Như chúng ta đã biết trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải biết học hỏi ở nhiều nơi nhiều chỗ trên mọi phương diện để có thể bồi đắp tu dưỡng thêm vốn kiến thức. Chính vì vậy tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên giải thích làm rõ vấn đề đó. Vậy tuổi trẻ ngày nay suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề trên.
Câu tục ngữ trên đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta. Nói” học thầy không tày học bạn” là ý muốn khuyên nhủ con người nhiều khi phải biết học tập từ chính bạn bè của mình, từ những người đồng trang lứa với mình. Trong câu tục ngữ có sự so sánh giữa việc học thầy và học bạn. Tuy nhiên nó không hề có ý hạ bệ, phủ nhận việc “ học thầy” mà cần được hiểu theo một nghĩ linh hoạt và tích cực. Liệu rằng câu tục ngữ trên có đối lập với câu tục ngữ khác cũng được cha ông ta đúc kết:” Không thầy đố mày làm nên?” Xin thưa là không. Trong học tập, vai trò của người thầy là không gì có thể thay thế được. Phải có người thầy là người đi trước, truyền đạt tri thức cho học sinh thì kiến thức mới được lan truyền rộng rãi và chính xác. Học thầy không tày học bạn có thể áp dụng trong một số trường hợp như có những điều dù đã được thầy giảng giải nhưng ta vẫn không hiểu, không nhớ, nhưng học từ bạn của mình thì có thể khiến ta ghi nhớ và không bao giờ quên hoặc mắc những sai lầm tương tự. Người xưa từng có câu: “ hậu sinh khả uý”. Có những người bạn của ta thật sự là nguwofi có tư chất, ở bạn có những điều tiến bộ hơn, cải thiện hơn mà ở thây chưa có. Đó cũng là một trong những tình huống mà chúng ta phải biết học bạn.
Vậy tại sao học thầy lại không tày học bạn? Người xưa đã từng nói:” Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”. Mỗi chúng ta ai cũng có tinh thần cạnh tranh và ý chí tiến thủ. Thầy là người đi trước, là người truyền đạt kiến thức cho chúng ta, thầy hơn ta là điều hiển nhiên mà ai cũng thừa nhận. Nhưng bạn là người đồng trang phải lứa với ta, nhất là cũng được học tập giống như ta, nhưng lại hơn ta, hiểu biết rộng hơn ta, điều đó khiến chúng ta phải tự nhìn nhận lại bản thân mình. Khi học từ bạn, ta sẽ có nhiều động lực hơn, khát khao phấn đấu để không thua kém bạn bè, để không bị bỏ lại… Vả lại học bạn cũng là một cách để cùng nhau học tập và tiến bộ, cùng nhau tìm ra cách giải một bài toán khó, hay cùng bàn về một câu chuyện, một bài thơ,… Đó là một cách tốt để mở rộng kiến thức, cùng nhau phát triển. Nó đem lại cho bản thân người học nhu cầu giao tiếp, sự cầu tiến và những kỹ năng hết sức quan trọng trong cuộc sống sau này.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, ngày càng tiến tiến, chúng ta không chỉ học ở thầy học ở bạn mà còn phải biết học từ mọi người xung quanh, học mọi lúc, mọi nơi. Tri thức là vô tận không thể cân đong đo đếm. Học bao nhiêu cũng vẫn là chưa đủ. Như Lê nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi.” Không có giới hạn cho người dạy học và cũng không có giới hạn cho người học. Biết tiếp thu học tập và lĩnh hội kiến thức trong mọi cơ hội là điều rất đáng quý nhưng mỗi con người cũng phải biết chọn lọc cái gì nên học và cái gì không nên học. Có những cách thức có thể chỉ áp dụng với người này mà không phù hợp với người khác, Vì vậy, mỗi người học trong hành trình học tập dài rộng của mình phải biết linh hoạt, bên cạnh việc học tập từ người khác cũng phải nâng cao năng lực phát hiện, tự duy và sáng tạo của bản thân. Tránh xa lối sống sao chép, dập khuôn theo người khác mà không biết tự mình tìm tòi, tổng hợp, tích lũy kiến thức cũng như vốn sống. Chỉ khi tự mình học tập. tự mình tìm tòi, sáng tạo và phát hiện ra tri thức thì đó mới thật sự là tri thức của ta, giúp ta khẳng định giá trị bản thân mình.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Tham khảo nha >>
Như chúng ta đã biết trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải biết học hỏi ở nhiều nơi nhiều chỗ trên mọi phương diện để có thể bồi đắp tu dưỡng thêm vốn kiến thức. Chính vì vậy tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên giải thích làm rõ vấn đề đó. Vậy tuổi trẻ ngày nay suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề trên.
Câu tục ngữ trên đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta. Nói” học thầy không tày học bạn” là ý muốn khuyên nhủ con người nhiều khi phải biết học tập từ chính bạn bè của mình, từ những người đồng trang lứa với mình. Trong câu tục ngữ có sự so sánh giữa việc học thầy và học bạn. Tuy nhiên nó không hề có ý hạ bệ, phủ nhận việc “ học thầy” mà cần được hiểu theo một nghĩ linh hoạt và tích cực. Liệu rằng câu tục ngữ trên có đối lập với câu tục ngữ khác cũng được cha ông ta đúc kết:” Không thầy đố mày làm nên?” Xin thưa là không. Trong học tập, vai trò của người thầy là không gì có thể thay thế được. Phải có người thầy là người đi trước, truyền đạt tri thức cho học sinh thì kiến thức mới được lan truyền rộng rãi và chính xác. Học thầy không tày học bạn có thể áp dụng trong một số trường hợp như có những điều dù đã được thầy giảng giải nhưng ta vẫn không hiểu, không nhớ, nhưng học từ bạn của mình thì có thể khiến ta ghi nhớ và không bao giờ quên hoặc mắc những sai lầm tương tự. Người xưa từng có câu: “ hậu sinh khả uý”. Có những người bạn của ta thật sự là nguwofi có tư chất, ở bạn có những điều tiến bộ hơn, cải thiện hơn mà ở thây chưa có. Đó cũng là một trong những tình huống mà chúng ta phải biết học bạn.
Vậy tại sao học thầy lại không tày học bạn? Người xưa đã từng nói:” Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”. Mỗi chúng ta ai cũng có tinh thần cạnh tranh và ý chí tiến thủ. Thầy là người đi trước, là người truyền đạt kiến thức cho chúng ta, thầy hơn ta là điều hiển nhiên mà ai cũng thừa nhận. Nhưng bạn là người đồng trang phải lứa với ta, nhất là cũng được học tập giống như ta, nhưng lại hơn ta, hiểu biết rộng hơn ta, điều đó khiến chúng ta phải tự nhìn nhận lại bản thân mình. Khi học từ bạn, ta sẽ có nhiều động lực hơn, khát khao phấn đấu để không thua kém bạn bè, để không bị bỏ lại… Vả lại học bạn cũng là một cách để cùng nhau học tập và tiến bộ, cùng nhau tìm ra cách giải một bài toán khó, hay cùng bàn về một câu chuyện, một bài thơ,… Đó là một cách tốt để mở rộng kiến thức, cùng nhau phát triển. Nó đem lại cho bản thân người học nhu cầu giao tiếp, sự cầu tiến và những kỹ năng hết sức quan trọng trong cuộc sống sau này.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, ngày càng tiến tiến, chúng ta không chỉ học ở thầy học ở bạn mà còn phải biết học từ mọi người xung quanh, học mọi lúc, mọi nơi. Tri thức là vô tận không thể cân đong đo đếm. Học bao nhiêu cũng vẫn là chưa đủ. Như Lê nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi.” Không có giới hạn cho người dạy học và cũng không có giới hạn cho người học. Biết tiếp thu học tập và lĩnh hội kiến thức trong mọi cơ hội là điều rất đáng quý nhưng mỗi con người cũng phải biết chọn lọc cái gì nên học và cái gì không nên học. Có những cách thức có thể chỉ áp dụng với người này mà không phù hợp với người khác, Vì vậy, mỗi người học trong hành trình học tập dài rộng của mình phải biết linh hoạt, bên cạnh việc học tập từ người khác cũng phải nâng cao năng lực phát hiện, tự duy và sáng tạo của bản thân. Tránh xa lối sống sao chép, dập khuôn theo người khác mà không biết tự mình tìm tòi, tổng hợp, tích lũy kiến thức cũng như vốn sống. Chỉ khi tự mình học tập. tự mình tìm tòi, sáng tạo và phát hiện ra tri thức thì đó mới thật sự là tri thức của ta, giúp ta khẳng định giá trị bản thân mình.
lên google nhé