K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2019

Tham khảo:

Đề 1:

Ngay từ đầu khi mới xuất hiện trên thi đàn văn học, phong trào Thơ Mơi đã đánh dấu cho sự đổi thay lớn lao của nền thi ca dân tộc. Để có được những sự thay đổi lớn lao ấy , đó là sự đóng góp miệt mài và say mê của hàng loạt cây bút với hồn thơ lãng mạn và giàu cảm xúc. Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng. Ở trong Nhớ Rừng , Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính “phi ngã” của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ. Ở đó là sự vươn lên của những cảm xúc mãnh liệt của con người vượt thoát khỏi thực tế khách quan. Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.
Cùng chung thái độ phản kháng ấy, Thế Lữ đã viết nên những dòng thơ đầy tâm trạng trong bài Nhớ Rừng. Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Thực tế là con hổ đang bị giam hãm trong một cũi sắt và nó cảm nhận cuộc sống của mình chứa đựng những u uất ngao ngán trong cảnh giam hãm tù túng, những cảnh “tầm thường giả dối” ở vườn bách thú. Chính vì thế, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ. Đó là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau giữa thực tại và dĩ vãng.
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấmthân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Vẻ đẹp thật sự của hổ là đây! Từng bước chân, từng tấm thân ,từng ánh mắt đã khơi gợi lên một vẻ vừa dũng mãnh uy nghi vừa nhẹ nhàng uyển chuyển. Trong từng hành động, loài mãnh thú kia đã cho mọi vật thấy được sức mạnh tuyệt đỉnh khiến cho tất cả phải “im hơi”. Cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm mãi mãi là một điều rất cao quý. Ở đó hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho. Đó là những thời khắc mãnh hổ đang “say mồi”, đang ngắm sự đổi thay của “giang sơn”, đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng “phần bí mật” . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và khẳng định giá trị thật sự của cuộc sống với những khung cảnh lộng lẫy tươi đẹp nên thơ và cũng đầy sức quyến rũ. Nhưng bây giờ , tất cả cũng chỉ còn là những hoài niệm thuộc về quá khứ. Hổù chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, được nhìn thấy cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”, được đợi chờ “chết mảnh mặt trời” của những ***** chiều “lênh láng máu sau rừng”. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi trong sự xúc động mạnh mẽ, dồn dập của những câu hỏi đau đớn xót xa. Nỗi nhớ miên man tuôn trào với cảm xúc về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng rong một tiếng than thảm thiết:
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu
Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”. Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những “dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” len dưới những “mô gò thấp kém” , là những “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” không có gì là “bí hiểm” “hoang vu”. Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn “ngàn năm cao cả âm u”.
Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”. Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .


Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Đề 2:

“Khi con tu hú” là bài thơ TốHữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tô' Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng. Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khicon tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó. Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chim đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đẫy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do: Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay. Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình

Đề 4:

Mở bài

Học tập và giảng dạy có rất nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ kiến thức học từ sách vở, bài giảng. Bài học còn có thể được rút ra từ sự quan sát thực tế. Khi tham quan du lịch cũng là một phương pháp học thực tế và hiệu quả. Cách học này sẽ giúp học sinh được trải nghiệm môi trường thực tế. Từ đó, giúp các em có được những kiến thức sâu hơn về những gì mình đã được học. Đồng thời, hoạt động ngày kích thích khả năng tự học và tính tìm tòi của học sinh. Hoạt động còn tại một môi trường học tập thoải mái và vui vẻ cho học sinh.

Thân bài

Những chuyến tham quan, du lịch sẽ đem lại rất nhiều điều bổ ích cho học sinh. Đầu tiên, đó là một môi trường học tập thoải mái và năng động. Khi đi tham quan du lịch, học sinh được nhìn thấy tận mắt những gì mình đã được học trong sách vở. Trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ được những cái hay, cái đẹp mà sách đề cập. Đồng thời, với các hoạt động tham quan du lịch, học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức hơn. Cũng là học, nhưng tâm trạng lại thoải mái hơn rất nhiều.

Tiếp theo, các chuyến tham quan du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện sức khỏe. Sau một khoảng thời gian học tập căng thăng, các hoạt động vui chơi sẽ khiến học sinh được thư giãn hơn. Các hoạt động ngoài trời cũng giúp bản thân trở nên năng động và khỏe khoắn. Đồng thời, kết hợp với không khí thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tinh thần học sinh sẽ thoải mái và tràn đầy năng lượng. Đây là cách rèn luyện sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu.

Tham quan du lịch cũng làm một cách giúp mọi người trở nên thân thiết hơn. Những chuyến đi sẽ là thời gian để bạn bè cùng vui chơi, tán gẫu và trò chuyện. Qua các trò chơi tập thể, những chuyến đi cùng nhau, bạn bè sẽ trở nên hiểu nhau hơn. Đôi lúc, có những tính cách của bạn bè mà chỉ khi đi cùng nhau mới có thể biết được. Đồng thời, với tâm trạng thoải mái khi đi vui chơi, bạn bè trong lớp cũng sẽ cởi mở và thân thiết hơn.

Và tất nhiên, tham quan du lịch còn mang đến rất nhiều bài học bổ ích. Những chuyến đi này giúp ta có thêm được bài học, kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở. Tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng trên lớp. Đặc biệt, với các môn học như Địa lý, Lịch sử thì đây là một phương pháp học tuyệt vời. Với môn địa lý, những kiến thức sách vở khô khan sẽ trở thành hình ảnh sinh động. Với lịch sử, những chuyến đi đến các địa danh, di tích lịch sử mang lại cảm nhận xác thực.

Nếu như trong một bài địa lý, sách vở thể hiện cho ta thấy sự thay đổi của địa hình, sinh thái, khí hậu khi đi từ chân núi lên đỉnh núi. Thì khi đi tham quan du lịch thực tế, ta sẽ trải nghiệm được cụ thể và rõ ràng sự thay đổi ấy. Đi từ thấp lên cao, ta sẽ thấy được cảnh quan, cây cối thay đổi như thế nào? Sự diễn biễn thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khi càng lên cao sẽ ra sao? Tất cả mọi điều này sẽ được ta cảm nhận và ghi nhớ trong đầu. Chúng sẽ không còn là những kiến thức khô khan mà ta phải học mỗi ngày để nhớ nữa.

Hay bạn có thể học lịch sử Việt Nam ta thời kháng chiến khi đến thăm nhà tù Côn Đảo. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến đây, là sẽ được dẫn đi tham quan và nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh trực quan, những hình tượng cụ thể về sự tàn nhẫn của thực dân lúc bấy giờ sẽ được tái hiện lại. Những biện pháp tra tấn dã man như chuồng cọp, điều kiện sống khắc nghiệt và mất nhân tính… Như vậy, tất cả các kiến thức bạn đã học về lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ được tái hiện và khắc sâu hơn.

Ngoài ra, các chuyến tham quan du lịch sẽ mang lại cho ta lòng tự hào dân tộc và niềm yêu quê hương. Phong cảnh thiên nhiên đất nước hữu tình, người dân thân thiện sẽ khiến các học sinh thêm yêu đất nước. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ vịnh Hạ Long, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của hang Sơn Đòng, ngâm mình trong làn nước trong vắt của bãi biển Nha Trang… Tất cả những trải nghiệm này sẽ khiến học sinh thêm yêu đất nước mình.

Không những thế, qua các chuyến tham quan du lịch, học sinh sẽ thêm hiểu văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền đất nước sẽ có một nét đặc trưng riêng. Dân địa phương của mỗi vùng miền cùng có cá tính riêng. Những sự khác nhau trong lối sống, cách ăn mặc, cách làm việc, giọng nói… sẽ là điểm thú vị khi đi tham quan và du lịch. Những lễ hội văn hóa dân gian như Chợ Tình Sapa, Chợ Phiên Bắc Hà… Những kiến thức trên chỉ có du lịch mới mang lại.

Kết bài

Hoạt động tham quan du lịch rất bổ ích, thiết thực đối với học sinh. Hoạt động đó sẽ giúp có thêm nguồn kiến thức, sức khỏe và sự gắn kết mọi người. Đồng thời, tham quan du lịch sẽ tăng thêm tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc, yêu đất nước nhiều hơn. Mỗi chuyến tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa dân tộc. Do đó, nếu có cơ hội, tôi sẽ thường xuyên đi tham quan du lịch để mở mang kiến thức giúp ích cho cuộc sống.

Đề 5:

Trong mỗi giờ lên lớp, cô giáo vẫn nhắc nhở với chúng em rằng môi trường đang bị ô nhiễm và cần sự chung ta giúp đỡ của mọi người. Chúng em đang làm học sinh, chúng em sẽ làm những việc vừa sức mình để đóng góp sức nhỏ bảo vệ môi trường.

Mỗi ngày, chúng ta đi ra ngoài, nhìn thấy phố xá đông đúc, bụi mù mịt phủ lên những tán lá cây. Con người đang phải chịu đựng tiếng ồn, khói bẩn và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Tình trạng mọi người xả rác bừa bãi ra ngoài đường đã làm mất cảnh quan đô thị cũng như khiến cho cuộc sống của người dân phức tạp hơn.

Môi trường xung quanh chúng ta đang ôi nhiễm quá trầm trọng, những con sông đang ngập ngụa nước, tình cảnh thiếu nước sạch, rác thải tràn lan khiến cho con người không thể phát triển được.

Mỗi bạn học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy chung tay của mình bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhặt đến hành động lớn lao hơn. Chỉ là một hành động vứt rác vào thùng rác theo quy định. Không phải bạn học sinh nào cũng có ý thực bảo vệ môi trường như thế này. Nhiều bạn vẫn vứt rác bừa bãi ra đường, khiến cho mặt đường bẩn, mất cảnh quan. Ý thức cũng không được nâng cao.

Mỗi khi về nhà, rác rất nhiều, cần nên gom rác lại giúp mẹ, cho vào một túi lớn và chờ xe rác đến để xử lý.

Năm nay em đã sang lớp 4 rồi, ý thức bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm. Em giữ gìn vệ sinh trong lớp học, làm trực nhật thường xuyên, để rác đúng nơi quy định. Lúc về nhà em có thể tự đi xe đạp để bảo vệ môi trường, tránh bụi bẩn.

Mỗi năm có dịp Tết trồng cây thì em sẽ tham gia với mọi người gieo mầm những cây xanh để lan tỏa bóng mát. Đây là việc làm giúp cho môi trường thêm xanh sạch đẹp hơn mà nhiều người cần phải ý thức có được.

Môi trường của chúng ta được bảo vệ, luôn xanh sạch đẹp thì sức sống của mỗi người cũng được nâng cao lên rất nhiều. Bởi vậy bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm của mỗi người.

4 tháng 3 2021

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét về vai trò của rừng: Rừng lá phổi xanh của Trái đất và cải tạo không khí không chỉ cho thiên nhiên mà con người, bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn nhiệm vụ của mỗi người.

2. Thân bài

– Vai trò của rừng về mặt kinh tế

+ Rừng mang lại nhiều loại gỗ quý hiếm.

+ Rừng tạo ra một hệ sinh thái riêng, các loại động thực vật sinh sống và tạo ra cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mang nguồn thu  nhập đáng kể.

– Vai trò của rừng về mặt an ninh, quốc phòng.

Rừng giúp che chở bảo vệ bộ đội trong thời kì chiến tranh.

Rừng còn là ngôi nhà chung nhiều loại động vật, thực vật khác nhau giữa chúng có mối quan hệt mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Rừng giúp giữ đất bảo vệ con người khỏi thiên tai như lũ quét, sạt lở, bão…

Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.

– Hậu quả nếu chặt phá rừng

Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…

Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất.

3. Kết bài

Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.

Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.

4 tháng 3 2021

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

2. Thân bài

- Giải thích các khái niệm:

+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.

+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.

- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:

+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...

+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...

+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...

+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.

+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.

+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...

+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?

+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.

+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....

3. Kết bài

- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.

- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.

12 tháng 2 2019

Đề 1 : 

Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !

Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích

Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế

Đề 2 : 

Dàn bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)

– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.

– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)

2. Thân bài

– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.

– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).

– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…

– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương

– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?

3. Kết bài

– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.

– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.

DÀN Ý : 

 A. MỞ BÀI : 

nêu luận điểm khẳng định  : mỗi ngày đến trường là một ngày vui .

B. THÂN BÀI : 

*Nêu lý do vì sao bạn lại khẳng định như trên ?hay niềm vui đó là gì ?  

⇒nêu cái thú vui ; và hoạt động ở trường bạn bằng biện pháp liệt kê .

*Cùng với đó là kết hợp những biện pháp tu từ đã học . 

* Nêu lên những lợi ích và niềm vui khi đến trường . Đồng thời nêu lên tác hại của việc nghỉ học không phép ; trốn học hay bỏ tiết ,..... 

C, KẾT BÀI : 

gửi lời nhắn nhủ tới các bạn học sinh . và khẳng định lại luận điểm chính một lần nữa . 

“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui!”. Có lẽ với mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng đọc, từng nghe thấy câu khẩu hiệu này. Nhưng có ai đã từng đặt câu hỏi ngôi trường mang lại niềm vui gì cho chúng ta? Và không biết có ai đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này không? Mỗi người sẽ có một cách nhìn, cách cảm nhận của riêng mình, nhưng với bản thân tôi ngay từ thời cắp sách đến trường cho đến bây giờ được đứng trên giảng đường của một trường đại học, cảm nhận về ngôi trường vẫn không thay đổi. Nơi đây không chỉ tạo ra một môi trường học tập xây dựng kiến thức mà còn giúp cho bản thân có được những bài học trong cuộc sống trong từng lời chỉ bảo của thầy cô từ những lần phạm lỗi, hay sai trái để bản thân được hoàn thiện và đi đến thành công. Vì vậy với cương vị là một giáo viên làm việc trong ngôi trường đại học hiện đại và phát triển, tôi luôn mong muốn cho sinh viên đến trường có một tâm trạng như tôi. Để làm được điều đó không phải đơn giản cần sự quyết tâm, kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều ý tưởng. Và qua buổi Semina “Lời phê hơn điểm số” do trường ĐH Đông Á tổ chức đã tạo cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy tìm lời giải cho vấn đề này, bởi đây cũng là một yếu tố khá quan trọng mang lại niềm vui cho sinh viên mỗi khi đến trường. Do đó bản thân cũng có đôi dòng trao đổi nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Mỗi ngày đến trường là một niềm vui

Với chúng ta ai ai cũng hiểu khi nghe đến câu “Lời phê hơn điểm số” bởi ngay từ thời phổ thông chúng ta luôn được nhận các điểm số kèm lời phê cho mỗi bài văn, bài toán. Điểm số sẽ định lượng kết quả của các em, còn lời phê giúp các em cảm nhận được thành quả mình đã bỏ ra được đánh giá như thế nào, đồng thời qua đó cũng thể hiện được sự quan tâm của người thầy người cô đối với những gì mà các em đã bỏ ra. Các em sẽ biết được mình đã đạt đến mức nào và cần phải cố gắng khắc phục ở phần nào để có kết quả như mong muốn. Chính những lời phê lời chỉ dẫn của thầy cô sẽ giúp các em định hướng đúng con đường đi của mình dù hiện tại kết quả các em đạt tốt hay chưa tốt.

Và bây giờ khi các em không còn là học sinh phổ thông mà đã trở thành các sinh viên trong các trường đại học, các em đã tự lập, làm chủ bản thân làm chủ cuộc sống thì lời phê có hơn điểm số với các em không? Nhưng một điều tôi chắc chắn là với các em điểm số là điều kiện cần nhưng lời phê là điều kiện đủ giúp cho các em tìm được sự thoải mái, thỏa mản trong học tập. Các em sẽ không còn đặt các câu hỏi vì sao mình đạt điểm số đó, vì sao mình có kết quả đó. Đồng thời qua các lời phê sẽ giúp các em có động lực hơn trong học tập.

Tuy nhiên lời phê trong các bài thi, bài kiểm tra sẽ không giúp sinh viên có được kết quả như mong muốn. Để đem lại một hiệu ứng, một tín hiệu tốt cho sự tương xứng giữa lời phê và điểm số thì chúng ta cần sử dụng lời phê ngay trong từng buổi lên lớp, buổi trò chuyện. Cụ thể trong mỗi giờ lên lớp giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi nổi cho sinh viên tránh làm cho sinh viên tự ti, và thu mình. Mỗi khi sinh viên hoạt động trả lời bài, giáo viên cần tìm ra những điểm mạnh, điểm tích cực của từng sinh viên để khen ngợi sau đó mới chỉ dẩn cho sinh viên những điều em chưa làm được cần khắc phục để hoàn thiện và khắc sâu hơn. Và sau này điểm số trong các bài thi giữa kì, kết thúc môn là câu trả lời cho lời phê mà giáo viên đã đưa ra. Như vậy lời phê mới có ý nghĩa và giá trị đối với sinh viên.Bên cạnh đó các lời khuyên những lơi chỉ bảo trong các buổi trò chuyện sinh hoạt giữa thầy và trò cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp các em tạo hứng thú yên tâm trong học tập, có điểm tựa để định hướng cho con đường mà các em đã chọn.

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Nhưng điều mà một người giáo viên cần lưu ý khi sử dụng lời phê đó là cần sử dụng đúng cách, đúng lúc bởi như thế mới phát huy tác dụng. Chúng ta cần xác định chúng ta sẽ phê trong hoàn cảnh nào, phê cái gì để chúng ta chọn cách phê như thế nào cho hiệu quả. Nếu phê cho bài thi, bài kiểm tra chúng ta sẽ phê ngắn gọn, đúng trọng tâm, chỉ cái được, cái chưa được nhưng cũng cần lưu ý chúng ta đang phê cho môn học nào, bởi mỗi môn học có một đặc thù riêng, chúng ta phải có cách phê khác nhau. Còn nếu khi chúng ta đưa ra “lời phê” trong tiết học chúng ta không nên phê quá ngắn mà nên đưa ra những lời phê có tính chất khích lệ, cổ súy mang lại lòng tin của sinh viên trong lòng mọi người trong lớp: “Bạn A hôm nay làm bài rất tốt, bạn đã biết vận dụng tốt kiến thức cũ và kiến thức mới để làm bài, lần sau cần phát huy nha, cô sẽ cộng điểm cho bạn vào điểm giữa kì, các bạn trong lớp cũng cố gắng nha” Hay nếu sinh viên trả lời chưa đúng thì là giáo viên không nên nhận xét là em trả lời vậy là sai mà giáo viên nên bắt đầu bằng một lời khen sau đó phân tích vì sao câu trả lời đó chưa đúng ví dụ "Cô rất cảm ơn về câu trả lời của bạn,bạn đã có tinh thần xây dựng bài, câu trả lời của em đã có ý tuy nhiên vấn đề cần giải quyết ở đây có một điểm bạn chưa nhận ra vì vậy cô và các em sẽ cùng giải quyết”. Qua từng lời khen sẽ giúp sinh viên tự tin vào mình, vui mừng về kết quả đóng góp của mình được lớp và cô ghi nhận. Còn những đóng góp của giáo viên sẽ giúp sinh viên sửa đổi để hoàn thiện hơn nhưng những lời góp ý phải xuất phát từ tình thần xây dựng, làm sao sinh viên dễ tiếp nhận, tiếp nhận vui vẻ và sửa đổi khi đó điều chúng ta làm là thành công.

Để kết thúc bài viết của mình tôi xin trích dẫn câu danh ngôn “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” để làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ, hành động của mình trong sự nghiệp trồng người, giúp cho các thế hệ sinh viên luôn có được niềm vui khi đến trường, có niềm tin ở thầy cô, xem trường là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là người anh, người chị tâm giao chứ không phải là những người thầy, người cô khó tính./.

12 tháng 4 2020

Bài tham khảo 1

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

25 tháng 4 2020

a) luận điểm  chính : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

   Luận cứ 1 ; Môi trường cung cấp cho ta rất nhiều yếu  tố cần  thiết .

   Dẫn chứng : môi trường cung cấp : oxi để thở ; trái ngon quả ngọt để ăn ; cung cấp chỗ ở cho động vật và  con người.

  Luận cứ 2 : Môi trường  có ảnh hưởng đến đời sống của động  thực vật

  Dẫn chứng : oxi ; thức ăn ;  nơi ở ;  nước  uống ;.....v.v

 Luận cứ 3 :Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

Dẫn chứng : + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

                    + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

Luận điểm phụ 1 : Vậy làm thế nào để có 1 môi trường trong sạch ?

Dẫn chứng :

+ Tích cực tuyên truyền ; bảo vệ rừng;cây;...

+Nghiêm cấm hành vi chặt phá cây.

+Nghiêm cấm nạn săn động vật quý hiếm

+....v.v

 luận cứ  : Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

b) Dàn ý:

1. Mở bài:

-nêu luận điểm chính của toàn bài :đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống

- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

2. Thân bài:

- Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; động vật và thực vật 

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

+ Bảo vệ sức khỏe con người và  các động thực vật khác : Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

Vậy làm thế nào để có 1 môi trường trong sạch ?

+

+ Tích cực tuyên truyền ; bảo vệ rừng;cây;...

+Nghiêm cấm hành vi chặt phá cây.

+Nghiêm cấm nạn săn động vật quý hiếm

+Tránh sử dụng các  túi nilong ; các chất tẩy rửa độc  hại

+.

- Như vậy ta rút ra được tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

3. Kết bài:

-khẳng định lại luận điểm chính

- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

  

16 tháng 3 2022

Có 2 dàn ý của 2 bài đầu thoy nhé, em tham khảo 

 

undefinedundefinedundefined

16 tháng 3 2022

Dàn ý đề  3 : (em tham khảo)

undefined

6 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

A, MB

- giới thiệu chủ đề: là những thể loại văn học dân gian được ông cha ta lưu truyền lại để nhắn nhủ những tình yêu, thông điệp và bài học cho con cháu mình. 

- Khái quát:Ta tìm thấy những phẩm chất và lối sống đạo đức đẹp mà ông cha ta đúc kết từ bao đời nay. Những giá trị trong ca dao, tục ngữ mãi trường tồn theo năm tháng và trở thành túi khôn của nhân dân VN, của các thế hệ con cháu sau này.

B, TB

1, Tục ngữ

- chính là những bài học kinh nghiệm được ông cha ta đúng rút qua những kinh nghiệm sống của mình. Con cháu đời sau được thừa hưởng những kinh nghiệm dự báo thời tiết như "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa", "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa",....

- Qua thời gian, ông cha ta đúc rút được những câu tục ngữ về phòng chống thiên tai như "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ", "Tháng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt". Nhờ những câu tục ngữ đúc rút như vậy mà con cháu có thêm những bài học để chủ động phòng chống thiên tai và xây dựng nhà cửa.

Hơn nữa, có những câu tục ngữ dạy cho con người những giá trị và bài học tốt đẹp như "Thương người như thể thương thân" (về tình yêu thương); "Đói cho sạch, rách cho thơm (bài học về lòng tự trọng);...

2, Ca dao

là những câu nói êm ái về những chủ đề khác nhau được ông cha ta đúc rút lại. Nếu như ca dao về đất nước ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước thì ca dao than thân gợi lên những số phận khốn khổ của những con người xưa trong xã hội.

Ca dao châm biếm thì lên tiếng phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu của con người,...

Đọc ca dao dường như ta thấy được những giá trị tốt đẹp của đất nước, dân tộc và con người VN với những sắc thái khác nhau.

C, KB

31 tháng 1 2019

1. Tìm hiểu đề

- Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.

- Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta - những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

- Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài:

    + Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

    + Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

b. Thân bài:

Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

 

* Xưa:

    + Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

    + Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

    + Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

* Nay

    + 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.

    + Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

    + 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

    + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

    + Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?

    + Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …

    + Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

c. Kết bài:

    + Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

    + Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

23 tháng 2 2021

Trùng hợp làm sao :)))

 

23 tháng 2 2021

ôi trùng hợp trùng hợp :)))

 

 

MB: giới thiệu câu tục ngữ
nêu tính đúng đắn của câu tục ngư
TB:
1. giải thik:
2.cho góc nhìn thực tiễn
KB:
Qua những điều trên cho ta một cái nhìn sâu sắc về giá trị của con người trong mối tương quan giữa của cải với nhân cách, tính mạng. Từ đó giúp ta có nhận định, đánh giá đúng đắn hơn về giá trị của mỗi người mà chúng ta tiếp xúc. Chắc hẳn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả thế hệ bây giờ và mai sau.