K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

11 tháng 8 2019

Mối quan hệ giữa Việt Nam Hoa Kỳ

- Lấy mốc quan trọng từ năm 1945 giữa Việt Minh và Hoa Kỳ thì Việt Minh và Hoa Kỳ từng là đồng minh tương đối, khi cả 2 cùng nhau hợp tác trong quá trình chống Nhật,

- Đến thời kháng Pháp và kháng Mỹ thì Mỹ trực tiếp can dự, tham gia và chiến tranh chống Việt Nam, đặc biệt từ giai đoạn 1965 trở đi.,

- Sau năm 1975 và 1976 khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất quan hệ giữa hai nước căng thẳng, Mỹ thực hiện các lệnh cấm vận với Việt Nam.

- Năm, dưới thời tổng thống Bin Clinton Mỹ bỏ cấm vận và nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ 1995 trở đi quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế văn hóa xã hội mặc dù còn nhiều điểm bất đồng giữa hai nước.

- Năm 2013, đánh dấu mốc quan trọng khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama đã đưa mối quan hệ lên tầm cao mới đó là quan hệ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN.

- Năm 2016 B. Obama thăm Việt Nam, tiếp tục thắt chặt thêm quan hệ giữa hai nước, đặc biệt khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí đã đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển thêm một bước mới.

Với tình hình quốc tế hiện nay nhìn chung quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ luôn phải đặt trong mối quan hệ với sự tổng hòa của các quan hệ quốc tế.

- Thứ nhất, mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam để Việt Nam phát triển kinh tế văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung ngày càng gia tăng.

- Thứ hai, mối quan hệ Việt Mỹ sẽ tác động mạnh đến quan hệ Việt Trung khi Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ, Trung Quốc sẽ coi đây như một nguy cơ và sẽ có những hành động nhằm uy hiếp, đe doa Việt Nam.

- Thứ ba, Mỹ đang cố tạo nên những quan hệ tốt với các nước ven bờ Thái Bình Dương (Triều Tiên, Hàn, Philippin, Việt Nam) nhằm tạo một sự hòa bình khu vực ven biển đông châu Á, khu vực rất thịnh vượng để phát triển đồng thời có lượng hàng hóa vận chuyển quan, nên tạo được hòa bình ở đây sẽ tạo điều kiện cho Mỹ dễ dàng vận chuyển hàng hóa, kiểm soát khu vực thông qua đồng minh. Ngoài ra, việc lôi kéo đồng minh sẽ giúp Mỹ tăng cường bao vây đối với Trung Quốc, Nga ở phía đông.

Nhìn chung, quan hệ với Hoa Kỳ đặt chúng ta nhiều cơ hội và thách thức, chúng ta vẫn luôn tập trung nguyên tắc dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác, hợp tác để phát triển hòa bình hữu nghị theo luật pháp quốc tế, chúng ta hợp tác nhưng giữ nguyên lập trường của mình,chúng ta hợp tác để chúng ta phát triển, để chúng ta tiến bộ chứ không hợp tác để phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nào, không để bị lợi dụng trên tất cả các lĩnh vực đúng như lời bác Hồ nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.

2 tháng 2 2016

 

Quá trình hình thành và phát triển:

 

      Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

-         - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 

-             - 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 

-         - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

 

-         - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

 

-  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

 

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 

-         10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

-         Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC”.

 

-         Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

-          Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 

-         Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới vì:

 

-         Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

 

-         Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 

 

-         EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

2 tháng 2 2016

Quá trình hình thành và phát triển:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).Ngày    1  - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

  - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

   - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

15 tháng 4 2017

1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.

2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh..

21 tháng 9 2018

1,  chính sách đối ngoại của liên xô sau chiến tranh thế giới thứ 2là 

Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN

2 nêu hiểu biết của em về mối quan hệ ngoại giao giữa liên xô với việt nam là

Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đương đầu với một đối thủ có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, trong lịch sử 200 năm lập nước chưa từng nếm mùi thất bại, để chiến thắng, Việt Nam rất cần sự ủng hộ của tất cả các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là của Liên Xô - đồng minh chiến lược, trụ cột của phe XHCN. Quan hệ với Liên Xô là một trong những trục chính, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, trong đó, đồng thuận và không đồng thuậnlà hai mặt của mối quan hệ, thay đổi tùy thời điểm, thể hiện khá rõ nét trong giại đoạn 1954-1964.

mk ko bít đúng ko nên bạn xem lại

24 tháng 9 2018

cảm ơn bạn nhé

11 tháng 4 2017

- Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.

- Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh...


30 tháng 10 2023

Mối quan hệ kinh tế và xã hội giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển tích cực. Trong lĩnh vực kinh tế, việc tăng cường thương mại và đầu tư đã tạo cơ hội cho cả hai quốc gia. Các thỏa thuận thương mại tự do đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, thực phẩm và máy móc. Nga đã đầu tư vào một số dự án ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và tài chính.

Quan hệ xã hội và văn hóa cũng được tăng cường thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, trao đổi học sinh và giảng viên, và hợp tác giáo dục. Điều này đã góp phần củng cố tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Tổng cộng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga được xem là tích cực và có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cả hai quốc gia.