K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hòn Bà Nguyên Sơ Nha Trang

Vài Nét Về Hòn Bà

Với độ cao hơn 1.500m, Hòn Bà (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) được ví như Đà Lạt bởi khí hậu ôn hòa và những thảm rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi. Vài năm gần đây, Hòn Bà đã trở thành địa điểm được nhiều bạn trẻ ưa thích mạo hiểm lựa chọn cho những chuyến du lịch.

Hòn Bà cách thành phố Nha Trang khoảng 30km về phía tây nam theo đường chim bay, còn đường bộ phải hơn 60km. Từ quốc lộ 1A (đoạn qua xã Suối Cát, huyện Cam Lâm), du khách sẽ rẽ vào con đường nhỏ sát chân núi (cạnh hồ Suối Dầu) để bắt đầu hành trình chinh phục Hòn Bà.

Con đường 37km từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà với những khúc cua “cùi chỏ” sẽ thỏa mãn đam mê của những người ưa mạo hiểm. Mỗi chặng dừng chân tạm nghỉ, du khách có thể thỏa thích phóng tầm mắt về phía xa để chiêm ngưỡng bức tranh muôn màu của đồng quê vùng Diên Khánh, Cam Lâm.

Càng lên cao, khí hậu càng mát mẻ, cảnh vật hoang sơ với tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách. Hai bên đường là những vạt rừng nguyên sinh với bạt ngàn thân cây cao. Điều du khách dễ bắt gặp là những đám sương mù vương vào các thân cây to sừng sững đứng án ngữ trên triền dốc. Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên như mời gọi du khách vượt khó khăn đến với Hòn Bà.

Cùng với hành trình đó, du khách có thể hồi tưởng về con đường mà bác sĩ A.Yersin đã khám phá ra Hòn Bà năm xưa. Theo tài liệu của Bảo tàng Yersin, năm 1915, bác sĩ Yersin đã đi ngựa từ Suối Dầu (xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) lên đỉnh Hòn Bà. Tại đây, ông cho dựng một ngôi nhà gỗ để ở và gieo trồng các giống cây mới, trong đó có canh kina để điều chế thuốc chống sốt rét. Ngoài ra, ông còn lập trạm quan trắc để nghiên cứu khoa học.

Bây giờ, du khách đến Hòn Bà vẫn thấy ngôi nhà gỗ 2 tầng có diện tích 11,4m x 8,7m của bác sĩ Yersin (được phục chế năm 2004) cùng những dấu tích như: chuồng nuôi ngựa, cây trà cổ thụ…

Bên cạnh những dấu tích gắn liền với bác sĩ Yersin, Hòn Bà còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà kỳ vĩ. Theo các nhà khoa học, ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có khoảng 592 loài thực vật bậc cao, 255 loài động vật, trong đó có 41 loài thực vật và 59 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ. Về thực vật có thông 2 lá dẹp, pơ mu, gõ đỏ, trắc dây, mun; còn động vật gồm các loài như: voọc chà vá chân đen, vượn bạc má…

Vì vậy, khách du lịch đến với Hòn Bà thường đi sâu vào rừng để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên. Tiếng gió thổi, tiếng chim muông… tạo nên bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt vời. Nhiều bạn trẻ đến Hòn Bà bởi niềm đam mê chụp ảnh những cánh rừng già, những con chim nhiều màu sắc… hay ngắm thỏa thuê những cánh hoa rừng. Đặc biệt, một số du khách đến Hòn Bà còn ở lại đêm để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của núi rừng, để thấu cái lạnh sương núi khi đất trời vào đêm.

Có người bảo rằng, Hòn Bà đẹp nhất vào buổi sớm mai, khi mây sà xuống thấp, phủ trên những cánh rừng già, những tia nắng đầu tiên chiếu qua kẽ lá; nhưng cũng có người cho rằng Hòn Bà đẹp nhất lúc hoàng hôn với nắng chiều loang trên những vạt cỏ tranh, với mặt trời “treo” trên đầu cây cổ thụ. Mỗi người một ý, nhưng tất cả đều thừa nhận Hòn Bà là một điểm du lịch kỳ thú!

7 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Khu du lịch Tam Chúc (Ba Sao Hà Nam) được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long trên cạn', nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng, nơi mà du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Vesak năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.

 

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).

Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.

Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.

Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.

 

Chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.

Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.

Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo và sẽ sớm hoàn thành trong năm 2018.

Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn.

Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công. Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Với mục tiêu quản lý, khai thác hiệu quả các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái bền vững, trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam.

7 tháng 2 2022

Tham khảo:

CHÙA BÀ ĐANH- NÚI NGỌC

Vị trí: Chùa Bà Đanh - núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặc điểm: Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng.Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Ðáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh. Một trong số báu vật ở đây là bức tượng Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) tư thế ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to; nhiều di vật khác được lưu giữ mang phong cách thời Lý - Trần.Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi.Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và vãn cảnh.

25 tháng 2 2022

1. Mở bài

Giới thiệu chung:

- Chùa Hội Khánh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.

- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hội Khánh  mở hội. Hội chùa  kéo dài gần như suốt mùa xuân.

 2 .THân bài:

Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.

gt chùa:

Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

+ Vị trí của chùa Hội Khánh:

Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại.

+

Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây.

Năm 1993, Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

+ Kiến trúc của chùa:

Dù được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương.

 

Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính:

Tiền điện – chánh điện.giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý.Đông lang.Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”.

Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ.

+Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu “sấp đội”, nối liền nhau theo thức “trùng thềm điệp ốc”, một dạng thức kiến trúc phổ biến đối với đình, chùa ở xứ Đàng Trong bấy giờ

+ Trong khuôn viên Chùa có 4 kiến trúc mang tên 4 thánh tích gắn với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh); Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn).

 Kết bài:

*Cảm nghĩ của bản thân.

25 tháng 2 2022

tham khảo đâu rồi :v 

5 tháng 1 2017

đoạn văn hay bài văn

5 tháng 1 2017

bài văn bnhihi

19 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

1 tháng 3 2018

thì ra mày là :) ........

1 tháng 3 2018

Ỉ được làm CTV nên chảnh chos thiệt :)))

3 tháng 2 2016

ae giúp mình với

3 tháng 2 2016

Vườn chim Lâm Viên nè

olm duyệt đi

5 tháng 2 2020

I. Mở bài

- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.

- Nêu cảm nhận chung về đối tượng.

II. Thân bài

1. Giới thiệu vị trí địa lí:

- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?

- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?

- Cảnh vật xung quanh ra sao?

- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?

+ Phương tiện du lịch: Xe du lịch,…

+ Phương tiện công cộng: Xe máy, xe buýt,…

3. Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)

- Có từ khi nào?

- Do ai khởi công (làm ra)?

- Xây dựng trong bao lâu?

4. Cảnh bao quát đến chi tiết:

a) Cảnh bao quát:

- Từ xa,…

- Nổi bật nhất là…

- Cảnh quan xung quanh…

b) Chi tiết:

- Cách trang trí:

+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.

+ Mang theo nét hiện đại.

- Cấu tạo.

5. Giá trị văn hóa, lịch sử:

- Lưu giữ:

+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.

+ Tô điểm cho... (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch.

- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

III - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.