cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AD, tia phân giác góc B cắt AC và AD lần lượt tại E và F
a) tính AD? biết AB= 6cm Ac=8cm
b) cm: tam giác ABE đồng dạng với tam giác DBF
c) cm: DF.EC=FA.AE
giúp mình với, mơn nhìu á ^^
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) xét tam giác abc vuông tại a, có
bc^2=ab^2+ac^2 suy ra bc=10 cm
có Sabc=1/2*ab*ac
suy ra 1/2ad*bc=1/2*ab*ac
suy ra ad=4,8cm
b) xét tam giác ABE và DBF, có
\(\widehat{BAC}\)= \(\widehat{BDF}\)=90 độ
\(\widehat{ABE}\)= \(\widehat{EBC}\)
do đó tam giác ABE đồng dạng DBF
hình bạn tự vẽ
a) Áp dụng Pytago ta có:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
<=> \(BC^2=6^2+8^2=100\)
<=> \(BC=10\)
\(S_{ABC}=\frac{AD.BC}{2}=\frac{AB.AC}{2}\)
=> \(AD.BC=AB.AC\)
=> \(AD=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{6.8}{10}=6,4\)
b) Xét tam giác ABE và tam giác DBF có:
góc BAE = góc BDF = 900
góc ABE = góc DBF (gt)
suy ra: tam giác ABE ~ tam giác DBF
c) Áp dụng tính chất đường phân giác ta có:
\(\frac{AE}{EC}=\frac{AB}{BC}\) (1)
\(\frac{DF}{FA}=\frac{BD}{AB}\) (2)
Xét tam giác BDA và tam giác BAC có:
góc B chung
góc BDA = góc BAC = 900
suy ra: tg BDA ~ tg BAC
=> BD/BA = BA/BC
Từ (1) , (2) và (3) suy ra: \(\frac{AE}{EC}=\frac{DF}{FA}\)
=> \(DF.EC=FA.AE\)
a: Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=100\)
hay BC=10cm
Xét ΔABC có BD là đường phân giác ứng với cạnh AC
nên \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{CD}{BC}\)
hay \(\dfrac{AD}{6}=\dfrac{CD}{10}\)
mà AD+CD=8
nên Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
\(\dfrac{AD}{6}=\dfrac{CD}{10}=\dfrac{AD+CD}{6+10}=\dfrac{8}{16}=\dfrac{1}{2}\)
Do đó: AD=3cm; CD=5cm
b: Xét ΔABC vuông tại A và ΔHBA vuông tại H có
\(\widehat{ABC}\) chung
Do đó: ΔABC\(\sim\)ΔHBA
Suy ra: \(\dfrac{BA}{BH}=\dfrac{BC}{BA}\)
hay \(AB^2=BH\cdot BC\)
c) Ta có: \(\widehat{ABD}=\widehat{DBC}\)( BD là phân giác )\(\Rightarrow90^0-\widehat{ABD}=90^0-\widehat{DBC}\Rightarrow\widehat{BIH}=\widehat{ADI}\Rightarrow\widehat{AID}=\widehat{ADI}\Rightarrow\Delta ADI\) cân tại A\(\Rightarrow AI=AD\Rightarrow\dfrac{AB}{AI}=\dfrac{AB}{AD}\)
Xét Δ ABI và Δ CBD có:
\(\widehat{BAI}=\widehat{BCD}\left(\Delta ABC\sim\Delta HBA\right)\)
\(\dfrac{AB}{AI}=\dfrac{BC}{CD}\left(=\dfrac{AB}{AD}\right)\)
\(\Rightarrow\Delta ABI\sim\Delta CBD\left(c.g.c\right)\)
d) Xét ΔABH có:
BI là tia phân giác của \(\widehat{ABH}\)
\(\Rightarrow\dfrac{IH}{IA}=\dfrac{BH}{AB}\left(1\right)\)( tính chất tia phân giác)
Xét ΔABC có:
BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)
\(\Rightarrow\dfrac{AD}{DC}=\dfrac{AB}{BC}\left(2\right)\)( tính chất tia phân giác)
Ta có: \(\dfrac{BH}{AB}=\dfrac{AB}{BC}\left(\Delta ABC\sim\Delta HBA\right)\left(3\right)\)
Từ \(\left(1\right),\left(2\right),\left(3\right)\Rightarrow\dfrac{IH}{IA}=\dfrac{AD}{DC}\left(đpcm\right)\)
Hình vẽ:
Lời giải:
a)
Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông $ABC$:
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\) (cm)
\(S_{ABC}=\frac{AB.AC}{2}=\frac{AD.BC}{2}\Rightarrow AD=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{6.8}{10}=4,8\) (cm)
b)
Xét tam giác $ABE$ và $DBF$ có:
\(\widehat{ABE}=\widehat{DBF}(=\frac{\widehat{B}}{2})\)
\(\widehat{BAE}=\widehat{BDF}(=90^0)\)
\(\Rightarrow \triangle ABE\sim \triangle DBF(g.g)\)
c)
Xét tam giác $ABD$ có đường phân giác trong $BF$, áp dụng tính chất đường phân giác: \(\frac{AF}{DF}=\frac{AB}{BD}(1)\)
Xét tam giác $BDA$ và $BAC$ có:
\(\widehat{B}\) chung
\(\widehat{BDA}=\widehat{BAC}(=90^0)\)
\(\Rightarrow \triangle BDA\sim \triangle BAC(g.g)\Rightarrow \frac{BA}{BD}=\frac{BC}{BA}(2)\)
Xét tam giác $BAC$ có đường phân giác trong $BE$, áp dụng tính chất đường phân giác ta có: \(\frac{BC}{BA}=\frac{EC}{AE}(3)\)
Từ \((1);(2);(3)\Rightarrow \frac{AF}{DF}=\frac{EC}{AE}\Rightarrow AE.AF=DF.EC\) (đpcm)