K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

Tham khảo ạ

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

14 tháng 10 2021

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.

Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người - một bài thơ gửi gắm nhiều bài học sâu sắc. Ngay từ nhan đề, người đọc đã có cảm nhận bài thơ mang dáng vẻ những truyện cổ tích mà bà, mẹ vẫn thường hay kể. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự được kể lại để lí giải về nguồn gốc của loài người. Tác giả lần lượt kể lại sự ra đời của các sự vật. Đầu tiên trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất như thiên nhiên (cây cối, ánh sáng, con đường…) và con người (mẹ, bà, bố, thầy cô…). Mỗi một sự vật, Xuân Quỳnh lại dùng những cách miêu tả khéo léo để người đọc dễ dàng hình dung hơn. Từ những hình ảnh đó, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh, cũng như gửi gắm thông điệp hãy luôn yêu thương, chăm sóc trẻ em.

16 tháng 5 2022

tham khảo
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu

19 tháng 10 2023

Cần đáp ứng:

+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.

+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.

+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.

 

8 tháng 3 2022

Tham khảo: Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.

Tham khảo

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo:

  Bài thơ "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" nằm trong tập "Nhật kí trong tù", được Người viết vào giai đoạn 1942 - 1943, khi đang bị cầm tù trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên đầy mãnh liệt nữa. Và "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Nó vừa là bức tranh hiện thực chốn lao tù, vừa là tình yêu thiên nhiên, vừa chứa đựng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác ở trong đó. Hồ Chí Minh qua "Vọng Nguyệt" đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc sống. Đó là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. Ngay trong ngục tù, Người vẫn có thể ngắm trăng, thưởng trăng, tâm hồn ấy thật lạc quan biết mấy. Đó là tâm hồn tràn ngập tự do, tràn ngập tình yêu đời, lạc quan về cuộc sống, vượt mọi hoàn cảnh để tìm đến với tự do, đúng như tinh thần mà tiêu đề của tập thơ "Nhật kí trong tù" đề cập đến.

4 tháng 12 2021

Tham khảo

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

25 tháng 11 2023

THAM KHẢO:

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

14 tháng 3 2022

REFER

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới. 

14 tháng 3 2022

tham khảo

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới. 

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Tham khảo:
Nhà thơ Ta-go đã gợi lên trong em những cảm xúc trìu mến về tình mẫu tử thiêng liêng qua bài thơ Mây và sóng. Hình ảnh đứa trẻ nhỏ ở trong bài thơ hiện lên thật ngô nghê nhưng chứa chan tình thương yêu dành cho mẹ của mình. Là một đứa trẻ, những trò chơi, những nơi vui chơi mới lạ, những ngày chỉ có rong chơi không phải học tập thật hấp dẫn biết bao. Thế nhưng, người con đã cưỡng lại được những lời mời gọi hấp dẫn ấy của người trên mây, trong sóng. Bởi, đối với người con, hơn tất cả những điều ấy chính là người mẹ đang chờ đợi ở nhà. Nghĩ đến mẹ, tất cả những trò chơi đều trở nên kém hấp dẫn. Người con còn tự nghĩ ra những trò chơi thú vị, để được ở cùng mẹ, được lăn vào lòng mẹ, được cùng mẹ cười tan. Những điều giản dị, mộc mạc ấy khiến người con vui sướng khôn cùng. Bởi chỉ cần được ở bên mẹ là đã hạnh phúc lắm rồi. Tình cảm thuần túy, nồng ấm ấy của người con khiến em như được nhìn thấy chính mình. Bởi em cũng yêu mẹ của mình lắm, cũng vui sướng lâng lâng khi được mẹ ôm vào lòng, thủ thỉ trò chuyện. Thật tuyệt biết mấy khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ!

19 tháng 3 2022

Hạnh phúc là cảm giác sung sướng do hoàn toàn đạt được ý nguyện của mình. Như vậy, khi chúng ta mong ước điều gì thì việc đạt được những điều đó sẽ khiến chúng ta hạnh phúc. Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”. Để chạm đến hạnh phúc, chúng ta phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: hoặc là làm việc lớn, những việc làm vĩ đại hoặc là làm việc nhỏ với tình yêu thật lớn. Chúng ta có thể tự tạo ra hạnh phúc bằng những việc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ. Đặc biệt, có lẽ, chẳng lứa tuổi nào giàu mơ ước, hoài bão thậm chí là tham vọng như tuổi trẻ. Hạnh phúc là khi bạn dám mơ ước, biết ước mơ và dám hành động để đạt mơ ước. Hạnh phúc chân chính là niềm hạnh phúc giúp tuổi trẻ có được động lực để trở thành những con người tự tin, năng động và sống có ích với cuộc đời. Thật đáng trách cho những ai xem thường hạnh phúc của bản thân và người khác, sống vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Tất nhiên, họ sẽ không được hạnh phúc. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công.