Câu 1: Giải thik câu tục ngữ: "công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn"
Câu 2: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp?
Câu 3: Làm đất nhằm mục đích gì? Trình bày các công việc làm đất?
Câu 4: Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúg thời vụ? Nêu các phương pháp chế biến và bảo quản? Cho ví dụ? Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào?
Câu 1:Câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây
Câu 2: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng để loại những hạt bị sâu mọt trong quá trình bảo quản, phòng trừ sâu hại đang bám trên hạt giống hoặc tấn công hạt giống sau khi nẩy mầm, giúp hạt giống nẩy mầm mạnh, đều, nhanh
Câu 3:
-Làm cho đất tơi xốp thoáng khí, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.
-Diệt trừ cỏ dại và mầm móng sâu bệnh.
Các công việc làm đất: có 3 công việc chính
- Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm
- Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.
- Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.
Câu 4:
Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản
Bảo quản hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản
Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thơi gian sản phẩm
Ở địa phương : đã thực hiện thu hoạch đúng thời vụ kịp thời sau đó bảo quản và chế biến nông sản mà mình tạo ra .