K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2019

Tham khảo ý:

Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.

6 tháng 10 2019

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Chế Lan Viên và thi phẩm Con cò

+ Chế Lan Viên là nhà thơ người Quảng Trị, ông nổi tiếng với phong trào Thơ mới bởi tập thơ để lại dấu ấn: Điêu tàn (1937)

+ Con cò là bài thơ được sáng tác 1962, được in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão ( 1962)

+ Khai thác hình tượng con cò trong ca dao, dân ca, lời hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời con người

II. Thân bài

1. Phân tích ý nghĩa biểu tượng con cò

* Hình tượng con cò qua lời ru từ tuổi thơ

- Hình ảnh con cò ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ nông dân vất vả giàu đức hi sinh

- Hình ảnh con cò được gợi trực tiếp từ những câu ca dao được dùng làm lời hát ru:

“ Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng”

+ Hình ảnh con cò gợi lên cuộc sống xưa cũ từ làng quê đến phố xá, bình dị, ít biến động

+ Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ: hình ảnh con cò vất vả, lam lũ trong ca dao

“ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Hay:

“ Cái cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

- Hình ảnh của người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả nuôi chồng con, con cò trở thành biểu tượng của những người nông dân cực khổ, vất vả. Hình ảnh con cò đi vào thế giới tâm hồn của đứa con

* Con cò gần gũi, thân thiết với đứa con qua lời ru dịu dàng, ngọt ngào

- Từ rời ru của mẹ, con cò bước ra làm quen với đứa con thơ, rồi cò trở thành người bạn thân thiết

- Cò gắn bó với con từ lúc thơ ấu khi ở trong nôi,khi tới trường tới lúc trưởng thành:

“ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”

- Cò trở thành người bạn đồng hành thân thiết, cánh cò không ngừng nghỉ bay qua không gian và thời gian, bay theo từng ước mơ – khao khát của con

* Hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng nhân hậu bao la của mẹ dành cho cuộc đời con

- Từ sự thấu hiểu tấm lòng của người mẹ, nhà thơ tự đúc kết và khái quát nội dung tình cảm

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

- Câu thơ chứa đầy tình yêu thương, triết lý, khẳng định tình mẫu tử bền chặt son sắc (thông qua điệp từ “dù” và “vẫn”)

- Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng và lời ru đúc kết trong hình tượng

“ Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”

- Chỉ với hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ mà vẫn chứa bao bài học về cuộc đời cũng như tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con sâu lắng qua âm điệu thiết tha của những lời ru.

2. Nghệ thuật của bài thơ

- Thể thơ tự do nhưng mang dáng dấp của thơ lục bát giàu cảm xúc, nhịp điệu

- Bài thơ mang âm điệu dân ca, sâu lắng, ngọt ngào như một điệu ru ấm áp

- Sự sáng tạo hình ảnh, biểu tượng gần gũi thân thuộc vẫn có khả năng hàm chứa ý nghĩa mới

III. Kết bài

- Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên gợi nhắc điệu hát ru ấm áp, thân thương vận dụng sáng tạo nhịp điệu, lời ca của dân ca

- Bài thơ là sự khẳng định, ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người từ trung tâm hình tượng con cò được gợi ra trong những câu ca dao quen thuộc.

28 tháng 11 2016

1) Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.

CON CÒ TRONG CA DAO(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?(2) Trong các loài...
Đọc tiếp

CON CÒ TRONG CA DAO

(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?

(2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Namthường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng

(3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng.                                                                                                                                                      (4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước. Mong các bạn giúp

0
11 tháng 9 2023

Đoạn văn thể hiện một cảnh quan thiên nhiên rất sống động và tươi đẹp. Cảnh cò bay lả bay la, lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng tạo nên một hình ảnh rất sinh động và hài hòa.

Sự di chuyển của con cò và các yếu tố thiên nhiên khác, như lá trúc, sông, trái mơ, đều được miêu tả rất chi tiết và tinh tế, tạo nên một cảm giác trong sáng và thanh thoát.

Đoạn văn có thể gợi lên trong bạn cảm giác yên bình, sự hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng vẻ đẹp của từng chi tiết nhỏ. Cảnh quan thiên nhiên như vậy thường có khả năng tạo ra sự bình yên và sự tĩnh lặng trong lòng người đọc.

12 tháng 12 2021

làm ơn giúp mình với 

 

12 tháng 12 2021

eoeo

26 tháng 12 2021

từ láy là: rập rờn

26 tháng 12 2021

2 . Từ láy : - từ láy bộ phận : rập rờn...

     Từ ghép đẳng lập : cánh cò...          

26 tháng 12 2021

PTBĐ chính : Biểu cảm

Thể thơ lục bát

26 tháng 12 2021

- PTBĐ chính : Biểu cảm .

- Thể thơ : lục bát .

26 tháng 12 2021

  -  Mình chỉ làm đc câu 2 và câu 4 thui ^v^ -

        - Thông cảm cho mình nhé -

Câu 2.  

- BPTT nổi bật:  Điệp ngữ[ cũ sao ] 

- Hiệu quả của BPTT: 

+ Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ.

+ Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung…

Câu 4. Doạn thơ trên giúp em khơi gợi : Niềm tự hào, yêu quý đối với khúc hát dân ca quê hương… tình yêu, sự gắn bó với nguồn cội với quê hương, đất nước…

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.(1) Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(2) Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(3) Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi : 1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên 2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam 3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì? 4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

ai giúp mình đi ạ 

1
26 tháng 9 2016

Sao khó nhìn vậy bạn.Bạn đăng lại câu hỏi rõ ràng tí nhé!

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Con cò bay lả bay laTheo câu quan họ bay ra chiến trườngNghe ai hát giữa núi nonMà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất nàyCũ sao được cánh cò bay la đàCũ sao được sắc mây xaCũ sao được khúc dân ca quê mình!          (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích  trên? Câu 2. ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường

Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây

 

Nghìn năm trên dải đất này

Cũ sao được cánh cò bay la đà

Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

          (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) 

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích  trên? 

Câu 2.  Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 

Câu 3. Tìm biện pháp tu từ nổi bật và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu in đậm?

Câu 4.  Đoạn thơ trên khơi gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì? 

 

ĐỀ 4:

Phần 1: Đọc hiểu 

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

                                    …“Ai đi vô nơi đây

                                        Xin dừng chân xứ Nghệ

                                         Ai đi vô nơi này

                                        Xin chân dừng xứ Nghệ

 

                                       Nghe câu hò ví dặm

                                      Càng lắng lại càng sâu

                                      Như sông La chảy chậm

                                     Đọng bao thuở vui sầu…

                                                          (Trích: Gửi bạn người Nghệ Tĩnh - Huy Cận)

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ 2?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

 

ĐỀ 5:

Phần I: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cái cò … sung chát đào chua

     Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

   Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

                          (Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

ĐỀ 6:

Phần I: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

MẸ VÀ QUẢ

                                                         Nguyễn Khoa Điềm

“…Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn 

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?”

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

0