K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2019

đề bài éo có thì sáng tạo kiểu méo j

13 tháng 11 2019

đây là dạng bài mở !

26 tháng 4 2019

Vào vai Giôn - xi

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

> <



 

Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không?

Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.

Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường. Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.

Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn, cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe... Ngoài ra, tớ vẫn thấy được một vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn, to hơn. Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gốc cây này tránh nắng, đứa này tranh nhau ngồi ở gốc cây với đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ. Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn. Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tôi xúc động đến tột cùng - thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi "đây ư?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sự cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc.

Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cám ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy. Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15' một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngửa, nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười.

Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thầy, từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động, rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.

Tớ chỉ viết đến đây thôi. Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống".

6 tháng 5 2016

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người tên là Sơn Tinh, chúa tể của miền non cao, tài nghệ phi thường. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người tên là Thủy Tinh, chúa tể của vùng nước thẳm, có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai người đều xứng đáng làm rể vua Hùng nhưng vua Hùng chỉ có một người con gái, nên băn khoăn không biết gả cho ai. Cuối cùng, vua đành phán rằng: Sáng mai, ai đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh mang đủ sính lễ theo yêu cầu của vua Hùng: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vua Hùng ưng ý, cho Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên.

Vì đến muộn nên không lấy được vợ, Thủy Tinh giận dữ, đùng đùng đuổi theo. Chàng hóa phép gây ra mưa to gió lớn, dâng nước sông lên cao hòng nhấn chìm đồng ruộng, núi đồi. Sơn Tinh chiến đấu kiên cường. Cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức thua trận, đành ôm mối hận tình.

... Mối thù từ ngàn xưa, cho đến nay Thủy Tinh vẫn không quên. Mùa lũ năm 2006, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lấy Mị Nương.

Gần một tuần nay, những đám mây xám đầy hơi nước che kín mặt trời. Tiếng sấm nổ ran. Ánh chớp nhoang nhoáng xé rách bầu trời u ám. Từ thượng nguồn, nước lũ đổ về cuồn cuộn, cuốn phăng mọi thứ bắt gặp trên đường. Sông Hồng sục sôi sóng đỏ, giống như một con ngựa bất kham đang tung bờm phi nước đại. Nước dâng mấp mé mặt đê, con đê sừng sững chạy dọc theo sông, làm nhiệm vụ ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng.

Mặc cho Thủy Tinh điên cuồng, hung hãn báo thù, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh chống trả bằng mọi lực lượng và phương tiện hiện đại. Trên chiếc trực thăng đặc biệt do đại bàng cầm lái đang bay là là sát mặt sông, Sơn Tinh dùng ống nhòm quan sát, phát hiện ra những chỗ Thủy Tinh tập trung nhiều quân nhất để tấn công phá vỡ thân đê. Thôi thì đủ cả thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá... đàn đàn lũ lũ hùng hổ kéo sau Thủy Tinh, tưởng sẽ nhấn chìm đất Phong Châu trong biển nước.

Sơn Tinh sáng suốt chỉ huy trận đánh qua máy bộ đàm. Hàng trăm chiếc máy xúc, máy ủi sẵn sàng chờ lệnh, ở những quãng đê xung yếu, người đông như kiến, hối hả khiêng đất, khiêng đá và móc các khối bê tông đúc sẵn vào cần cẩu. Hàng chục chiếc cần cẩu giống như những cánh tay bằng thép khổng lồ làm việc không biết mệt. Chỉ sau một thời gian ngắn, dãy sà lan có sức chứa hàng ngàn tấn đã được xếp đầy đất đá để dùng cho việc vá đê nếu chẳng may đê bị vỡ. Trên mặt sông, hàng chục xe lội nước dàn hàng ngang, rà lưới sát đáy sông, bắt sống vô số quân tướng của Thủy Tinh, khiến cho hàng ngũ bị rối loạn, mất tinh thần chiến đấu. Cho đến lúc này, dẫu Thủy Tinh đã trổ hết tài nhưng con đê sông Hồng vẫn sừng sững như bức tường thành không gì tàn phá nổi. Hễ Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hoá phép nâng con đê lên cao bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh thì sức cùng lực kiệt, bại trận đành rút quân về.

Khắp mặt đất rộn ràng tiếng trống chiêng và tiếng reo hò mừng chiến thắng. Bầu trời lại xanh trong, chan hoà ánh nắng. Cây cối xanh tươi trở lại, chim chóc líu lo, muông thú tưng bừng mở hội. Người người hân hoan và càng thêm tin tưởng vào tài đức tuyệt vời của Sơn Tinh - vị thần ngự trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi.

Suốt mấy ngàn năm qua, năm nào Thủy Tinh cũng đánh Sơn Tinh nhưng chưa bao giờ thắng. Tuy vậy, Thủy Tinh không nguôi mối hận thù, hằng năm cứ đến tháng bảy, tháng tám lại gây ra giông bão, lũ lụt.

Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết đẹp và hay vào bậc nhất trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Truyện phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa, đồng thời cũng nêu lên chân lí: con người có thể làm được tất cả với ý chí và nghị lực phi thường của mình.
 

6 tháng 5 2016

Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Vua đã hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Vua truyền cho hai người cùng trổ tài. Lời vua truyền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai, gây sấm sét đùng đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề nước đổ, trời đất tối tăm. Cả một vùng đất rung chuyển, thật là rùng rợn. Đến lượt Sơn Tinh liền khoan thai vẫy tay hóa phép dời núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lại trận nước dâng lên của Thủy Tinh. Sơn Tinh giơ gậy thần chỉ bốn phương, lập tức cảnh vật trở lại bình thường, trời trong, sông lặng, cây cỏ xanh tươi.

Vua Hùng thấy hai người cùng tài giỏi không biết nên gả con gái cho ai. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi phán rằng:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có lễ vật ra mắt ta! Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con gái cho người ấy!

Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến dâng vua, lễ vật của Sơn Tinh có 10 cái  laptop đời mới, 5 siêu xe trị giá hơn 10 tỉ đồng, 10 bộ trang sức làm bằng kim cương chính hiệu và thẻ đỏ của 2 ngôi biệt thự lớn ở Hawaii . Vua Hùng giữ lời hẹn gả công chúa cho Sơn Tinh.

Thủy Tinh cũng đem ngọc châu, đồi mồi, san hô, bao giống tôm cá quý đến ,những chiếc phi thuyền 5 sao ,hàng trăm viên minhc hâu lấp lánh ,hàng nghìn bộ trang sức đắt tiền dâng vua. Nhưng Thủy Tinh đến chậm quá. Sơn Tinh đã rước công chúa về núi mất rồi.

Trong lúc Sơn Tinh đang mở tiệc tiếp khách vì mới rước về 1 cô vợ mới .Thì nghe tin thời sự ,Thủy Tinh đã kêu gọi toàn bộ cổ đông dưới biển hợp lại đánh đổ Sơn Tinh đòi lại Mị Nương.Ngoài ra Thủy Tinh còn có những lời bói khiêu khích khiến các cổ đông trên đất liền tức giận.Vừa hết tin thời sự thì bỗng nhiên cup điện .Hóa ra các nhà máy thủy điện sẽ ko thể hoạt động được nữa vì Thủy Tinh đã từ chối cung cấp nước .Tiếp theo một trận bão lớn gắp đổ bộ vào đất liền và nguyên nhân chính là chính là Thủy Tinh .Sơn Tinh càng không chịu thua cho các thợ xây chuyên nghiệp nhất xây bắp bờ đê bằng loại xi măng ,sắt ,...đắt tiền nhất .Sau khi xây xong các cổ đông trên đất liền triệu tập thổ địa làm cho mặt đất dưới biển rung chuyển khiến nhiều loài động vật ,thủy hải sản khiếp sợ .Và họ bật máy nổ lên tiếp tục rượu chè trên đảo Cát Bà .Từ trên đình tháp eiffel Sơn Tinh cô cùng nổ giận làm cho trời đổ mưa đá sập nhà nhân dân .Và Sơn Tinh cũng không chịu thua ,thần dùng thần lực tạo ra một lớp màng bảo vệ mặt đất .Cả hai bên cứ thế cho hết ngày .Và kết quả thua cuộc luôn thuộc về Sơn Tinh .Cứ khi nào rảnh rỗi Thủy Tinh lại lên face khiêu chiến với Sơn Tinh
14 tháng 9 2019

Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.

Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.

Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.

Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.

Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.

Cuộc chiến gay go diễn ra suốt nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng với sự đoàn kết của người dân và tài năng phép thuật của Sơn Tinh, Sơn Tinh và nhân dân đã chiến thắng Thủy Tinh, đẩy lùi dòng nước. Thủy Tinh thua trận đành rút quân về.

Sơn Tinh bảo vệ được vợ và sự bình yên cho người dân. Tuy nhiên không chấm dứt ở đó, mỗi năm sự giận dữ của Thủy Tinh lại nổi lên, cuộc chiến vẫn không kết thúc. Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân, nhờ tài năng của Sơn Tinh mà luôn đẩy lùi được được cơn phẫn nộ sông nước của Thủy Tinh.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

Nguồn : mạng.

=))

14 tháng 9 2019

Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.

Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.

Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.

Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:

-         Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.

Tôi mỉm cười bảo họ:

-         Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.

Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:

-         Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.

Tôi cười khẩy:

-         Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?

Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.

Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?

Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:

-         Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.

Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.

Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.

Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:

-         Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.

Tôi vùng dậy thét:

-         Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?

-         Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.

Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.

Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.

Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!

Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung?

21 tháng 3 2017

(5 điểm)

MB

Giới thiệu nhân vật, sự việc

TB: Nhập vai nhân vật (vua Hùng Vương, Thủy Tinh, Lạc hầu) kể lại đoạn truyện.

Chú ý cách xưng hô “ta/ tôi”

KB

Nêu kết truyện và ý nghĩa của câu chuyện về mặt lịch sử, cuộc sống.

15 tháng 12 2017

Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính

15 tháng 12 2017

Bài văn đạt 7,5 điểm và lời phê “Bài viết của em nằm ngoài sức tưởng tượng của cô” đang được cư dân mạng share “điên đảo” trong hai ngày nay. Bài văn được đăng lại trên các trang giải trí và được bình luận là “giống một thứ thuốc giúp làm giảm stress”.

Bài văn có nội dung như sau:

"Đề bài:

Tưởng tượng 20 năm sau, một ngày em về thăm trường, viết thư cho 1 người bạn cùng học ngày ấy kể lại buổi thăm trường này.

Bài làm:

Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033

Khánh thân mến!

6 tháng 12 2019

Từ xưa đến nay, người tài trí luôn được coi trọng, bởi họ có thể giúp ích cho nước nhà. Trải qua các triều đại với nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều người tài giúp ích cho đất nước, giúp nước ta vượt qua khó khăn mỗi khi có quân xâm lược. Trong nhân gian cũng có nhiều câu chuyện kể về người tài, đề cao những người có đức, có tài, trong số đó có truyện Em bé thông minh.

Ngày xửa, ngày xưa, có một vị vua nổi tiếng là thanh liêm, bình an trị quốc rất giỏi. Một ngày nọ, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc khắp nơi đều nhòm ngó và muốn tiến quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà vua bèn sai cận thần của mình đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua cai trị đất nước. Vị cận thần nghe lời vua dặn, đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn chưa thấy có một người nào thông minh, lỗi lạc.

Một ngày nọ, vị cận thần đi qua cánh đồng quê, nơi đây chỉ toàn những người nông dân chân lấm tay bùn, lúc đầu ông nghĩ rằng: “Người tài chắc sẽ không hiện hữu ở những nơi như thế này đâu”. Sau đó, ông nhìn thấy hai cha con nhà nông phu đang miệt mài làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày còn người con trai khoảng bảy, tám tuổi đang đập đất. Vị cận thần lúc này đã rất chán nản, tuyệt vọng, nhưng rồi ông tự nhủ “Hay là mình cứ thử xem sao, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra”.

PROMOTED CONTENT

Mgid

Mỗi đêm, bạn sẽ bị mất 1kg, nếu bạn làm điều này trước khi ngủ!

Thechokoslimlb

Anh chàng kiếm 6,9 tỷ mỗi tháng bằng phương pháp quái đản.

Freetut

10 điều mà cô nàng nào cũng muốn bạn trai làm mà không cần nói ra

Herbeauty

Ông bèn cất tiếng hỏi:

– Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Nghe thấy câu hỏi từ vị cận thần, người cha chỉ biết ngẩn ra, không biết trả lời quan như thế nào vì quá khó. Đúng lúc đó, cậu bé để tóc trái đào nhanh nhảu hỏi lại quan rằng:

– Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Ông lão đánh cá và con cá vàng – Chương trình Ngữ văn lớp 6

Viên quan nghe thấy liền sửng sốt, mừng thầm trong lòng. Ông nghĩ rằng cậu bé này chính là người tài mà ông muốn tìm kiếm. Ông bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi vội lên ngựa về tâu với vua.

Vị cận thần về kể lại câu chuyện cho nhà vua nghe, nhà vua rất mừng rỡ nhưng ông vẫn chưa tin ngay và muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Ngài bèn sai người ban cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng đó phải nuôi ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau phải nộp đủ, nếu không cả làng phải chịu tội.

Nhận được lệnh bề trên, cả làng vô cùng lo lắng, rất nhiều cuộc họp làng đã được mở ra để tìm cách giải quyết tình huống nguy nan này nhưng vẫn vô ích. Ngay sau đó, cậu bé nghe được tin này và liền nói với cha rằng:

– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

Người cha nghe con nói vậy rất sợ hãi, vội khuyên can:

– Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có mà dại dột mà mất đầu đấy con ạ!

– Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc.

Thấy con quả quyết như vậy, người cha cũng không nói gì thêm, vội ra trình với làng. Dân làng nghe vậy nửa tin nửa ngờ, bắt hai cha con viết giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Vài ngày sau, hai cha con cũng đến được hoàng cung, cậu bé dặn cha đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào trong rồi lăn ra khóc nức nở. Nghe thấy tiếng khóc, vua sai lính dẫn em bé vào và hỏi:

– Thằng bé kia! tại sao nhà ngươi lại khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nghe thấy vậy, cậu bé nín khóc, dụi mắt vờ đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con thì chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

Nghe cậu bé nói vậy, nhà vua và các quan triều đình đều bật cười, vua đáp:

– Này nhóc! Mày muốn có em chơi cùng thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được.

Chỉ đợi nghe câu này của nhà vua, em bé tươi tỉnh đáp:

– Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

– Ta thử trí thông minh của nhà ngươi đấy thôi. Thế làng các ngươi không biết đem trâu ra giết thịt ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.

Nhà vua rất hài lòng với cách ứng xử của em bé nhưng vẫn muốn thử tài em một lần nữa. Ngày hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm thì nhà vua cho cận thần đem đến một con chim sẻ, lệnh cậu bé dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi chạy đi lấy một cây kim và nói với sứ giả rằng: “Ông cầm lấy cái này, về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao thật sắc để xẻ thịt chim”.

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Câu cá mùa thu của tác giả Nguyễn Khuyến

Sứ giả mang cây kim về tâu với đức vua, nhà vua thán phục trí thông minh của cậu bé, thưởng cho hai cha con rất hậu hĩnh. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Không lâu sau, có một nước láng giềng muốn chiếm bờ cõi nước ta. Họ sai sứ giả đem sang cho nước ta một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố chúng ta sâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc. Nhà vua thấy vậy bèn triệu tập bá quan văn võ trong triều để tìm cách giải quyết nhưng vẫn không được. Đức vua bèn sai người đi hỏi cậu bé. Khi nghe thấy quan mang dụ chỉ của vua đến, cậu bé chỉ cười và hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang…

Rồi cậu bé nói với viên quan rằng: “Cứ làm theo cách đó là xâu được ngay”.

Nghe cậu bé nói vậy, viên quan vội vã về tâu với nhà vua. Vua sai người làm theo những gì cậu bé dặn và đúng là con kiến càng đã sâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Nhà vua và triều đình ai cũng vui mừng, sứ giả nước bạn thì vô cùng thán phục. Sau này, em bé được vua phong làm Trạng nguyên và được ở trong dinh thự hoàng cung tiện cho việc giúp vua bình an trị quốc.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, quan niệm ấy từ xưa đến nay vẫn được chúng ta duy trì và phát huy. Người có trí tuệ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, cũng giống như cậu bé trong câu chuyện, thay vì suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được lệnh vua ban thì hãy đặt ra các tình huống tương tự để nhà vua thực hiện. Câu truyện giống như một lời nhắn nhủ đến các nhà lãnh đạo và các thế hệ trẻ của nước ta hiện nay. Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, cần phải biết lựa chọn người tài để giúp sức. Còn thế hệ trẻ thì cần phải cố gắng để trở thành những người tài, có ích cho đất nước. Mỗi một cá nhân cần phải rèn luyện cả đức và tài, chăm chỉ học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.

Từ xưa đến nay, người tài trí luôn được coi trọng, bởi họ có thể giúp ích cho nước nhà. Trải qua các triều đại với nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều người tài giúp ích cho đất nước, giúp nước ta vượt qua khó khăn mỗi khi có quân xâm lược. Trong nhân gian cũng có nhiều câu chuyện kể về người tài, đề cao những người có đức, có tài, trong số đó có truyện Em bé thông minh.

Ngày xửa, ngày xưa, có một vị vua nổi tiếng là thanh liêm, bình an trị quốc rất giỏi. Một ngày nọ, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc khắp nơi đều nhòm ngó và muốn tiến quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà vua bèn sai cận thần của mình đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua cai trị đất nước. Vị cận thần nghe lời vua dặn, đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn chưa thấy có một người nào thông minh, lỗi lạc.

Một ngày nọ, vị cận thần đi qua cánh đồng quê, nơi đây chỉ toàn những người nông dân chân lấm tay bùn, lúc đầu ông nghĩ rằng: “Người tài chắc sẽ không hiện hữu ở những nơi như thế này đâu”. Sau đó, ông nhìn thấy hai cha con nhà nông phu đang miệt mài làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày còn người con trai khoảng bảy, tám tuổi đang đập đất. Vị cận thần lúc này đã rất chán nản, tuyệt vọng, nhưng rồi ông tự nhủ “Hay là mình cứ thử xem sao, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra”.

15 tháng 12 2015

Ta là Thuỷ Tinh,một người đã năm lần bảy lượt đánh nhau với Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương,nhưng chẳng hiểu vì sao mỗi lần ta đánh nhau với Sơn Tinh ta đều thua.

Nguyên nhân là do hôm đó,ta nghe bọn thuỷ binh và các loài vật dưới biển nói rằng:”Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần,tính nết hiền hậu,dịu dàng và muốn kén cho con một người chồng xứng đáng để làm rể.”:M02: Nghe vậy,không đợi chờ gì nữa,ta liền đến xin cầu hôn nàng. Nhưng không biết ý trời thế nào,ta và một người nữa đến thành Phong Châu để xin cầu hôn nàng. Anh ta mặc bộ áo giáp,bước đi mạnh mẽ,hùng dũng và cũng có sức mạnh chẳng thua kém gì ta:vẫy tay về phía Đông,phía Đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía Tây,phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi,mọi người đều gọi anh ta là Sơn Tinh. Sau đó,ta cũng trổ tài:ta vung tay,miệng cất tiếng oang oang,rồi một luồn gió mạnh nổi lên,mây đen đua nhau kéo đến,mưa trút xuống ào ào .Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai và từ chối ai,bèn cho mời các lạc hầu đến bàn bạc. Xong,vua phán:
_Hai ngươi đều vừa ý ta,nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào. Thôi thì...ngày mai,ai đem sính lễ đến trước thì sẽ được vợ.
Chúng ta tâu hỏi đồ sính lễ,vua nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
_Một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao,mỗi thứ phải đủ một đôi.
Nghe vua phán như vậy ta cũng hơi lo vì những thứ vua ra đều là những sản vật ở rừng,Sơn Tinh dễ dàng kiếm được,nhìn mặt thằng Sơn Tinh cười hí hí trong miệng là thấy ghét.Còn ta lại ở dưới nước thì làm sao đây ,lấy đâu ra những thứ ấy. Nếu vua yêu cầu cá,tôm hay rồng cũng được,như thế thì quá dễ.Phen này khó mà lấy được vợ.
Sáng hôm sau,từ lúc mặt trời còn ngáy ngủ,Sơn tinh đã đem lễ vật đến. Ta đến sau,không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đánh ghen với Sơn Tinh. Vừa đuổi theo,ta vừa hét:”Sơn Tinh trả Mỵ Nương lại cho ta,trả vợ yêu cho ta.”Trận đánh giữa ta và Sơn Tinh diễn ra rất ác liệt.Ta hô mưa,gọi gió,làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời,dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng,tràn vào nhà cửa,dâng lên lưng đồi,sườn núi,tưởng như cả thành Phong Châu đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ta biết ,nàng Mỵ Nương đang lo lắng cho cha và các thần dân,nhưng ta không thể nào làm khác được,lí do là một điều vô cùng đơn giản vì ta muốn chiếm lại nàng. Nghĩ rằng có thể chiếm được Mỵ Nương nên tôi rất đắc chí và đánh đến cùng.Nhưng thằng Sơn Tinh chẳng hề nao núng vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Ta dâng nước cao lên bao nhiêu,nó lại làm núi đồi cao bấy nhiêu. Đánh ròng rã mấy tháng trời,ta vẫn không thắng thằng Sơn Tinh đáng ghét,cuối cùng sức ta đã kiệt đành phải rút quân về.
Từ đó oán nặng thù sâu,năm nào ta cũng làm mưa đẻ đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng vậy,ta đánh đến mỏi mệt,chán chê nhưng vẫn không thắng nó để cướp Mỵ Nương và rút quân về. Ta phải lủi thủi ra về tay không khi trong lòng đầy oán hận. Từ đó,nhân dân đã chế nhạo ta vì đã làm hại dân lành.

 

22 tháng 3 2021

Ta đây chính là Sơn Tinh Tinh . Ta vừa sống dưới nước vừa sống trên rừng . Hôm kia , nghe đâu Vua Hùng nói sẽ gả mị nương . Vì ta đang trong tình trạng " FA '' nên ta quyết sẽ dựt mị mị mị mị nương về . to be continue ......................................