K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2019

“Cha ơi, mẹ con đâu?”. Câu hỏi của đứa con thơ dại lại vang lên, và một lần nữa làm con tim tôi đau nhói. “Mẹ đang cùng bà nội sống ở một nơi thật xa, con ạ!” … “Thế sao mẹ Đản không về nhà chơi với Đản?” … “Mẹ còn phải chăm sóc bà mà con. Mẹ Đản về chơi với Đản thì ai sẽ trông nom bà, đúng không nào?”. Đứa bé suy nghĩ một lúc rồi “dạ” một tiếng rõ to và trở lại nô đùa cùng chúng bạn sau khi được tôi giải đáp. Còn tôi lại đứng lặng người, chỉ mong con tha lỗi, vì tôi chỉ có thể trả lời bé như vậy. Nó còn quá nhỏ, quá bé bỏng để có thể hiểu mọi việc. Tôi đã quyết định đến một ngày nào đó, khi bé đã khôn lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe tất cả những gì mà nó đang thắc mắc – câu chuyện về người mẹ thùy mị, nết na. Nghĩ đến đây, khóe mắt tôi đã ngấn lệ, và bao nhiêu kí ức lại ùa về…

Một buổi sáng trong lành, từng chú chim nhảy nhót trên cành và líu lo cất tiếng ca, từng cây lá khẽ đung đưa theo lời ru của chị Gió, mọi vật xung quanh đều tươi tắn, vui mừng như gửi ngàn lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của tôi - Trương Sinh – và nàng – Vũ Nương. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng biết bao khi lấy được nàng làm vợ. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, cùng sống ở huyện Nam Xương quê tôi. Từ lâu, tôi đã mến mộ tư dung tốt đẹp của nàng. Vẻ đẹp của cả tâm hồn và vóc dáng ấy đã khiến không biết bao nhiêu chàng trai mơ ước, và trong đó có tôi. Tôi quyết định bàn việc với bố mẹ và mang trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng. Cha mẹ hai bên đều ưng thuận, tôi quyết mang đến cho nàng một cuộc sống êm ấm. Thế nhưng, có lẽ nàng đã không nhận được những gì mà nàng tưởng tượng và xứng đáng được nhận, bởi tôi là một kẻ vô học, bất tài vô dụng, và theo như tôi tự nhận thấy thì tôi rất hay ghen. Biết vậy nên cô vợ khôn khéo của tôi luôn luôn giữ gìn đúng khuôn phép, làm tôi cũng rất yên lòng. Thế mà ông trời lại không cho chúng tôi được hạnh phúc. Thành thân với nàng không bao lâu thì tôi lại nhận lệnh phải đi lính, giúp triều đình chống giặc. Tôi không nỡ nào bỏ lại mẹ già ốm yếu và người vợ mà tôi hết mực yêu thương. Nhưng số trời nào có thể tránh, tôi đành ngậm ngùi tòng quân giúp nước trong nỗi buồn chia li vô hạn, bởi tôi biết mình chẳng học hành gì nên không có cách chối từ.

Ba năm dài dằng dặc ấy rồi cũng trôi qua, tôi được trở về nhà sau khi giặc giã đã dẹp yên. Ba năm qua, tôi luôn sống trong nỗi nhớ thương và lo lắng về mẹ và vợ. Tôi quyết nghe theo lời dặn của hai người, không ham danh lợi để quay trở về được bình an. Không còn lâu nữa, tôi sẽ được gặp đứa con trai đầu lòng, được gặp lại mẹ và vợ - những người tôi hằng thương nhớ. Thế nhưng, niềm vui sum họp vừa được nhen nhóm thì tôi đã phải nhận một tin dữ: mẹ tôi đã mất! Ông trời ơi, sao ông lại bất công thế này? Tôi chưa từng làm điều gì xấu, sao ông cứ phải gieo rắc cho tôi những nỗi đắng cay và đau đớn đến vậy? Được nhìn lại khuôn mặt thân yêu của vợ và hình ảnh đứa con bé bỏng, thế nhưng sao lòng tôi không thể nào vui lên được, cứ nặng trĩu một nỗi buồn mất mát. Tôi dắt bé Đản – con trai tôi – cùng đi thăm mộ người mẹ hiền mà tôi hết mực tôn kính. Đứng trước ngôi mộ của mẹ, tôi không kìm nổi nước mắt, cũng bởi tôi quá nhu nhược và chưa làm được gì để báo hiếu cho mẹ. Sao mẹ lại ra đi trong khi con chưa thể đền đáp ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của mẹ? Tôi hối hận và thấy mình sao quá hờ hững lúc trước, không chăm chỉ học tập, nuôi mộng đỗ đạt, trả hiếu cho cha mẹ, để rồi giờ đây tất cả đã quá muộn màng. Tôi ôm lấy bé Đản và cất tiếng bày tỏ nỗi đau của mình cho con nghe. Thế nhưng, than ôi, tất cả như được sắp đặt để đánh ngã bản thân tôi, con tôi hỏi tôi cũng là cha của nó ư? Chẳng lẽ người vợ hiền của tôi đã không chung thủy? Không thể thế được, tình yêu thương mà tôi dành cho nàng là rất chân thật, và nàng cũng hiểu được điều đó cơ mà! Tôi gặng hỏi thêm thì bé Đản kể rằng đêm nào cũng có một người đến bên mẹ nó. Đã vậy, mẹ nó còn bảo đó chính là cha của Đản. Quá nóng vội và để nỗi ghen tuông điều khiển mọi tâm trí lẫn hành động, tôi đùng đùng trở về nhà, không nói không rằng, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Giờ đây, khi đã hiểu rõ nguồn cơn và nghĩ lại, tôi thấy mình hồ đồ quá! Lúc đó tôi đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của nàng và kể cả những lời khuyên ngăn của bà con làng xóm. Chỉ vì một lời nói ngây dại của con và bản tính bồng bột của tôi mà nàng đã phải chịu nỗi oan nhục kêu trời không thấu. Nàng đã phải tự trầm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo vệ cho tiết hạnh của mình. Tôi chỉ cảm thấy một chút tiếc thương, và vẫn cho rằng mình đúng. Cho đến một đêm, tôi cùng bé Đản – lúc này đã ba tuổi rưỡi – ngồi trong căn phòng trống. Dưới ánh đèn dầu mập mờ, bỗng nhiên bé Đản chỉ tay vào bóng của tôi trên 1 vách và reo lên: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Không thể nào, cha của nó lại chỉ là một cái bóng vô tri vô giác thôi ư? Vậy là tôi đã trách nhầm Vũ Nương? Trời ơi, đến giờ tôi mới rõ được nỗi oan của vợ mình. Hằng đêm, nàng đã mượn bóng mình trên vách để giải đáp cho con về cha nó – cũng như tôi đang dối nó bây giờ. Tôi quyết định đi hỏi cặn kẽ từng người thân, hàng xóm và cuối cùng lại phải ân hận đến tận xương tủy khi biết thêm nhiều điều về nàng trong thời gian tôi đi lính… Vợ tôi ngày ngày chờ mong tôi quay về trong nỗi buồn tủi mà khó ai thấu hiểu được. Nàng luôn giữ lòng chung thủy, một mình nuôi dạy con, chăm sóc mẹ tôi và lo toan mọi việc trong gia đình… Nhưng giờ đây, dù tôi có biết chuyện và hối hận thì nàng cũng không thể quay trở về được nữa rồi!

Một hôm, trong lúc tôi đang dạy con học bài thì bỗng có một người đàn ông đến nhà và xin gặp. Anh ta tên là Phan Lang, người cùng làng với tôi. Theo lời anh ấy kể, anh được Linh Phi – vợ vua Nam Hải – cứu giúp khi bị rơi xuống sông Hoàng Giang. Anh ta gặp vợ tôi ở đây và nhận gửi lời nhắn của nàng cho tôi. Lúc đầu, tôi cũng không tin Phan Lang, bởi ở đời làm gì có chuyện lạ kì đến vậy. Nhưng sau khi anh đưa tôi xem một chiếc hoa vàng lấp lánh, tôi nhận ra ngay đây là kỉ vật mà tôi đã mua tặng cho nàng trước khi tôi tòng quân đánh giặc. Tôi nghe theo lời anh, lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang, cúng tế ba ngày ba đêm. Quả thật, đến ngày thứ ba thì Vũ Nương đã trở về. Nàng ẩn hiện giữa dòng sông, cờ hoa võng lọng rực rỡ. Nàng trao gửi tấm lòng mình cho tôi và dặn tôi sống tốt. Vì phải chịu ơn Đức Linh Phi nên nàng không thể về được nữa. Tôi ngậm ngùi nhận lời nàng. Nàng mỉm cười với tôi và biến mất, để lại tôi bao nỗi tiếc thương và day dứt. Có lẽ tôi sẽ không thể nào tha thứ cho lỗi lầm mà mình đã gây ra!!!

Giờ đây, khi nhớ lại những kí ức nghiệt ngã ấy, tôi lại càng vững chắc quyết tâm sống tốt hơn, nuôi dạy bé Đản nên người. Con ơi, hãy thay cha thực hiện một ước mong cháy bỏng – cải đổi xã hội phong kiến lạc hậu này, giúp cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn, con nhé!

1 tháng 10 2019

a. Mở bài

- Giới thiệu tình huống kể chuyện: Sống thiếu vắng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ.

- Nhiều lần hỏi cha, cha hứa lúc khôn lớn cha sẽ kể.

b. Thân bài

  • Kể về cuộc đời của mẹ:

- Kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha: Nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha.

- Kể về những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi Đản, chăm sóc bà nội ốm và lo ma chay chu đáo cho bà.

- Những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, Đản lại vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ. Thanh minh không được mẹ đi nhảy xuống sông tự vẫn.

- Sau cũng vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn.

- Cha đau khổ, ân hận, lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Đản trong nỗi day dứt khôn nguôi.

  • Những cảm xúc và suy nghĩ của Đản (có thể đan xen trong khi kể):

- Bây giờ thương mẹ, ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết.

c. Kết bài

- Khẳng định tình yêu thương và kính trọng với mẹ.

  • Bày tỏ mong muốn không ai phải chịu nỗi đau như gia đình Đản.
Cho đoạn văn tóm tắt sau:Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn tóm tắt sau:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

1
3 tháng 4 2017

Đáp án B

26 tháng 8 2016

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

  • Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
  • Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
  • Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

  • Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
  • Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.
  • Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
  • Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
  • Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.
  • Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.
  • Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

  • Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .
  • Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
  • Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
2 tháng 10 2019

Mở bài: Giới thiệu nhân vật "tôi" Trương Sinh.

Thân bài:-Khái quát lại câu chuyện đã xảy ra khi "tôi" vừa đi lính vừa(nghe con thơ kể về việc cứ mỗi đêm lại có một người đàn ông đến nhà mà sinh nghi..)

-Hành động ghen tuông đối với vợ:Đánh đập chửi mắng,ruồng bỏ...

-Tâm trạng khi vợ mất:+Buồn bã,đau khổ,hối hận khi làm sai lỗi lầm.

+Day dứt không nguôi muốn được vợ tha thứ.

+Rơi vào tuyệt vọng bỏ bê nhà cửa ruộng vườn.

Kết bài:Tóm gọn lại tâm trạng của nhân vật "tôi".

Bé Đản

Mở Bài:-Giới thiệu nhân vật "tôi" là Bé Đản.

Thân Bài :-Sự hối hận do bản thân còn nhỏ chưa hiểu chuyện đã hại chết mẹ.

-Nhắc về lỗi lầm mà người cha đã gây ra không cố ý làm cho cha buồn nhưng muốn cha thay đổi tính cách:Không ghen tuông mù quáng cũng như không vu oan giá họa cho người khác khi chưa hiểu rõ sự tình.

-Cầu mong rằng mẹ linh thiêng tha lỗi cho hai cha con.

Kết bài:Bày tỏ niềm thương xót mẹ của nhân vật "tôi"