Cmr \(mn(m^2-n^2)\) chia hết cho 6
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ta có \(mn\left(m^2-n^2\right)\)
\(=mn\left[\left(m^2-1\right)-\left(n^2-1\right)\right]\)
\(=m\left(m^2-1\right)n-mn\left(n^2-1\right)\)
\(=\left(m-1\right)m\left(m+1\right)n-m\left(n-1\right)n\left(n+1\right)\)
vì \(\left(m-1\right)m\left(m+1\right)\) là tích của 3 số nguyyên liên tiếp nên nó chia hết cho 2 và 3
mà \(\left(2,3\right)=1\)⇒\(\left(m-1\right)m\left(m+1\right)\) chia hết cho 6 ⇒\(\left(m-1\right)m\left(m+1\right)n\) chia hết cho 6
Chứng minh tương tự ta được \(m\left(n-1\right)n\left(n+1\right)\) chia hết cho 6
⇒\(\left(m-1\right)m\left(m+1\right)n-m\left(n-1\right)n\left(n+1\right)\) chia hết cho 6
do đó \(mn\left(m^2-n^2\right)\) chia hết cho 6
a) \(mn\left(m^2-n^2\right)=mn\left[\left(m^2-1\right)-\left(n^2-1\right)\right]\)
\(=mn\left(m^2-1\right)-mn\left(n^2-1\right)\)
\(=\left(m-1\right)m\left(m+1\right)n-\left(n-1\right)n\left(n+1\right)m\)
Vì tích 3 số nguyên liên tiếp luôn chia hết cho 3 nên \(\hept{\begin{cases}\left(m-1\right)m\left(m+1\right)⋮3\\\left(n-1\right)n\left(n+1\right)⋮3\end{cases}}\)
\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}\left(m-1\right)m\left(m+1\right)n⋮3\\\left(n-1\right)n\left(n+1\right)m⋮3\end{cases}}\)
\(\Rightarrow\left(m-1\right)m\left(m+1\right)n-\left(n-1\right)n\left(n+1\right)m⋮3\)
Vậy \(mn\left(m^2-n^2\right)⋮3\left(đpcm\right)\)
b) \(n\left(n+1\right)\left(2n+1\right)=n\left(n+1\right)\left(n+2+n-1\right)\)
\(=n\left(n+1\right)\left(n+2\right)+\left(n-1\right)n\left(n+1\right)\)
Vì tích 3 số nguyên liên tiếp thì chia hết cho 3 và có ít nhất 1 số chẵn nên chia hết cho 6
\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮6\\\left(n-1\right)n\left(n+1\right)⋮6\end{cases}}\)
\(\Rightarrow n\left(n+1\right)\left(n+2\right)+\left(n-1\right)n\left(n+1\right)⋮6\)
Vậy \(n\left(n+1\right)\left(2n+1\right)⋮6\left(đpcm\right)\)
Ta biến đổi như sau : \(mn\left(m^2-n^2\right)=mn\left[\left(m^2-1\right)-\left(n^2-1\right)\right]=mn\left[\left(m-1\right)\left(m+1\right)-\left(n-1\right)\left(n+1\right)\right]\)
\(=n.\left(m-1\right).m.\left(m+1\right)-m.\left(n-1\right).n.\left(n+1\right)\)
Vì \(\left(m-1\right).m.\left(m+1\right)\) và \(\left(n-1\right).n.\left(n+1\right)\) là các tích của ba số nguyên liên tiếp
nên chia hết cho cả 2 và 3 . Mà \(\left(2,3\right)=1\) nên các tích này chia hết cho 6.
Từ đó suy ra điều phải chứng minh :)
Ta có
A = mn(m2 - n2) = mn(m - n)(m + n)
Ta chứng minh A chia hết cho 2
Với m,n có 1 số chẵn thì A chia hết cho 2
Với m,n đều là lẻ thì (m - n) chia hết cho 2
=> A chia hết cho 2 (1)
Chứng minh chia hết cho 3
Với m,n có 1 số chia hết cho 3 thì A chia hết cho 3
Với m,n cùng chia 3 dư 1 hoặc dư 2 thì (m - n) chia hết cho 3
Với m chia 3 dư 1 n chia 3 dư 2 (hoặc ngược lại thì (m + n) chia hết cho 3
=> A chia hết cho 3 (2)
Từ (1) và (2) kết hợp với 2 va 3 nguyên tố cùng nhau thì ta có A chia hết cho 6
Câu 1:
(Đk n € Z) Ta có :n^3+11n=n^3-n+12n=n(n^2-1)+12n=(n-1)n(n...
vì n là số nguyên nên (n-1)n(n+1) là tích của 3 số nguyên liên tiếp nên phải chia hết cho 6;mà 12 lại chia hết cho 6 =>12n cũng chia hết cho 6.
Vậy (n-1)n(n+1)+12n chia hết cho 6 => n^3+11n chia hết cho 6 (đpcm)
Câu 2: Gọi biểu thức trên là a ta có:
A=mn(m²-n²)
= mn(m² - 1 - n² + 1)
= mn [(m-1)(m+1) - (n-1)(n+1)]
= n(m-1)m(m+1) - m(n-1)n(n+1)
{n(m-1)m(m+1) chia hết cho 3 (tính 3 số tự nhiên liên tiếp)
{m(n-1)n(n+1) chia hết cho 3 (tính 3 số tự nhiên liên tiếp)
=> n(m-1)m(m+1) - m(n-1)n(n+1) chia hết cho 3
=> A chia hết cho 3
Câu 3:
n(n+1)(2n+1) = n(n+1)(n+2+n-1)=n(n+1)(n+2)+(n-1)(n+1)n
ba số liên tiếp thì chia hết cho 2 ; chia hết cho 3 --> tổng trên chia hết cho 6
Vậy n(n+1)(2n+1) chia hết cho 6
Câu 4: Gọi biểu thức trên là B ta có:
* B=n^2(n^4-1) = n^2(n^2+1)(n^2 - 1)
= n^2(n^2 - 4 + 5)(n^2 - 1) = n^2(n^2 - 1)(n^2 - 4) + n^2(n^2 - 1).5
= (n - 2)(n-1).n^2(n+1)(n+2) + n^2(n^2 - 1).5
(n - 2)(n-1).n^2(n+1)(n+2) chứa tích 5 số liên tiếp chia hết cho 5 và n^2(n^2 - 1).5 cũng chia hết cho 5
=> B chia hết cho 5
*B=n^2(n^4-1) = n^2(n^2+1)(n^2 -1) là tích 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3
=> B chia hết cho 3
*B=n^2(n^4-1) = n^2(n^2+1)(n^2 -1) = n^2(n^2+1)(n+1)(n-1)
n chẵn => n^2 chia hết cho 4 => A(n) chia hết cho 4
n lẻ => n +1 và n -1 là 2 số chẵn => (n+1)(n-1) chia hết cho 4 => A(n) chia hết cho 4
=> B chia hết cho 4
Vì: 3,4,5 nguyên tố cùng nhau => Bchia hết cho 3.4.5 = 60
Câu 5: Gọi biểu thức trên là C ta có:
Đặt C = mn(m4-n4) = mn(m2-n2)(m2+n2)=mn(m-n)(m+n)(m2+n2)
*)Nếu 1 trong 2 số m,n chia hết cho 2 suy ra C chia hết cho 2.
Nếu k0 thì m,n lẻ suy ra m-n chia hết cho 2 suy ra C chia hết cho 2.
Vậy C chia hết cho 2
*)Nếu m,n có 1 số chia hết cho 3 => C chia hết cho 3.
Nếu k0: +)m,n đồng dư mod 3 => m-n chia hết cho 3 =>C chia hết cho 3
+)m,n chia 3 dư lần lượt là 1, 2 =>m+n chia hết cho 3 => C chia hết cho 3.
Vậy C chia hết cho 3.
*)Nếu m,n có 1 số chia hết cho 5 => C chia hết cho 5
Nếu k0 +)m,n đồng dư mod 5 =>m-n chia hết cho 5
+)m,n có số dư mod 5 là (1,2), (1,3), (1,4), (2,3), (2,4),(3,4)
Các trường hợp (1,4),(2,3) =>m+n chia hết cho5
Còn lại m2+n2 chai hết cho 5 (do 1 số chính phương chia 5 dư 0,1,4 nên bạn có thể tự thử các trường hợp còn lại)
Vậy C chia hết cho 5.
Từ kết quả trên => C chia hết cho 30( đpcm).
bn copy link này nhé :
https://olm.vn/hoi-dap/detail/13781733895.html
Mình lười viết lém