K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2019

đây là bài địa lí

22 tháng 6 2021

Hàng ngày trên các phóng sự, bản tin đâu đâu cũng thấy nói những cụn từ như băng tan, Trái Đất nóng lên, mưa axit, biến đổi khí hậu toàn cầu hay lại thêm những vùng đất mới trở thành bãi rác công nghiệp. Tất cả đều là những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây nên. Còn rất nhiều, rất nhiều những cụm từ khác liên quan đến môi trường mà luôn được cập nhật hàng ngày. Đã từ lâu những thông tin về ô nhễm môi trường được mọi người trong xã hội quan tâm và đăc biệt chú ý. Bởi mọi người đã ý thức được những tác hại mà nó gây ra. Và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hiện nay. 

Tại sao tôi lại nói rằng ô hiễm môi trường là một vấn đề nóng. Bởi vấn đề ấy ngày càng trở nên trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người cũng như các loài động thực vật sinh sống trên Trái Đất. Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về ô nhiễm môi trường. Có người vẫn chỉ hiểu đơn thuần nó như một hiện tượng xấu nào đó ma không biết những tác nhân, hậu quả hay cụ thể hơn là những biểu hiện của nó. Chính vì thế hôm nay tôi sẽ giúp họ hiểu hơn về những nội dung này. Trước tiên là khái niệm ô nhễm môi trường. Môi trường là khái niệm chỉ toàn bộ mọi thứ xung quanh con người, được hiểu như tất cả điều kiện tự nhiên và vật chất mà Trái Đất có được. Nhưng thông thường về ô nhiễm môi trường, người ta chỉ chia ra thành ba loại chính đó là đất, nước và không khí. Ba thành phần này là những bộ phận cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như các loài động thực vật khác. Thật vậy, chẳng ai hay bất kì sinh vậ nào có thể sống thiếu những thành tố trên. Đất là nơi sinh sống, là nơi trú ngụ của mọi sinh vật. Nước là sự sống. Con người có thể không ăn nhưng không thể thiếu nước. Bạn cứ tưởng tượng một ngày bị "mất" nước cuộc sống của bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào?. Hay không khí. Mất không khí bạn sẽ không thể thở. Chỉ cần ngừng thở hơn một phút, tim bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo rồi đó. Khi ba thành tố này bị ô nhiễm, bạn cũng có thể hiểu như chúng đang dần mất đi. Sự tàn phá của ô nhiễm môi trường cũng không khác gì so với hậu quả của chiến tranh thế giới. Ô nhiễm môi trường cứ từng bước gây hại, một cách từ từ và lâu dài. Đầu tiên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật  trên Trái Đất. Sức khỏe con người, sự tồn tại và phát triển của các loài động thực vật khác. Tại sao nó ảnh hưởng thì tôi đã nói ở trên rồi. Vậy ảnh hưởng như thế nào? Thì trước hết là về vấn đề sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường gây ra hiện tượng thủng tầng ozon mà ai cũng biết tầng ozon là lá chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại như tia cực tím, tia uv, các xung cường độ sóng có hại. Lá chắn này bị hủy hoại đã gây ra rất nhiều những vấn đề về môi trường. Tia cực tím, tia uv.. là các tác nhân chính gây ra các bệnh khó chữa ở người mà điển hình là ung thư. Mặc dù nhiều căn bệnh hiện nay đã có phương pháp chữa trị tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao. Sức khỏe con người bị đe dọa là vậy, các loài động thực vật khác cũng không tránh khỏi. Ô nhiễm môi trường với những đợt mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, cháy rừng thiêu rụi biết bao đa dạng sinh học, làm mất đi nơi cư trú của biết bao loài động vật hoang dã. Biến đổi khí hậu đột ngột dẫn đến sự tuyệt chủng của biết bao loài động vật quý hiếm. Nước biển dâng còn mang nguy cơ nhấn chìm nhiều nên văn minh nhân loại.

Vậy chẳng lẽ con người lại để cho môi trường cứ tiếp tục ô nhiễm mà đe dọa sự sống của chính mình? Không! Con người không như vậy. Họ đã tìm ra những nguyên nhân và giải pháp phù hợp nhằm cải thiện cũng như cải tạo và phục hồi môi trường. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là ý thức con người, sự phát triển công nghiệp như vũ bão kéo theo nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Như nước thải công nghiệp, khí thái, rác thải không xử lý được. Và nguy hiểm hơn là rác thải của lò điện nguyên tử, rác thải của chiến tranh còn tồn đọng nguy hại trực tiếp đến con người. Ngoài ra, môi trường ngày càng ô nhiễm cũng một phần do sự quản lý của nhà nước đối với người dân quốc gia là chưa  chặt chẽ. Cụ thể đối với Việt Nam, những điều luật liên quan đến môi trường còn chưa thiết thực hoàn toàn, vẫn còn chưa phù hợp đối  với hành vi vi phạm khiến cho những hành động lalmf tổn hại đến môi trường vẫn cứ thế mà tiếp tục diễn ra bất chấp sự can thiệp của nhân tố bên ngoài. Môi trường bị hủy hoại, đồng nghĩa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất cũng bị hủy hoại. Để tình trạn ấy không diễn a, con người đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục. Chẳng hạn như đưa ra những sáng kiến cải tạo môi trường, những phát minh cải tạo môi trường, những biện pháp để nâng cao ý thức môi trường của mọi người. Đã có rất nhiều cuộc vận động vì môi trường như ngày Trái Đất, giờ Trái Đất, chiến dịch trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, lên án những hành động gây hại nghiêm trọng đến môi trường, xử phạt những hành vi gây nguy hại, thường xuyên có những hoạt động giáo dục ý thức con người, làm những hôif chuông báo động cảnh tỉnh con người….. Rất nhiều, rất nhiều những biện pháp nhằm cải thiện môi trưowngf sạch hơn.

 Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày ngày hàng giờ và ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.

  • Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí. Những năm gần đây nồng độ chì đã và đang tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Ô nhiễm môi trường nước: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động. Nguyên nhân chính là do một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng).
  • Ô nhiễm môi trường đất: Đất là môi trường sống của một số sinh vật, tuy nhiên hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu đang trở thành một vấn nạn mà chúng ta vẫn đang tìm cách giải quyết. Đặc biệt đối với những vùng đất thuộc các khu công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường đất đã trở thành vấn đề thường trực (dẫn chứng).
  • Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề ở biển, sông.
  • Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
  • Sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.
  • Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp cá nhân vi phạm.
  • Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe
  • Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Chúng ta những thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước không thể làm ngơ trước những hiện tượng này. Bằng mọi cách hãy hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
29 tháng 11 2016

- Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

+ Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thong thải vào khí quyển.

+ Hậu quả: Tạo nên những trận mư a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng nên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng Ôzôn.

- Ô nhiễm nước:

+ Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước song hồ, nước ngầm, nước biển.

+ Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển, . Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng chất thải nông nghiệp.

+ Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.

30 tháng 11 2016

Ô nhiễm không khí:

a. Nguyên nhân và hiện trạng

Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...
b. Hậu quả:

- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
Gây các bệnh về đường hô hấp.
Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài

c. Biện pháp:

- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
-Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
-Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.

2. Ô nhiễm nước.

a. Nguyên nhân và hiện trạng

Nước thải của các nhà máy.
Sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
Chất thải sinh hoạt của con người
- Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển.
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển.
- Chất thải sinh hoạt và sông ngòi đổ vào biển

b. Hậu quả

Gây bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người.v.v..
Tạo hiện tượng “thuỷ triều đỏ”, “thuỷ triều đen” làm chết các sinh vật sống trong nước.

c. Biện pháp:

Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước
khi đổ vào cống rãnh, sông suối, biển.v.v...

 

 

 

19 tháng 12 2016

Câu2 Địa hình tương đối đơn giản,có thể coi toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên lớn.Đồng bằng thấp tập trung ở ven biển ,ít núi.

Châu phi có khí hậu nóng,khô nhất thế giới vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến có nhiệt độ cao và lục địa hình khối,kích thước lớn,bờ biển ít bị cắt sẻ nên ảnh hưởng của biển ko sâu vào đất liền đồng thời được bao bọc bởi các dãy núi cao đồ sộ ngăn cản hơi nước từ biển thổi vào.

19 tháng 12 2016

Câu3 ô nhiễm ko khí

Nguyên nhân Do khí thải từ các hoạt động công nghiệp,giao thông,chất đốt sinh hoạt,bão cát,cháy rừng .Hậu quả Mưa a xít ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp,hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu biến đổi,băng ở 2 cực tan chảy ,mực nước đại dương dâng cao

19 tháng 12 2016

Câu 2 Địa hình tương đối đơn giản,có thể coi toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên lớn.Đồng bằng thấp tập trung ở ven biển ,ít núi.

 

1 tháng 12 2018

* Nguyên nhân:

- Do sự phát triển quá nhanh của công nghiệp và các phương tiện giao thông

- Do sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ và không khí

- Sử dụng nhiều chất đốt trong sinh hoạt.

* Biện pháp

+ Sáng tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều.

+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.

+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.

+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

+ Ngoài ra nên khuyến cao người dân giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm không khí.

13 tháng 12 2021

tham khảo

 

 

b. Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

+ Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thong thải vào khí quyển.

+ Hậu quả: Tạo nên những trận mư a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng nên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng Ôzôn.

 

28 tháng 10 2023

Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước Đông Nam Á:

- Ô nhiễm không khí: Sự gia tăng về công nghiệp và giao thông đã dẫn đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm khí thải xe cộ, khí thải công nghiệp, và sự cháy rừng.

- Ô nhiễm nước: Sự gia tăng dân số và công nghiệp đã làm tăng áp lực lên nguồn nước, gây ô nhiễm nước bởi thải ra các chất độc hại, chất thải công nghiệp và nông nghiệp, cũng như sự mất rừng và sụt giảm diện tích cỏ.

- Ô nhiễm đất: Sự mở rộng của nông nghiệp, sự sụt giảm đất rừng, và việc sử dụng hóa chất nông nghiệp đã gây ô nhiễm đất bởi việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

- Sự suy thoái môi trường tự nhiên: Các quá trình như đất đai và rừng bị suy thoái, đánh bắt cá quá mức, và việc xây dựng hạ tầng đã gây thiệt hại lớn cho môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.

Biện pháp khắc phục:

- Cải thiện quản lý môi trường: Các quốc gia cần tăng cường quản lý môi trường bằng cách đặt ra và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên tự nhiên.

- Thúc đẩy năng lượng sạch: Chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng sạch giúp giảm ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

- Khuyến khích công nghiệp sạch: Thúc đẩy các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và thúc đẩy sử dụng công nghệ xanh.

- Quản lý tài nguyên nước: Cải thiện quản lý nguồn nước bằng cách tăng cường việc sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước.

- Giáo dục và tạo ý thức: Tăng cường giáo dục và tạo ý thức về vấn đề môi trường để người dân tham gia vào bảo vệ và bảo tồn tài nguyên tự nhiên.

- Hợp tác quốc tế: Các quốc gia Đông Nam Á cần hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.

2 tháng 5 2021

* Nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương đang bị ô nhiễm :

+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

* Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống:

+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

3 tháng 5 2021

* Nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương đang bị ô nhiễm :

+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

* Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống:

+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

MÌNH Ở KON TUM