K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

1.

Thời thơ ấu, ta được ở bên mẹ, được mẹ yêu thương và che chở. Khi lớn hơn một chút thì mái trường chính là ngôi nhà thứ hai bao bọc chúng ta suốt những năm tháng học trò.

Em hiện là học sinh lớp 7, trường em học ở cách nhà không xa. Em từng nghe mẹ kể, ngôi trường ấy mẹ cũng đã từng học khi xưa và ngôi trường em có từ rất lâu rồi. Dù bây giờ, trường được tu sửa lại rất nhiều nhưng nó vẫn ẩn chứa một sự cổ kính và trang nghiêm. Trường em rất rộng, khi đi từ cổng màu ghi nhạt vào sẽ thấy bác bằng lăng tím đứng đó như người bảo vệ lặng lẽ. Cứ đến mùa hoa nở, bằng lăng rụng tím một góc cổng trường trông rất thơ mộng. Lớp em nằm ngay giữa, đối diện với cổng trường. Tuy mới học ở đây 2 năm thôi nhưng mọi thứ dường như trở nên rất thân thuộc, em đã quen với màu tường vàng , bảng đen, và những cây bàng được trồng quanh sân trường. Dường như tất cả đều lưu giữ bao hoài niệm, kí ức của thế hệ học sinh đã từng học ở nơi đây. Cây bàng luôn trầm ổn, bình lặng như thế, cây cao, tán rộng, thu đến cây khoác màu áo đỏ tía, vài chiếc lá lìa cành chậm rãi đáp xuống như vừa chút đi một dấu ấn thời gian, đánh dấu sự chuyển mùa. Các bạn học sinh trường em ai cũng thích cây bàng, tuy nó không tươi mới như cây xoan, không mộng mơ như bằng lăng tím, không rực rỡ như cây phượng vỹ nhưng cây bàng lại mang màu sắc của thời gian, của tháng năm học trò.

Sau những ngày tháng bỡ ngỡ, em đã quen dần với không gian trường học, ngày ngày đi đến trường trên con đường quen thuộc với hàng phượng vỹ xanh ngát và mấy cây vú sữa ven đường, cùng các bạn khoác tay nhau ríu rít truyện trò là những lúc vui vẻ nhất, tiếng cười vang khắp không gian. Mái trường là nơi em gắn bó, học những điều hay lẽ phải, rèn luyện bản thân. Rồi sau những giờ học mệt mỏi, tiếng trống vang lên là lúc em được vui chơi cùng các bạn, nào là ô ăn quan, nào là nhảy dây, đá cầu,.. Hàng ngày chăm chú nghe thầy cô giảng những bài toán khó, những bài văn hay, từ đó bồi đắp tích lũy tri thức, biến lời cô, lời thầy thành hành trang của chính mình. Nơi đây như mái nhà thứ hai, chất chứa bao cảm xúc buồn vui tuổi học trò, em đã từng cười, từng khóc, từng hân hoan cùng các bạn trong những khoảnh khắc đáng nhớ. Nó giống như một thước phim tuyệt đẹp, tua lại mới cảm nhận được chúng ta đang trưởng thành từ những cảm xúc , những điều giản dị nhất mà không gian trong thước phim chính là mái trường thân yêu. Nơi đây, em quen được nhiều bạn tốt, cùng nhau làm những điều mình thích, cùng nhau vượt qua các kì thi tuy mệt nhoài mà vẫn cảm thấy thật mãn nguyện.

Trường em đẹp nhất có lẽ khi hè sang, những cây bàng xanh ngát, cây phượng vỹ đỏ rực một góc trời như đốm lửa thắp sáng tâm hồn cô học trò nhỏ. Đừng từ khoảng sân trường, nhìn bầu trời trong xanh và đẹp đến lạ kì với những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Đám mây trắng như đi từ hiện tại vào những trang thơ em đã từng được học, vỗ về tâm hồn, khơi gợi trong em bao xúc cảm êm đềm. Và thế là hè đã về, học sinh chuẩn bị được nghỉ hè sau khi kì thi kết thúc, tiếng trống trường vang lên từng hồi như lưu luyến "tùng, tùng, tùng". Em nghe tiếng trống, nghe tiếng ve sầu kêu trên những cành phượng vỹ, vừa buồn vừa vui, buồn vì phải xa các bạn, xa mái trường, vui vì em sắp có một kì nghỉ hè thú vị. Có lẽ đó là cảm xúc mà ai ai cũng đã từng có trong cuộc đời học sinh, trong những năm tháng học trò. Dường như, sau này khi ta lớn lên và trưởng thành, mỗi khi nghe tiếng trống vang lên, tim ta lại đập rộn ràng.

Mái trường thân yêu đi vào trong tâm thức của mỗi người học sinh một cách dịu dàng, dịu dàng đến nỗi làm ta lưu luyến mãi không thôi.

2.

Bà ngoại - Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi - nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi...

Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền kí ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng: Hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.

Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tảo tần hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính...Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: Nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ,...Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: "Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại"...

"Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?". Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà...Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít "khoe" thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện...Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao!!! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa...

Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai...Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? "Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại...".

Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:"Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi"...

26 tháng 11 2019

b lm hay mạng vậy b??

5 tháng 10 2020

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc

5 tháng 10 2020

"Nhân vật Thạch Sanh là một người vô cùng tốt bụng ,nhân hậu,thật thà dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa.Thạch Sanh luôn nhận mọi việc khó khăn như diệt chăn tinh cứu dân lành,Lý Thông lấp đá hang,đổ oan cho Thạch Sanh.Dẹp được 12 chư hầu bằng tiếng đàn,và lấy chí thông minh để giúp nhân dân lấy lại hòa bình.Trước sự độc ác của Lý Thông nhưng chàng vẫn thể hiện lòng khoan dung của mình.Thạch Sanh là biểu tượng cho sự hòa bình.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình,chán ghét chiến tranh."^^

~STYDY GOOD~

19 tháng 5 2022

Tham khảo

Một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay chính là hiện tượng lũ lụt đang hoành hành mạnh bạo ở miền Trung nước ta và gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần một tháng nay, nước dâng cao ở nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình,… ngập đến tận mái nhà. Nhiều nhà cửa ở các vùng trũng thấp bị cuốn trôi. Động vật và hoa màu bị tàn phá nặng nề và trôi theo dòng lũ không còn lại gì, nhiều lương thực tích trữ cũng bị hư hại. Người dân mất hết tài sản, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng phải ngồi trên nóc nhà đợi người đến cứu trợ. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và mười ba cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của: nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, người dân cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

19 tháng 5 2022

mạng

15 tháng 11 2021

Trả Lời:

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai.Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

15 tháng 11 2021

Nhớ tick cho mk nhoa :3

12 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHA

Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung    khá phổ     biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời    mọc, nhắn gửi,., là tình    yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người… Sau đây là một vài bài tiêu biểu: •    Hỏi: – Ở đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào    thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh ?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây ? •    Đáp: – Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh. 
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. 2.    Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này? 3.    Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Ai vô xứ Huê thì vô… 

4.    Đứng bèn ni đồng, ngó bèn tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bèn tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.


 

 

 

 •    Câu hát thứ nhất: 


 

Đầy là câu hỏi và lời đáp (đố – giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân… hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội… Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố: –    Ở đâu năm cửa nàng ơi ?
Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây? Người đáp trả lời rất đúng: –    Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong.
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. Hỏi – đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy chàng trai và cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hờn trong sự kết giao về mặt tình cảm. •    Câu hát thứ hai:    Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Mở đầu câu hát là cụm từ Rủ nhau quen thuộc trong ca dao: Rủ nhau xuống biển mò cua… Rủ nhau lên núi đốt than… Rủ nhau đi tắm hồ sen… Ở bài này là Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, một thắng cảnh có giá trị lịch sử và văn hóa rất tiêu biểu của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Câu hát này gợi nhiều hơn tả. Nó gợi tưởng tượng của người đọc bằng cách nhắc đến những cái tên tiêu biểu cho cảnh đẹp Hồ Gươm như: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút . Cảnh sắc đẹp đẽ, da dạng hợp thành một không gian thơ mộng, thiêng liêng, mang đậm đấu ấn lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc. Những địa danh, cảnh trí trên được nhắc đến bằng tình yêu tha thiết và hiềm hãnh diện, tự hào của người dân về Hồ Gươm, về kinh đô Thăng Long nói riêng và cả đất nước nói chung. Câu cuối: Hỏi ai gây dựng nên non nước này? là câu hỏi tu từ nghệ thuật, có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định vai trò to lớn của tổ tiên, ông cha chúng ta trong sự nghiệp dựng xây non sông gấm vóc của dòng giống Tiên Rồng. Đây cũng là dòng thơ xúc động nhất. Câu hát nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giữ gìn và phát huy tinh hoa truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Cảnh đẹp Hồ Gươm ở đây được nâng lên ngang tầm non nước, tượng trưng cho non nước Việt Nam. Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô… Gảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Huế đẹp như một bức tranh sơn Thủy hữu tình. Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc… và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Huế. Ai vô xứ Huế thì vô là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người. Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế. *    Câu hát thứ tư: Đứng bèn ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Có hai cách hiểu khác nhau về câu hát này, dựa trên sự thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể là một chàng trai hoặc một cô gái. Cách hiểu thứ nhất: Đây là lời của chàng trai trong một sớm mai nào đó ra thăm đồng. Đứng trước cánh đồng mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông và trước vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cô thôn nữ, chàng trai đã cất lên lời ngợi ca để thông qua đó bày tỏ tình cảm của mình. 

Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng rộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc có cảm giác đứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.

Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ  Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.

 Cách hiểu thứ hai cho rằng bài ca này là lời của một cô gái. Trước cánh đồng lúa xanh tốt, ngời ngời sức sống, cô gái nghĩ về tuổi thanh xuân của mình và bỗng dưng cảm thấy có một nguồn hứng khởi đang dào dạt trọng lòng; từ đó nảy ra so sánh tuyệt vời: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cô gái cảm thấy mình đẹp, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống. Niềm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với nét đặc sắc về cảnh trí, lịch sử, Văn hóa… Ẩn chứa đằng sau những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ ấy là tình yêu tha thiết, nồng nàn của người dân đất Việt.
12 tháng 9 2016

hớ cái này trên mạng . Bn lấy trên mạng thì còn nói lm j , nếu thế đâu cần phải gửi bài lên hoc24 nữa . Haizzhum

16 tháng 1 2019

Mik đang cần rất gấp ạ !!!

22 tháng 3 2019

Mình thấy người anh ban thì rất ít kỉ nhưng sau khi thấy được tấm lòng của em mik thì lại mở rộng lòng mình để đón nhận nó! Vì vậy người anh là một nhân vật hướng nội!

12 tháng 11 2018

TÌnh nào đẹp bằng tình bằng hữu

Cùng chia sẻ vui thú buồn đau

Nơi nào ta cũng có nhau

Bạn bè ta mãi gởi chao tâm tình

12 tháng 11 2018

bạn bè là nghĩ tương thân 

khó khăn thuận lợi ân cần có nhau 

bn bè là nghĩa trước sau 

tuổi thơ cho đến bạc đầu ko phai 

k nha !!