Câu 1 :đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay
(trích Sang thu-Anh Thơ)
a,Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
b,Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật
c,Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về 2 câu thơ cuối
Câu 2:"Thái độ tích cực là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng"
Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày ý kiến của em về câu nói trên
Câu 3 : Viết bài văn thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm
1. a. Thể thơ : 8 chữ
b. Nhà thơ đó sử dụng nghệ thuật nhân hóa tre buồn”, “chuồn chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy : “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đó bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mỏc vừa làm say lũng người.
c. Gợi ý
Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trí tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hỡnh ảnh nụng thụn Việt Nam vào mựa hố, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người: ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gỡ đó đó qua.
I. Mở bài:
Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
- Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.
II. Thân bài:
* Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
- Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.
* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:
- Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
- Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
- Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.
* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.
- Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
- Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.
* Tác dụng:
- Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
- Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.
III. Kết bài:
Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.