Đóa sen hồng sống giữa bùn lầy tăm tối vẫn vươn lên tìm nguồn ánh sáng và tỏa ngát hương thơm. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vậy, hoàn cảnh sống đã đẩy lão đến cùng quẫn nhưng lão vẫn chọn cho mình cách sống, cốt cách thanh cao và trong sạch. Ở cuối truyện, lão Hạc đã chọn cho mình cái chết như một hành đồng tự giải thoát. Việc lão Hạc tự chọn lấy cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con, cái chết tự nguyện của lão xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng thật đáng kính. Qua đó ta thêm trân trọng tấm lòng, đức hi sinh cho con của một người cha nghèo. Vậy nhưng, tại sao lão lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó? Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu, trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.
Kết thúc của văn bản Lão Hạc là cái chết đột ngột và bất ngờ của lão, và ít ai biết được lí do. Lão dùng bã chó để chết bởi vì lão thấy có lỗi với cậu Vàng _ con chó của lão. Vì quá túng thiếu, và không muốn đụng vào tài sản ( lão muốn để lại cho người con trai ) nên lão buộc phải bán con chó, con vật thân thiết với lão từ khi người con trai ra đi. Lão luôn để dành tiền để con lão cưới vợ vì lão rất yêu con của mình, lão sợ mỗi khi lão đau ốm bệnh tật phải tốn tiền mua thuốc , tốn tiền ăn uống mỗi ngày. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Lão Hạc vẫn còn cách để duy trì sự sống. Nhưng nếu làm thế nghĩa là ăn vào vốn liếng để dành cho con. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. => Đọc kĩ văn bản truyện ta sẽ thấy, cái gọi là "sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến" thực sự khá mờ nhạt, chỉ được thể hiện qua chi tiết thằng con trai lão Hạc phải đi phu đồn điền. Những người sống xung quanh lão, trong đó có ông giáo và vợ ông cùng bà con làng xóm, đều là những người tốt. Họ chưa biết quan tâm và yêu thương những người khổ cực vì họ cũng là những người cực khổ để vật lộn mưu sinh. Chế độ phong kiến không quan tâm nhiều đến nhân dân, vua chúa chỉ nghĩ đến bản thân mình. Vật chất và tinh thần của người dân không được ai chú tâm đến, người dân nghèo khổ, đói chết cũng không là vấn đề của những người bề trên.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Em tham khảo:
Đóa sen hồng sống giữa bùn lầy tăm tối vẫn vươn lên tìm nguồn ánh sáng và tỏa ngát hương thơm. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vậy, hoàn cảnh sống đã đẩy lão đến cùng quẫn nhưng lão vẫn chọn cho mình cách sống, cốt cách thanh cao và trong sạch. Ở cuối truyện, lão Hạc đã chọn cho mình cái chết như một hành đồng tự giải thoát. Việc lão Hạc tự chọn lấy cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con, cái chết tự nguyện của lão xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng thật đáng kính. Qua đó ta thêm trân trọng tấm lòng, đức hi sinh cho con của một người cha nghèo. Vậy nhưng, tại sao lão lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó? Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu, trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.
Tham khảo
Kết thúc của văn bản Lão Hạc là cái chết đột ngột và bất ngờ của lão, và ít ai biết được lí do. Lão dùng bã chó để chết bởi vì lão thấy có lỗi với cậu Vàng _ con chó của lão. Vì quá túng thiếu, và không muốn đụng vào tài sản ( lão muốn để lại cho người con trai ) nên lão buộc phải bán con chó, con vật thân thiết với lão từ khi người con trai ra đi. Lão luôn để dành tiền để con lão cưới vợ vì lão rất yêu con của mình, lão sợ mỗi khi lão đau ốm bệnh tật phải tốn tiền mua thuốc , tốn tiền ăn uống mỗi ngày.
Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Lão Hạc vẫn còn cách để duy trì sự sống. Nhưng nếu làm thế nghĩa là ăn vào vốn liếng để dành cho con. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
=> Đọc kĩ văn bản truyện ta sẽ thấy, cái gọi là "sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến" thực sự khá mờ nhạt, chỉ được thể hiện qua chi tiết thằng con trai lão Hạc phải đi phu đồn điền. Những người sống xung quanh lão, trong đó có ông giáo và vợ ông cùng bà con làng xóm, đều là những người tốt. Họ chưa biết quan tâm và yêu thương những người khổ cực vì họ cũng là những người cực khổ để vật lộn mưu sinh. Chế độ phong kiến không quan tâm nhiều đến nhân dân, vua chúa chỉ nghĩ đến bản thân mình. Vật chất và tinh thần của người dân không được ai chú tâm đến, người dân nghèo khổ, đói chết cũng không là vấn đề của những người bề trên.