K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2019

Trong truyện Thạch Sanh nhé!

Thạch Sanh ko có cây đèn bạn ơi XD

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 12 2018

* Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn

- Tiếng đàn vừa thể hiện tài năng, vừa nói lên nỗi lòng của Thạch Sanh khi bị giam trong ngục.

- Tiếng đàn cũng giúp công chúa khỏi bị câm, giúp Thạch Sanh giải được nỗi oan uổng.

- Tiếng đàn còn có giá trị biểu tượng, giống như tiếng đàn của vua Nghiêu vua Thuấn trong điển tích. Tiếng đàn là ước mơ của nhân dân tự ngàn đời về một đất nước thái bình thịnh trị. Tiếng đàn Thạch Sanh có sức mạnh cảm hóa quân thù, đẩy lùi được cuộc binh đao, tránh hi sinh xương máu của nhân dân vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.

* Chi tiết niêu cơm thần có ý nghĩa:

- Niêu cơm bé tí nhưng ăn mãi lại đầy khiến cả 18 nước chư hầu đều thán phục và bỏ giáp xin hàng.

- Niêu cơm là ước mơ của nhân dân về cuộc sống no ấm, đủ đầy, đất nước không đói nghèo, loạn lạc.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. Chuyện người con gái Nam Xương có các chi tiết kì ảo sau:

- Phan Lang nằm mộng thả rùa xanh và cứu được Linh Phi - con vua Thủy Tề.

- Phan Lang được Linh Phi trả ơn bằng cách cứu sống khỏi vụ đắm tàu và mời xuống chơi dưới Thủy cung. Nhờ đó mà Phan Lang có dịp gặp lại Vũ Nương - Người cùng làng. Vũ Nương kể chuyện và gửi chiếc hoa vàng và bảo Trương lập đàn tràng giải oan.

- Vũ Nương hiện về giữa cờ hoa võng lọng. Có đến 50 chiếc xe cùng đoàn tùy tùng hiện lên giữa mặt sông. Nhưng Vũ Nương chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào, tạ từ chàng Trương và không trở về nữa.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này. 

3 tháng 10 2021

1. Chuyện người con gái Nam Xương có các chi tiết kì ảo sau:

- Phan Lang nằm mộng thả rùa xanh và cứu được Linh Phi - con vua Thủy Tề-vợ vua biển nam hải.

- Phan Lang được Linh Phi trả ơn bằng cách cứu sống khỏi vụ đắm tàu và mời xuống chơi dưới Thủy cung. Nhờ đó mà Phan Lang có dịp gặp lại Vũ Nương

- Người cùng làng. Vũ Nương kể chuyện và gửi chiếc hoa vàng và bảo Trương lập đàn tràng giải oan.

- Vũ Nương hiện về giữa cờ hoa võng lọng. Có đến 50 chiếc xe cùng đoàn tùy tùng hiện lên giữa mặt sông. Nhưng Vũ Nương chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào, tạ từ chàng Trương và không trở về nữa.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc.

=> chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này.

8 tháng 10 2017

Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

8 tháng 10 2017
  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
12 tháng 6 2016
* Chi tiết tiếng đàn thần kì:
- Tiếng đàn thần: 
Chữa bệnh cho công chúa
Vạch tội mẹ con Lí Thông.
Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ớc mơ công lí .
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nớc ch hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để 
cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình 
của nhân dân ta.
* Chi tiêt niêu cơm thần kì:
- Niêu cơm có sức mạnh phi thờng cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nớc ch hầu phải từ 
chỗ coi thờng, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tợng chng cho tấm lòng nhân đạo, t tởng yêu hoà bình của nhân dân.  
12 tháng 6 2016

Qên r

2 tháng 8 2018

- Niêu cơm: ăn mãi không hết, có khả năng phi thường khiến quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

- Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

10 tháng 3 2019

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + 12 tháng sau mới sinh ra Gióng

     + Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.