi thời đại: Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Anh cả của Quân đội Việt Nam Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm cả thế giới phải thán phục về tài dụng binh của mình... Thử hỏi ai trong chúng ta lại không một lần ước mơ được như thế?
Ước mơ - hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều thành phần, nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai phải kể đến tri thức với hai quá trình song hành và bổ sung cho nhau: tích luỹ tri thức và phát triển tri thức. Nếu như học tập là quá trình tích luỹ tri thức thì nghiên cứu khoa học, tìm lời giải cho các bài toán trong khoa học và thực tiễn là quá trình phát triển các tri thức mới. Học tập và nghiên cứu khoa học do vậy là hai quá trình song hành, không thể thiếu đối với thanh niên hiện nay.
Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là một thứ ngầm rất quý mà không phải ai cũng biết, nó là món quà vô giá mà tạo hoá ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ cúa mình.
Ai đó đã nói: "Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.". Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.
Ước mơ thuộc về tương lai mà người trẻ tuổi thì sống vì tương lai, vậy tại sao không sống và phấn đấu vì ước mơ của mình? Thành công bắt đầu từ suy nghĩ "dám ước mơ". Chúng ta dám ước mơ, dám nghĩ khác và vượt khỏi những hạn hẹp của hoàn cảnh sống để thực hiện cho bằng được khát vọng của mình. Ước mơ cũng giống như những tên lửa đang chuẩn bị cất cánh, nhưng nếu không được châm ngòi bằng một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó thì mãi mãi nó chỉ nằm chỏng chơ trên mặt đất.
Cuộc đời thật có quá nhiều ước mơ, có những ước mơ đã trở thành sự thật và cả những ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Nhưng chúng ta hãy cảm nhận những ước mà trong chính con người mình và học cách để nuôi dưỡng nó. Trước hết, phải tìm cho mình một hoài bão, đam mê và tự đặt câu hỏi cho mình có dám đánh đổi tất cả để hoàn thành được ước nguyện đó hay không, Con đường biến ước mơ thành hiện thực đều phải trải qua ba giai đoạn: Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải nuôi trong mình một ước mơ, lẽ sống để có động lực phấn đấu và vươn lên. Tiếp đó, ta luôn có những kế hoạch và dự định để từng bước cụ thể hoá, hiện thực hoá ước mơ. Muốn làm được điều đó mỗi chúng ta cần tự trang bị cho mình kiến thức và nền tảng giáo dục vững chắc. Cuối cùng, phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình. Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng.
Tất nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Một ước mơ dù lớn hay nhỏ, được ấp ủ, nuôi dưỡng và hiện thực hoá là cả một quá trình với ý chí tự thân và những bước đi khoa học.
Tôi là một người giàu có những ước mơ. Cũng như nhiều bạn bè khác, tôi ước mơ mình sống có ích, giàu có tri thức, giỏi nghề và tất nhiên thành đạt trong cuộc sống. Tôi bắt đầu lập kếhoạch cho mình từ những năm cuối trung học: phải vào được đại học. Phải cố gắng trong quá trình học đó để có được kết quả tốt. Tôi cũng sẽ tranh thủ những năm cuối đi làm thêm để lấy kinh nghiệm. Ra trường, tôi sẽ đi làm ở một công ty lớn mà ở đó tôi có cơ hội để thể hiện bản thân mình... Và kế hoạch vạch vẽ từ ngày chập chững nhận ra cuộc đời mình phải do chính mình xây nên đó đến nay tôi đã phần nào hoàn thành được: tôi đã vào được đại học, trong quá trình học tôi đã nỗ lực cố gắng và đạt được kết quả tốt, nhưng cũng có những việc mà bản thân tôi chưa thực hiện được trong kế hoạch nhỏ mà mình tự đặt ra đó: tôi đã không đi làm thêm trong những năm cuối đế lấy kinh nghiệm được vì tôi dành thời gian qua nhiều cho việc học, cho việc trang bị kiến thức, hành trang để bước vào cuộc sống thực tế, để thực hành những gì mình đã học, tôi cũng đã không làm ở một công ty lớn như mình đã định mà hiện tại tôi đang làm tại một cơ quan nhà nước. Ở đó, mọi thứ thật mới lạ so với những gì tôi đã học ở trường. Tôi nghĩ rằng, những lý thuyết, những bài học mà tôi đã học ở trường chỉ là một phần nhỏ trong cái thực tế to lớn này. Và tôi như đang phải học lại từ đầu trong một ngôi trường thực tế với những thử thách và khó khăn mới. Tôi phải nỗ lực hơn trong việc tìm tòi và học hỏi ở các cô chú, các anh chị đi trước để mong mình có thể thích nghi với ngôi trường mới này. Đó là cả một quá trình với ý chí và nỗ lực rất lớn vì thực tế bao giờ cũng khác nhiều so với những lý thuyết mà mình đã được trang bị.
Một ước mơ mới, một kế hoạch mới sẽ được đặt ra cho một tương lai mới. Đó là điều tôi phải làm bây giờ. Trước tiên, tôi phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình để từng bước làm quen với công việc mới của mình, từng bước thích nghi với ngôi trường rộng lớn mà tôi là một sinh viên mới vào trường với những bỡ ngỡ, mọi thứ dường như mới lạ và tôi phải cố gắng học hỏi nhiều, phải cố gắng vận dụng những gì mình đã học vào những môn học thực tế mà tôi sẽ được học trong ngôi trường mới này. Tiếp đó, tôi sẽ phấn đấu trở thành một thành viên chính thức trong cơ quan của mình vì hiện giờ tôi vẫn là chuyên viên tập sự chưa phải là cán bộ chính thức. Điều này đòi hỏi một sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của bản thân tôi. Sau khi trở thành một cán bộ chính thức bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc, tôi sẽ trở thành một cán bộ giỏi, một cán bộ tốt và thành đạt trong cuộc sống là mục tiêu cuối cùng của tôi.
Tất nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu ta không có một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó, không có sự kiên trì, nhẫn nại. Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. "Tiếp tục cất bước, tiếp tục ước mơ và cố gắng thực hiện chúng - những điều chỉ có ước mơ mang lại được cho con người và tuổi trẻ...".
Cuộc đời của mỗi chúng ta là một câu chuyện, chính vì thế mà tại sao chúng ta lại không viết tất cả câu chuyện của chúng ta lên, để chia sẻ kinh nghiệm với nhau, cũng như để tạo cho các bạn trẻ chúng ta có những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hoặc lạc quan yêu đời hơn. Để cho cuộc sống của mỗi chúng ta là một màu hồng.
Cũng chính vì thế mà qua cuộc thi này tôi muốn viết đôi dòng tâm sự về những ước mơ của mình. Và cũng hi vọng các bạn, các anh, chị chia sẻ những ước mơ để hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn và to lớn hơn. "Hãy tin vào mình và những gì mình làm, bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Hãy theo đuổi những ước mơ của bạn đến cùng, bạn sẽ biến nó thành hiện thực".
#
2)Văn hóa đọc là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức tăng cường khả năng tư duy cũng như hướng con người đến gần hơn với “chân-thiện-mĩ”. Vì vậy, có thể nói, quốc gia nào đẩy mạnh được văn hóa đọc, trình độ dân trí sẽ cao và tỉ lệ tội phạm sẽ thấp hơn rất nhiều. Nhật Bản, quốc gia hiếm hoi trên thế giới có số lượng sách xuất bản hằng năm tăng, là một ví dụ điển hình. Thế nhưng, giới trẻ Việt Nam ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách, để lại những hệ quả tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của toàn dân tộc. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự xuất hiện của mạng xã hội, game online hay vô số các chương trình truyền hình. Vậy, giải pháp nào để phát triển văn hóa đọc ở nước ta? Thiết nghĩ, ta nên tổ chức thêm nhiều ngày hội sách, phát động phong trào đọc sách trong trường học cũng như các cơ quan, tổ chức, tận dụng công nghệ để đa dạng hóa các loại hình phục vụ, tạo thêm hứng thú cho người đọc. Tóm lại, tất cả chúng ta cần hiểu và trân trọng hơn văn hóa đọc, biến đọc sách trở thành một sở thích hàng ngày. Bởi đúng như Cựu Tổng thống Hoa Kì Barack Obama từng nói: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.”
Câu 2:
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình). Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thong tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
Tham khảo:
Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.
Đề 1: Bài Làm
Môi trường sống chính là căn nhà chung của con người, nó cho ta sự sống, cho ta một điều kiện để tồn tại, phát triển, khám phá, tận hưởng. Vậy, chúng ta hãy bảo vệ môi trường này vì điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Đây không phải là công việc của riêng bất kỳ một ai mà nó chính là trách nhiệm của tất cả cộng đồng người, những ai đang tồn tại trên trái đất này xin hãy chung tay, hãy bắt đầu từ chính gia đình của bạn, một tế bào của xã hội.
Hãy làm từ những việc nhỏ nhất, mỗi người trong gia đình, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, ông bà, ba mẹ, con cái phải tự xây dựng cho mình một tác phong khoa học trong công việc cũng như sinh hoạt vì nó đang gắn trực tiếp đến môi trường. Mọi người hãy coi việc bảo vệ môi trường như công việc thường trực, như một thói quen thằng ngày vậy. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc hết sức quan trọng, và hãy làm ngay trong gia đình chúng ta. Phải đặt việc này một cách thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi. Vận dụng tất cả mọi cách để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ lời nói đến hành động, hãy tuyên truyền thuyết phục và đưa ra những tấm gương.Người lớn trong gia đình chính là tấm gương tốt nhất cho con cháu, do đó ông bà, bố mẹ hãy là người đầu tiên bảo vệ môi trường, hãy phân tích, chỉ bảo và hướng con cháu đến hành động thiết thực. Hãy chủ động nhắc nhở và khuyên răn nghiêm khắc với những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất, đôi khi lại là khiến con trẻ lạc lối. Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ biết vứt rác đúng chỗ, đúng nơi quy định, và bạn tán dương, vỗ tay khen ngợi, một lời động viên tưởng đơn giản nhưng với nhận thức của đứa trẻ thì nó vô cùng to lớn. Điều này sẽ định hướng đúng đắn hành vi của con trẻ sau này. Hoặc khi con trẻ nhận được một lời nhắc nhở của người lớn về việc mình vứt rác không đúng nơi đúng chỗ, chúng sẽ biết điều đó là sai, không nên làm, cứ như thế trong đầu trẻ hình thành ý thức và nhận định, chúng sẽ biết sau này phải làm điều gì và không nên làm điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, nếu như hành vi của con trẻ là đúng hoặc sai nhưng người lớn, ông bà, cha mẹ lại làm ngơ, thờ ơ, bỏ mặc hoặc cũng chính người lớn thực hiện những hành động vô tội vạ đó thì trực tiếp chúng ta đã thu vào trong trí óc trẻ. Và rồi ngày mai, ngày kia, cả sau này chúng sẽ vứt rác bừa bãi, hành động bừa bãi giống như chúng ta đã làm. Nói cách khác, việc người lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ, vì vậy, hãy hành xử đúng đắn, cúng bảo vệ môi trường từ chính bản thân chúng ta.
Có hàng trăm hàng nghìn cách và hành động để bảo vệ môi trường xung quanh. Cộng đồng cùng thực hiện đó là cách tốt nhất để tạo ra một ngôi nhà chung trong sach và tươi xanh. Dù là cách nào đi chăng nữa, trước tiên hãy xuất phát từ bản thân và gia đình, hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng giáo dục, bằng tuyên truyền, ngăn chặn. Gia đình là một tế bào trong cơ thể môi trường sống, tế bào có tốt thì môi trường mới mạnh khỏe được. Và khi tất cả các tế bào cùng hợp lại và xây dựng nên thì mới có thế bảo vệ được trái đất này. Đừng thơ ơ trước những hành động tưởng chừng như đơn giản nhất. Hãy lên án những hành vi sai trái, ngăn chặn những kẻ đang ngày ngày âm mưu hủy hoại môi trường. Dù chỉ là những việc làm nhỏ nhất.
Xã hội ngày càng phát triển đến chóng mặt, nhưng cũng kéo theo một hệ lụy đó là làm mất đi dần những giá trị truyền thống, hay chính là làm cho con người trở nên vô cảm, lãnh đạm hơn với những việc làm, những con người xung quanh và cộng đồng mà không biết việc làm đó ảnh hưởng to lớn đến thế nào với cuộc sống tương lai, sau này. Thức tĩnh ngay bây giờ là điều cần thiết vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.
đề 3:lấy luôn câu đầu làm câu mở bài
tb:-sau đó thì hãy nêu những tác hại mà facebook nêu ra như:
văng tục chửi bậy
nghiện nghập không thể bỏ
tàn phá về ý thức của mỗi con người
bị lừa bởi bọn cheat
không điều chỉnh được thời gian làm việc
hại mắt
không suy nghĩ về tương lai sau này
-rồi nêu cách khác phục:
nỗ lực tuyên truyền
phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là học sinh
2 câu cuối thân bài:hực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.
KB:cứ nêu về tác hại khôn lường của facebook và bộc lộ cảm xúc của bạn về vấn đề này
đây là dàn bài ho bạn nhé tuy chưa từng dùng facebook
Thời gian là vốn quý của con người bởi nó qua đi không thể nào lấy lại. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ của giới trẻ Việt đang lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ và mang nặng tính giải trí, mà không có sự định hướng nào về công việc, học tập hay tương lai. Không khó để bắt gặp trên giảng đường, giữa hàng chục sinh viên chăm chú nghe giảng bài thì vẫn có nhiều sinh viên đang ngủ gục trên bàn chỉ vì… không có việc gì làm, hoặc mải mê lướt “phây”, trang điểm, thậm chí xem phim ngay trong giờ học.Không chỉ lãng phí thời gian, nhiều bạn còn sẵn sàng bỏ học, bỏ làm, thậm chí là vay mượn, cầm cố đồ đạc để đổ tiền vào game, mong sao có thể “xưng bá” trong thế giới ảo. Không chỉ game, Facebook cũng đang gây nghiện cực lớn trong giới trẻ. Facebook gây nghiện đã vậy, các diễn đàn hài nhảm cũng mọc lên tràn lan và thu hút sự chú ý của hàng triệu bạn trẻ trong khi nội dung mà những trang web này cung cấp chỉ toàn là những tin tức nhảm nhí, những clip hài hước, hở hang và gây sốc… Tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng triệu bạn trẻ dành 2,3 tiếng đồng hồ chỉ để vào những web này xả stress. Nhưng hậu quả thì không mấy ai ý thức được của việc lãng phí thời gian cho đến khi phải đối mặt với thất bại trong cuộc sống, học tập và làm việc. Vì vậy chúng ta hãy biết tranh thủ cùng thời gian để làm những việc hữu ích cho mình và cho đời đừng lãng phí thời gian để phải chịu lỗi đáng trách nhất.