K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2019

Chia li, chuyện ấy tưởng chừng như chỉ có ở con người, ở những người đã lớn, đã trưởng thành. Vậy mà tác giả Khánh Hoài đã đem sự chia ly ấy đến với hai con búp bê. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, nhà văn Khánh Hoài đề cập đến những tình cảm và tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng và cao đẹp của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào bất hạnh để khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta: Tình cảm anh em trong sáng và biết thông cảm với những bạn có hoàn cảnh không may.

Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài đạt giải nhì, trích trong tuyển tập thơ văn được giải thưởng cuộc thi viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học giáo dục tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển – 1992.

Truyện viết về cuộc chia tay đầy xúc động và những tình cảm chân thành của hai anh em ruột khi gia đình tan vỡ. Nhân vật chính là Thành và Thủy. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người xưng ”tôi”trong truyện là Thành, là người chứng kiến các việc xảy ra, cũng là người cùng chịu nỗi đau như em gái mình. Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật. Mặt khác, kể theo ngôi này cũng làm tăng tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn.

Nhan đề mang ý nghĩa ẩn dụ và biểu tượng sâu sắc. Búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và đây cũng chính là cuộc chia tay của Thành và Thủy. Trẻ em chính là những nạn nhân đau xót của các cuộc hôn nhân không hạnh phúc, đáng lẽ ra các em phải được sống trong một gia đình đủ đầy thì lại phải chia lì nhau, mỗi người một nẻo.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Yêu thương nhau là vậy, thế mà hai anh em lại phải chia lìa nhau. Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng, cặp mắt buồn thăm thẳm, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay anh. Thành buồn bã, không muốn chia đồ chơi, muốn cho em tất cả. Hai anh em cứ thừ ra, chẳng muốn chia bôi, cũng chẳng muốn thu lại. Khi phải chia con Én nhỏ và con Vệ sĩ, hai anh em rất buồn khổ, đau xót, bất lực . Rõ ràng là hai anh em rất buồn bã, đau đớn, không muốn chia nhau búp bê. Người mẹ đã phải giục đến lần thứ ba thì hai anh em mới phải bắt buộc chia nhau. Và khi nghe nói đến phải chia cả hai đều rất lo lắng, sợ hãi, lo âu.

Khi thấy anh chia hai con búp bê ra hai bên, Thủy còn tru lên giận dữ. Tâm trạng của Thủy có sự mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở chỗ một mặt Thủy rất giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nhưng mặt khác em lại rất thương anh, sợ đêm đêm không có con vệ sĩ canh giấc ngủ cho anh, nên đã rất bối rối sau khi đã tru tréo lên giận dữ. Đưa ra tình huống này, nhà văn Khánh Hoài muốn gợi lên trong lòng mỗi chúng ta những suy nghĩ lắng sâu và đợi chờ câu trả lời của bạn đọc chúng ta. Có lẽ cách tốt nhất là gia đình Thành – Thủy phải đoàn tụ thì hai anh em sẽ không phải chia tay nhau, hai con búp bê cũng mãi được ở bên nhau.

Những mâu thuẫn và hình ảnh của hai anh em Thành Thủy khi chia đồ chơi gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc làm cha, làm mẹ, haỹ có trách nhiệm hơn với cuộc sống gia đình, hãy gìn giữ và cùng nhau vun đắp hạnh phúc, để trẻ em được hưởng cả tình yêu thương của cha và mẹ.

Đoạn cuối tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp. Và ở đoạn này, thực sự người đọc không thể kìm được cảm xúc của. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Bàng hoàng và bất ngờ nhất khiến ai cũng phải giật mình là chi tiết khi Thủy cho biết: Em sẽ không được đi học nữa, do nhà bà ngoại xa trường quá mà em sẽ phải đi bán hoa quả. Điều đó có nghĩa là sau cuộc chia tay thầy và bạn này, cô bé đáng thương ấy sẽ bị ném ra cuộc đời kiến sống, sẽ vĩnh viễn mất niềm vui tuổi học trò Þ thật là xót thương.

Kể lại câu chuyện chia tay đẫm nước mắt ấy, sau khi ra khỏi trường, Thành đã: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Đây là tình huống trớ trêu, đối chọi giữa nội tâm và ngoại cảnh. Cũng là diễn biến tâm lí được tác giả miêu tả rất hài hoà. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tạo vật đẹp đẽ, vô tư, bình thản trước cảnh ngộ bất hạnh của con người làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ, lạc lõng của nhân vật trong truyện và như một lời nhắc khẽ: mỗi người hãy lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng, vô tình.

Tóm lại, qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn nhắn nhủ tới bạn đọc rằng tình cảm của gia đình, hạnh phúc của gia đình vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do nào để làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

16 tháng 7 2019

cảm ơn bn nha

27 tháng 6 2018

ôi bài thơ bi đát quá đi

người từ bỏ , người lại phải chia li 

con gái lớn vẫn trong vòng tay mẹ 

mẹ dù già vẫn một lòng thương con.

HAY THÌ NHA CÁC CHẾ , THƠ E TỰ SÁNG TÁC ĐỂ ĐỐI ĐÓ 

27 tháng 6 2018

Câu hỏi : Không có

Trả lời : Không biết

Lí do : Đề bài?

" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."

=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.

"Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.

"Thương con cha ráng sức ngâm

....

Chở câu lục bát hao gầy tình cha."

=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.

Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?

của bạn đây nhé

19 tháng 10 2021

mn nhớ đừng chép mạng nhé

19 tháng 10 2021

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-tinh-mau-tu-qua-bai-tho-may-va-song-cua-tac-gia-ta-go-a85548.html#ixzz79hxRtxhM

Hơi dài, bạn thông cảm nha!!!

 

 

26 tháng 3 2022

tham khảo :

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã mở ra cho người đọc khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật sinh động và đẹp mắt.  Quê hương của tác giả hiện lên với một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.  Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá thể hiện một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, tâm hồn Tế Hanh như hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

6 tháng 11 2021

tham khảo

Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà.Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

6 tháng 11 2021

Tham khảo

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của chaCha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát

C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do

Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là danh từ ?

A. Cánh diều B. Trào tuôn

C. Giọt nước D. Nước mắt

Câu 3. Trong các dòng thơ từ 1 đến 4, những tiếng nào được gieo vần với nhau?

A. sông - nồng, cha - hà - ra B. tuôn - muôn, trầm – ngâm - mầm

C. sông - nồng, cha – ngân - ra D. hoa – xa, gầy – mây – gầy

Câu 4. Cụm từ nào dưới đây không phải là cụm động từ?

A. cõng nắng qua sông B. sinh ra từ nguồn

C. một dải ngân hà D. nảy mầm từ hoa

Câu 5. Câu thơ: “Lúa xanh, xanh mướt đồng xa” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Điệp ngữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “thăng trầm” trong bài thơ?

A. Nhịp điệu trầm – bổng (cao – thấp) trong câu thơ.

B. Ổn định, hạnh phúc trong cuộc sống.

C. Đáng thương, khổ sở, nhiều niềm đau.

D. Không ổn định, lúc thịnh lúc suy trong cuộc đời.

Câu 7. Trong bài thơ trên, người cha được khắc họa qua những hình ảnh nào?

A. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy.

B. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy, quê nghèo.

C. Dáng hao gầy, quê nghèo, cánh diều.

D. Cánh diều, nước mắt cay nồng, cánh cò.

Câu 8. Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung chính của bài thơ?

A. Tô đậm tình yêu thương của mẹ dành cho con.

B. Thể hiện sự nỗ lực và vươn lên từ cuộc sống nghèo khổ.

C. Nhấn mạnh vào sự bảo vệ, che chở của cha mẹ dành cho con.

D. Ca ngợi tình yêu thương và đức hi sinh của người cha dành cho con.

b. Tự luận

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”

1
7 tháng 12 2021

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát

C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do

Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là danh từ ?

A. Cánh diều B. Trào tuôn

C. Giọt nước D. Nước mắt

Câu 3. Trong các dòng thơ từ 1 đến 4, những tiếng nào được gieo vần với nhau?

A. sông - nồng, cha - hà - ra B. tuôn - muôn, trầm – ngâm - mầm

C. sông - nồng, cha – ngân - ra D. hoa – xa, gầy – mây – gầy

Câu 4. Cụm từ nào dưới đây không phải là cụm động từ?

A. cõng nắng qua sông B. sinh ra từ nguồn

C. một dải ngân hà D. nảy mầm từ hoa

Câu 5. Câu thơ: “Lúa xanh, xanh mướt đồng xa” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Điệp ngữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “thăng trầm” trong bài thơ?

A. Nhịp điệu trầm – bổng (cao – thấp) trong câu thơ.

B. Ổn định, hạnh phúc trong cuộc sống.

C. Đáng thương, khổ sở, nhiều niềm đau.

D. Không ổn định, lúc thịnh lúc suy trong cuộc đời.

Câu 7. Trong bài thơ trên, người cha được khắc họa qua những hình ảnh nào?

A. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy.

B. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy, quê nghèo.

C. Dáng hao gầy, quê nghèo, cánh diều.

D. Cánh diều, nước mắt cay nồng, cánh cò.

Câu 8. Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung chính của bài thơ?

A. Tô đậm tình yêu thương của mẹ dành cho con.

B. Thể hiện sự nỗ lực và vươn lên từ cuộc sống nghèo khổ.

C. Nhấn mạnh vào sự bảo vệ, che chở của cha mẹ dành cho con.

D. Ca ngợi tình yêu thương và đức hi sinh của người cha dành cho con.

b. Tự luận

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”

=> BPTT: So sánh