K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2019

trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

20 tháng 10

:3

19 tháng 11 2021

k nên kiêu căng , huênh hoang , phải sống giản dị

19 tháng 11 2021

Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra được bài học cho mình là: - Bài học về tính kiêu căng, hỡm hĩnh, xốc nổi của Dế Mèn. - Bài học về lòng bao dung độ lượng, biết cảm thông và tha thứ của Dế Choắt. - Bài học về cách biết kiềm chế, không nên nóng nảy, tự ái của chị Cốc.

3 tháng 3 2019

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên. 

Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao(tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.

♥Tomato♥

13 tháng 6 2021

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

Lúc bắt đầu trêu:

  • Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.
  • Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.

Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát.

  • Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang
  • Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.

Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.

  • Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.
  • Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.

- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

8 tháng 12 2021

Tham khảo

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

6 tháng 1 2019

Qua câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên chúng ta rút ra được bài học : Tính kiêu căng xốc nổi có thể làm hại người khác và khiến ta ân hận suốt đời, nên sống thân ái hòa đồng với mọi người

6 tháng 1 2019

Bài học rút ra là:
- Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
- Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
- Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
- Không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình

28 tháng 11 2018

Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt

   + Huênh hoang: “ Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”

   + Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn

   + Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít.

   + Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi

=> Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ.

- Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.

- Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”

6 tháng 1 2018

* Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:

   - Huênh hoang: “Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa” (0.5đ)

   - Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn (0.5đ)

   - Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít. (0.5đ)

   - Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi (0.5đ)

→ Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ. (1đ)

*Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình. (1đ)

   - Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”. (1đ)

Lớp 0 Wth