K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2019

Nhân vật người cô tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ cho người đọc. Nét nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.

  • Là người thân trong gia đình chắc chắn người cô phải thấu hiểu nỗi khổ của cháu mình khi cha mất, mẹ đi xa. Bà cũng thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt.
  • Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Người cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ
  • Người cô cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình. Không dễ dàng gì khi dứt bỏ hai đứa con thơ để đi bước nữa. Nhưng bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú khi chị dâu mình lâm vào tình cảnh đó. Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dù bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.
29 tháng 8 2019

Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng:
- Cử chỉ đầu tiên của người cô là đến bên Hồng cười và nói, tỏ vẻ quan tâm đến chú bé. Điều đáng quan tâm ở đây không phải là quan tâm, lo lắng, hay thông cảm mà nói( chú ý cái cười, một cái cười vô cùng giả dối, "rất kịch"). Thực ra chỉ là hành động đánh vào tâm lí trẻ con( xa mẹ đã lấu thì tất nhiên muốn gặp mẹ), để hàm ý khinh miệt mẹ Hồng
-Người cô liên tục hỏi, giọng vẫn ngọt. Bà ta đã cố tình nhấn mạnh chữ "phát tài" và ngân dài hai tiếng "em bé" để khắc sâu vào lòng Hồng, nỗi đau xa mẹ, cố ý để Hồng ruồng rẫy người mẹ của mình
-Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.
=>Người cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt. Người cô chính là hiện thân của bất công trong thời xưa và những định kiến của xã hội.

21 tháng 8 2019

Nhân vật người cô tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ cho người đọc. Nét nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.

  • Là người thân trong gia đình chắc chắn người cô phải thấu hiểu nỗi khổ của cháu mình khi cha mất, mẹ đi xa. Bà cũng thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt.
  • Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Người cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ
  • Người cô cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình. Không dễ dàng gì khi dứt bỏ hai đứa con thơ để đi bước nữa. Nhưng bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú khi chị dâu mình lâm vào tình cảnh đó. Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dù bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng:
- Cử chỉ đầu tiên của người cô là đến bên Hồng cười và nói, tỏ vẻ quan tâm đến chú bé. Điều đáng quan tâm ở đây không phải là quan tâm, lo lắng, hay thông cảm mà nói( chú ý cái cười, một cái cười vô cùng giả dối, "rất kịch"). Thực ra chỉ là hành động đánh vào tâm lí trẻ con( xa mẹ đã lấu thì tất nhiên muốn gặp mẹ), để hàm ý khinh miệt mẹ Hồng
-Người cô liên tục hỏi, giọng vẫn ngọt. Bà ta đã cố tình nhấn mạnh chữ "phát tài" và ngân dài hai tiếng "em bé" để khắc sâu vào lòng Hồng, nỗi đau xa mẹ, cố ý để Hồng ruồng rẫy người mẹ của mình
-Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.
=>Người cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt. Người cô chính là hiện thân của bất công trong thời xưa và những định kiến của xã hội.

24 tháng 10 2023

Từ ngữ, hình ảnh diễn tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là:

+ Tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở

+ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng

+ Lời người cô văng vẳng bên tai nhưng nhanh chóng tan biến chỉ còn lại tình yêu thương và cảm xúc hạnh phúc "câu nói ấy bị chìm đi ngay, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa".

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả trong đoạn trích trên sâu sắc và tinh tế. Tác dụng đó là cho thấy những chuyển biến nội tâm trong lòng chú bé Hồng khi nghe những lời nói đay nghiến từ nhân vật người cô và khi ở trong lòng mẹ. Từ đó làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, bất diệt. Dẫu có bị vùi dập nhưng nó vẫn luôn bùng cháy và mãi mãi rực sáng trong tim mỗi người.

- Thông qua cuộc gặp gỡ này, em hiểu bé Hồng là người có tình yêu thương sâu sắc mãnh liệt đối với người mẹ, khao khát nhận được đón nhận tình yêu và sự chở che của mẹ. Dù còn nhỏ tuổi những đã hiểu chuyện và muốn bảo vệ cho mẹ của mình. 

24 tháng 10 2023

cảm ơn bạnnnyeu≥ω≤

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm...
Đọc tiếp

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.

c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.

d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em

e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?

g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

3
29 tháng 10 2016

bài j bạn????????????????????????????

30 tháng 10 2016

v cj potay vj k còn sách

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản...
Đọc tiếp

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:

a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)

c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi "hộ đê" được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi "đốc thúc việc hộ đê"; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)

d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

1
1 tháng 2 2017

- Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng

b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

   + Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

   + Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

   + Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

   + Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

   + Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

   + Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

   + Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

   + Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

   + Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

   + Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

27 tháng 10 2021

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: đối lập

=> An-đéc-xen giúp cho người đọc cậm nhận được cô bé bán diêm mất nhà, mất người thân, bị tước đi hạnh phúc tuổi thơ, bị đẩy ra đường trong cuộc mưu sinh đó là hoàn cảnh bất hạnh, thiếu thốn cả vật chất lẫn tin thần

Saii srr bạn

18 tháng 9 2021

Tham khảo

Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập nội với ngoại cảnh: "Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật." Câu văn làm nổi bật nỗi bất hạnh của hai anh em. Hai anh em quá nhỏ để hứng chịu nổi đau đớn như thế này. Đồng thời tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. Cảnh thiên nhiên là phương tiện để tác giả ký thác tâm trạng buồn thương của nhân vật lên.