Viết đoạn văn biểu cảm, nói lên nỗi nhớ nhà của em khi phải đi xa, trong đó có sử dụng từ láy.
Nhanhh nha mn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.
Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm mầm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm vui lẫn kỷ niệm buồn của thời áo trắng - một thời để nhớ một thời để thương.
Ở một vùng đất xa xôi của tỉnh Gia Lai đến Huế để học tập, em đã được gia đình và thầy cô tạo điều kiện để vào học ở ngôi trường Trung Học Phổ Thông - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng lão thành Phan Đăng Lưu mà các thế hệ anh chị đã đi qua.
Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè, bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng tập thể lớp thân thương 12A12, những kỷ niệm còn mãi trong lòng tôi.
Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai... và chính ở ngôi trường này người thầy đã để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất chính là thầy Phó Hiệu trưởng, thầy chăm lo cho học sinh hết mực, thầy đã không phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, thầy đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất lẫn tinh thần của những bạn học sinh nghèo hiếu học... thầy luôn làm những việc mà khả năng thầy có. Đó cũng chính là trách nhiệm mà người thầy đem đến cho mỗi học sinh thân yêu của mình, yêu biết mấy những tấm lòng nhân hậu cùng trách nhiệm mà thầy trao cho.
Cũng có những giờ ra chơi, em xòe tay buộc gió, có lúc bất chợt thấy một người thầy khác cuối hành lang. Thầy đứng một mình thôi và hình như có bụi phấn nào đó đang rơi rơi trên mái đầu tóc bạc, trên bàn tay gầy guộc. Rồi có những giờ ra chơi, em không còn vô tư khi thấy thầy sau khói thuốc cuối hành lang. Thầy nghĩ gì? Thầy ơi! Vùng khói thuốc bung lên làm mái tóc bạc nay lại bạc thêm, em nhớ mãi thầy ơi! Đó là thầy chủ nhiệm của tôi, Thầy đã lặng lẽ chăm lo cho chúng tôi từng chút một, và những năm tháng cuối cấp này thầy càng lặng lẽ hơn.
Có một ngôi trường và thầy cô giáo đẹp như một bài ca không thể nào quên.
Sau khi học xong bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh, tôi thích nhất khổ thơ thứ ba của văn bản. Khổ thơ đó đã để lại cho tôi một cảm giác khó quên, vui vẻ. Khổ thơ này được Tế Hanh nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Không khí lúc đó là những tiếng ồn ào, tấp nập, vui tươi, sôi nổi của người thân và niềm vui của những người chiến thắng trở về. Kết quả của chuyến đi đầy gian khổ là biển lặng, những chú cá đầy ghe. Người dân chài khỏe khoắn, chăm chỉ, mang đậm bản sắc của biển cả. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để làm cho người đọc hiểu rằng con thuyền cũng giống như con người cần phải nghỉ ngơi sau 1 ngày lao động đầy vất vả. Qua khổ thơ ta thấy cảnh nhộn nhịp, con người và con thuyền gắn bó thân thiết với quê hương. Chính vì thế tôi rất thích khổ thơ trên.
refer
Câu mở tự viết nha. Hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu về làng quê tự nhiên ngắn gọn nhưng cũng rất thiết tha. Đó là làng chài ven biển với con sông thơ mộng uốn lượn, hình ảnh quê hương hiện lên thật sống động, tươi sáng. Sáu câu thơ tiếp nói về nỗi nhớ cảnh thuyền đi đánh cá. Đẹp nhất là hình ảnh quê hương trong lao động. Tác giả đã miêu tả hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi đánh cá, trong một buổi “trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng”. Với âm hưởng thơ nhẹ nhàng, phơi phới, những hình ảnh thơ trong sáng, phóng khoáng, mở ra một khung cảnh thơ mộng, bình yên, báo hiệu một ngày lao động thành công. Nổi bật trên khung cảnh ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi với bàn tay khỏe khoắn của dân làng chài. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếc thuyền với con tuấn mã, là con ngựa hay, quý, chạy rất nhanh và đẹp. Sử dụng động từ mạnh “hăng”, “phăng”, tác giả đã diễn tả sức sống mạnh mẽ, khí thế, phấn khởi của con thuyền, đó cũng chính là sức sống, là khí thế của những con người lao động hăng say, tích cực. Hai câu thơ tiếp, tác giả viết hình ảnh cánh buồm thật độc đáo và ấn tượng. Cánh buồm trắng được so sánh với mảnh hồn làng. Đó là cách so sánh thật đặc biệt, so sánh một cái hữu hình, cụ thể với một cái vô hình, trừu tượng. Tác giả đã làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, thân thuộc, dường như, nó đã trở thành biểu tượng, thành linh hồn của làng chài, nó chứa đựng trong đó biết bao hy vọng của người dân chài. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ “rướn” càng thể hiện rõ hình ảnh, tư thế của cánh buồm khi ra khơi. Làm cho nó trở nên gắn bó và gần gũi với dân chài. Bài miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, phấn khởi, hiện ra nỗi nhớ quê hương của tác giả.
Cảm ơn nhiều ( nếu gọn hơn thì vui vs cả câu mở nx) :))))))
Thu lại về! Về với đất trời mênh mang, rộng lớn. Trời ngày mùa thu đã dần chuyển mình. Nắng vàng bắt đầu ngả mình dịu êm trên không, những đám may bàng bạc khiến lòng người xao xuyến. Thu về tiếng trống trường tùng ... tùng... tùng gợi nỗi nhớ mơn man, tưng bừng của ngày khai trường. Thu về mang tiếng chim ca líu lo khắp các nẻo đường. Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ, hàng cây xà cừ ngả vàng trên khắp các con đường trên thành phố Hà Nội thân yêu. Ôi mùa thu! Tôi yêu biết mấy.
- từ tượng hình: bàng bạc, mênh mang...
- từ tượng thanh: tùng...tùng...tùng, líu lo
tham khảo
Cảnh dân chài ra khơi được tập trung diễn đạt ngay sau khi tác giả giới thiệu chung về miền quê.Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướtKhi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.
THAM KHẢO:
Quê hương em là một ngôi làng nhỏ phía bên bờ dòng sông Hồng. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay, có những vườn cây trĩu quả ngọt, có những luống rau xanh mướt mắt… Chiều chiều, bên bờ đê, lại bay lên những cánh diều đủ hình thù màu sắc của lũ trẻ. Lại thấp thoáng những hơi khói mỏng manh bay lên từ căn bếp nhỏ. Lại văng vẳng tiếng cười, tiếng nói của những gia đình nhỏ mà ấm áp. Ôi! Sao mà bình yên đến thế!
Mình cảm ơn ạ