K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2019

VIỆC HỌC

Lúc bé, nghỉ học là chuyện lạ. Lớn lên mới biết, chuyện lạ là đi học.


Lúc bé, tưởng đến trường là phải học. Lớn lên mới biết, đến trường còn được ngủ.


Lúc bé, tưởng thi xong là hết. Lớn lên mới biết, sau thi còn có thi lại.


Lúc bé , tưởng điểm 10 mới là giỏi. Lớn lên mới biết, chỉ 5 thôi đã quý lắm rồi.


Lúc bé, tưởng càng học càng giỏi....


Lớn lên mới biết, càng học càng dốt

24 tháng 1 2019

                                                                               Bài làm 

Năm đó mưa lớn, ngập hết cả làng, đi đứng vất vả. Sáng hôm nọ, người mẹ phải lội nước, trên vai cõng cô con gái bé bỏng đi học. Cô con gái hỏi mẹ:

- Mẹ ơi mẹ, sau này con lớn rồi, không còn nhỏ bé thế này thì mẹ sẽ thương con chứ?

- Con gái ngốc của mẹ! Dù con không xinh, không đẹp, không giỏi giang thì mẹ vẫn yêu con, thương con như thế này . - Người mẹ đáp lại với giọng ấm áp trìu mến.

Chiều đó về, cô con gái khóc nức nở. Người mẹ chạy ra, dỗ dành con. Khuôn mặt của người mẹ hiện rõ lên sự âu tư, lo lắng :

- Con làm sao mà khóc thế, bạn nào bắt nạt con à? - Người con không nói gì, vẫn nức nở. Người mẹ dỗ dành mãi, người con nói:

- Mẹ ơi...con buồn lắm. Hôm nay...hức hức...cô giáo bảo bọn con là hãy kể về người bố của em. Con không có nên không kể được, các bạn...bảo con là đứa mồ côi mất bố...không đáng để học với các bạn ấy.Mẹ ơi, hay là mẹ kiếm bố cho con đi!

 Người mẹ đau lòng nhìn con:

- Con à, bố con đã mất rồi, sao có thể tìm được nữa. Con ngoan, nghe lời mẹ, không sợ mấy lời nói đó nữa nha con !

Cô con gái gật đầu, mỉm cười rồi ôm chầm lấy mẹ.

Mười mấy năm sau, cô con gái đã hai mươi. Ai cũng bảo cô xinh giống mẹ, ngoan ngoãn, hiền lành. Một hôm, cô con gái chạy về kêu lớn:

- Mẹ, mẹ ơi! 

- Gì thế con? - Người mẹ từ bếp bước ra. 

- Mẹ, con được nhận vào làm việc rồi này! Họ còn đánh giá con vào hạng xuất sắc nữa đấy !

- Con gái mẹ giỏi thật! 

Cô con gái đi làm được một năm thì thay đổi dần. Không còn về ăn cơm thường xuyên, lúc nào cũng đi shopping, làm điệu,...

Hôm đó là sinh nhật mẹ cô, cô cũng không về. Mẹ cô gọi điện:

- Alo, con đấy à Phương? Con có về ăn cơm không? Hôm nay là một ngày đặc biệt đấy con!

Cô con gái đáp lại:

- Xì, đặc biệt gì chứ, về nhà tính sau! Con đang đi nhậu với tổ, mẹ đừng làm phiền con nữa nhé ! - Nói xong, cô con gái tắt máy.

Một hôm, cô đang làm việc thì thấy mẹ gọi nhưng tắt máy luôn. Cô chẳng bận tâm gì, cứ thế làm việc tiếp. Nhưng mẹ cô vẫn cứ nháy máy như thế . Cô bực mình, phóng xe về nhà ngay lập tức. Về nhà, cô thấy nhà tối om. Hàng xóm nói cho cô bảo mẹ cô đang trong bệnh viện. Cô tốc tức phi đến bệnh viện. Cô ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở :

- Mẹ ơi, con xin lỗi!

Thế là từ đó , hai mẹ con hòa thuận bên nhau.

MK tự viết nên không hay, bn thông cảm nhé

24 tháng 1 2019

 Truyện j cũng đc miễn ko phải truyện...

24 tháng 1 2019

câu hỏi của bạn hơi sai sai tại sao tự sáng tác truyện mà ko phải truyện?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Nam Cao (1915 – 1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. ... Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình.

Câu 2:

Ở cuối chuyện ” Lão Hạc” con người hiền lành lương thiện như Lão Hạc đã phải chết đau đớn và dữ dội. Nam Cao đã rất khéo léo trong việc chọn cách kết thúc truyện không có hậu để Lão Hạc phải chết trong sự đau đớn, dằn vặt, nhưng qua cái chết của Lão Hạc giúp cho mọi người hiểu về con người , quý trọng và thương xót lão hơn. Lão Hạc vốn là người nông dân nghèo phải sống khổ sở, tằn tiện để dành dụm tiền và luôn lo lắng cho tương lai của đứa con mình. Đến lúc bị dồn đến đường cùng, đói kém mất mùa liên miên, ốm đau, lão phải đứng trước hai sự lựa chọn: cái sống và cái chết, nếu lão sống thì lão sẽ ăn vào tiền bòn vườn, phải bán vườn hoặc tha hóa như Binh Tư, còn nếu lão chết thì lão sẽ giữ lại được mảnh vườn giữ được tương lai cho con trai. Và cuối cùng lão đã chọn cái chết, lão tự xóa đi sự sống của mình để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn với niềm hi vọng con lão sẽ trở về. Đặc biệt hơn lão đã chọn cái chết như cái chết của một con vật, vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, giật mạnh, vật vã đến 2h rồi mới chết. Qua đó, ta thấy xuất phát trong con người lão là tình yêu thương âm thầm tha thiết, mãnh liệt, lớn lao, một tình thương đầy lòng vị tha và đức tính hi sinh cao cả. Lão là một con người sống có tình có nghĩa, có tấm lòng nhân hậu, thủy chung, trung thực mà thẳng thắn, giàu lòng tự trọng đáng kính. Cái chết của Lão Hạc tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn.

Câu 3:

Lão Hạc là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

6 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. 

Nam Cao tên khai sinh làn Trần Hữu Chi quê ở phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một trong những cây bút tiêu niểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông thường hướng về người nông dân và người trí thức nghèo khổ quẩn quanh. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lão hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Đời thừa,...

2.

Cái chết của lão Hạc ko phải là một cái chết bình thường mà là một cái chết đau đớn và mang nhiều ý nghĩa. Lão Hạc sống nghèo đói, khổ sở suốt cả đời. Lão dành tất cả của cải mà mình có cho đứa con trai mà chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Lão sống mỏi mòn qua ngày đoạn tháng để bấu víu vào một niềm hy vọng duy nhất: thằng con trai lão sẽ trở về. Lão sẽ cưới vợ chocon trai lão. Vì thế mà lão sống. Vì thế mà lão tự trọng mà sống. Nhưng trời ko thương lão. Lão ốm đau luôn. Công việc ko có nên cuộc sống càng thêm khốn khó. Tiền bạc trong nhà đội nón ra đi. Đến cả cậu Vàng,người bạn duy nhất của lão lão cũng phải bán. Ko bán thì lấy gì mà nuôi. Rồi đến cái thân lão cũng chẳng còn gì mà ăn. Lão ăn củ chuối, ăn sung muối cho qua ngày. Đến lúc này lão đã tự quết định rằng mình ko nên sống tiếp nữa. Lão sống nữa thì sẽ tiêu hết vào số tiền lão dành dụm cho con lão. Lão sống nữa thì sẽ phải bán đi mảnh vườn để dành cho contrai lão. Thế nên lão đã chon cho mình cái chết. Một cái chết được dự tính trước nhưng vật vã, đớn đau. Cái chết của lão Hạc đã tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đẩy những ng nông dân lương thiện đến bước đường cùng, buộc phải chọn cho mình cái chêt để tự giải thoát. Ko chết thì sống tiếp như thế nào. Ko chết hôm nay thì ngày mai sẽ ra sao? Lão Hạc thà chọn cái chết chứ ko muốn phải nhờ cậy hàng xóm. Ko phải lão kiêu căng gì mà là vì lão biết những người xung quanh cũng chẳng khá giả gì hơn lão. Lão chuẩn bị trước tiền ma chay cho mình. Con người tự trọng của lão đến chết cũng ko lấy của aicaí gì. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách cư xử của lão với làng xóm, với vật nuôi. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách lựa chọn cái chết của lão. Cái chết của lão Hạc càng tô đậm thêm lòng tự trọng và đức hy sinh cao đẹp của ng nông dân bình thường trong chế độ nửa thực dân nửa phong kiến cũ.  

  3.

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

 

 

Truyện cười nè bạn

Ai tìm ra châu Mỹ

Trong giờ địa lý, thầy giáo gọi Hà:

- Em hãy chỉ đâu là châu Mỹ?

- Thưa thầy, đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.

- Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?

- Thưa thầy, bạn Hà.

Lý do con tới trường

Mẹ: Con trai, dậy thôi, con phải tới trường rồi

Con: Con không muốn tới trường đâu!

Mẹ: Con có thể đưa ra 2 lý do tại sao con không muốn tới trường không?

Con: Được ạ, đó là bọn trẻ ghét con và thầy cô giáo cũng ghét con.

Mẹ: Nhưng mẹ cũng có thể đưa ra 2 lý do mà con phải tới trường.

Con: Vâng, mẹ nói đi.

Mẹ: Thứ nhất, con đã 52 tuổi rồi, và thứ 2 con là hiệu trưởng

Thời facebook

Hai thầy trò ngồi nói chuyện với nhau.

- Em làm bài tập chưa Tí?

- Dạ em đã làm và post lên Facebook rồi. Em đã tag thầy rồi đấy. Thầy vào xem nhớ và comment cho em nhé.

- Tốt lắm. Thầy cũng vừa post bảng điểm của em lên Facebook, cũng đã tag mẹ em rồi. Em nhớ nhắn mẹ xem xong và comment cho thầy nhé.

Thông cảm

Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố:

- Thầy giáo trù dập con quá, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để con không trả lời được thì thầy phạt. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp.

- Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy: Tôi nghe cháu nó nói thầy trù dập nó ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?

- Tôi trù dập con ông hồi nào đâu, nhưng ông xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.

- Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.

- Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó tướng Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.

- Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp: Thôi, thầy cũng thông cảm cho cháu. Gia đình tôi là gia đình làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo thì xem tin tức chứ ai đi đọc cáo phó làm gì.

Tẩy trắng

Đang trong giờ học Hóa, cô giáo thấy Tí quay ra sau chơi trò gì đó. Cô hỏi:

- “Tí! Em hãy cho cô biết loại axit nào hay được dùng trong việc tẩy trắng ?”

- “Thưa cô, Có rất nhiều loại ạ.”

- “Em hãy cho cô biết đó là những loại nào ?”

- “Thưa cô, ví dụ như là Ô mô, Tide hay Vì dân ạ”

Không phải em!

Để chuẩn bị cho tiết học có đoàn thanh tra của sở Giáo dục xuống kiểm tra tại trường, thầy giáo chuẩn bị và báo với các em học sinh trong lớp.

- Khi thầy hỏi một câu thì tất cả các em đều phải giơ tay lên.

- Nếu em nào biết để trả lời thì giơ thẳng cả 5 ngón tay, ai không biết thì cúp 1 ngón tay để thầy biết.

Khi lớp học diễn ra có cả thanh tra sở, hiệu trưởng nhà trường tham dự. Thầy giáo say sưa giảng bài và đặt câu hỏi cho cả lớp.

Thấy tất cả các em đều giơ tay, Thanh tra sửng sốt vì nghĩ học sinh học quá xuất sắc. Do hồi hộp quên mất quy tắc đã đặt ra, thầy chọn Thanh. Thanh bình tĩnh trả lời:

- Thưa thầy không phải em, em cúp mà!

Đi trễ

Đã vào tiết học, Tí lúc này mới bước vào cổng trường. bác bảo vệ kêu lại và hỏi:

- Tại sao con đi trễ?

- Ước mơ của con là làm thầy hiệu trưởng, Tí trả lời.

- Tôi hỏi tại sao lại đi trễ mà? Bác bảo vệ nghiêm mặt.

- Vậy bác khi nào thấy thầy hiệu trưởng đi sớm chăng????

Ai lấy nỏ thần?

Thầy giáo hỏi học sinh: Ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?

Cả lớp im lặng. Thầy chỉ một trò:

- Em có biết ai lấy nỏ thần của An Dương Vương không?

- Dạ không phải em - trò sợ sệt đáp

Vừa lúc đó Hiệu trưởng đi qua, thầy giáo đang bực mình liền nói

- Anh xem, học trò bây giờ tệ quá, hỏi ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương mà cũng không biết

Hiệu trưởng gật gù:

- Thôi, anh cứ bảo anh Vương làm báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quỹ đền cho, đừng làm rùm beng lên để mang tiếng chết!

Dụng cụ y tế

Cô giáo dặn học sinh:

- Ngày mai các em đem tới lớp một đồ dùng có liên quan đến bảo vệ sức khoẻ.

- Hôm sau, nhất loạt các học sinh đều mang mỗi người một đồ vật.

- Tuấn, em đem gì tới?

- Thưa cô, em mang băng gạc dùng để băng vết thương ạ.

- Tốt lắm. Thế còn Tèo, em mang gì nào?

- Thưa cô, lọ ê-te dùng để rửa sạch vết thương ạ.

Đến thầy cũng phải điên

Thầy giáo: Em hãy cho biết Mặt Trăng xa hơn hay Mặt Trời xa hơn?

Trò: Mặt trời xa hơn ạ.

Thầy: Vì sao?

Trò: Vì sao của Khởi My ạ

Thầy: Không, tại sao?

Trò: Tại sao của Ưng Hoàng Phúc ạ!

Thầy: Không, ý thầy là Why đó!

Trò: Why? À! Why của DBSK .

Thầy: Trời ơi, tôi phải làm thế nào ?

Biển

Trong giờ địa lý, thấy Tí ngồi không chú ý bài.

- Cô giáo: Tí! Hãy cho cô biết biển là gì?

- Tí (giật mình): Thưa cô! “Biển” là bài thơ của Xuân Diệu ạ!

- Cô giáo: ?!?

Xe 4 bánh

SV1 gặp bạn là SV2 đang chạy Xe máy đi học.

SV1 : Thời đại ngày nay SV mà còn chạy xe máy đi học.

SV2 ngạc nhiên hỏi lại: Thế mày đi bằng gì.

SV1 : Tao ấy à ? Phải ô tô 4 bánh trở lên mà còn tài xế đưa rước nữa chứ.

SV2 : Vậy à. Mày làm gì mà sang thế. Thế mày đi xe hiệu gì ?

SV1 : Vừa nói vừa co giò chạy "Nào ta cùng đi Buýt"

Chào cô! Bố em

Một học sinh nghỉ học không có lý do.

- Cô giáo hỏi: Tại sao hôm qua em không đi học?

- Thưa cô... vì em bị ốm ạ.

- Chậm nhất là ngày mai em phải đưa cô giấy của bố hoặc mẹ em.

- Vâng, thưa cô.

Hôm sau, học sinh đưa cô giáo tờ giấy có những dòng chữ sau đây: "Thưa cô giáo, con tôi nghỉ học hôm qua vì nó bị ốm. Chào cô. Bố em".

Thi vấn đáp

Một sinh viên phải trả thi trong hội đồng. Giáo sư hỏi:

- Các-mác mất năm nào?

- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!

Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:

- Lê-nin mất năm nào?

- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.

Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:

- Thôi cho nó 3 điểm đi, không nó bảo chúng ta hát "Quốc tế ca" thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!

Vào bài

Cả lớp đang chờ thầy giảng bài mới.

Thầy: "Thầy có việc bận, cả lớp ta được nghỉ tiết này."

Nghe thầy nói xong, cả lớp sung sướng ra về.

Thầy: "Khoan đã. Các em đã được nghe thông tin nghỉ học. Vậy các em xử lý thông tin đó như thế nào?"

Trò: "Dạ, chúng em sẽ về nhà hoặc đi chơi ạ"

Thầy: "Tốt! Đó chính là một ví dụ về 'Thông tin và xử lý thông tin'. Các em mở vở ra và học bài mới nào!"

Trò: ....

Thầy giáo pro

Thầy giáo bước vào lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt hằm hằm. Cả lớp lo lắng. Vào cửa lớp, thầy rút chiếc dép phải ném bay vù xuống góc trái cuối lớp.

Cả lớp sợ. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném. Dép bay vèo xuống góc phải của lớp.

Cả lớp run. Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:

- Thế nào, các cô, các cậu có sợ không, hả?

- Thưa thầy... sợ, sợ lắm ạ.

- Cả lớp đồng thanh.

- Thế vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai. Các em lấy bút, vở ra học bài mới: "Đại chiến Thế Giới lần thứ 2"

Không thể cho

Thầy giáo sau khi dạy cho học trò một bài học về lòng hiếu thảo liền hỏi trò Bi:

- Nếu em có hai cái nhà, ba em không có cái nào, em sẽ làm gì?

- Em sẽ cho ba một cái nhà.

- Giỏi lắm. Nếu em có hai cái xe, ba em không có cái xe nào, em sẽ làm gì?

- Em sẽ cho ba một chiếc.

- Giỏi lắm. Em hiểu rất rõ bài thầy giảng. Một câu hỏi chót: Nếu em để dành được 20.000 đồng, ba em lại không có đồng nào. Vậy em sẽ làm gì?

- Em sẽ không cho ba đồng nào.

- Ủa sao kỳ vậy. Em cho ba cái nhà, cho ba chiếc xe, sao em lại không cho ba đồng nào?

- Thưa thầy, tại vì thật sự em có để dành 20.000 đồng.

Gọi Tên Sự Vật

Giờ kiểm tra, thầy giáo dạy sinh vật đem đến một cái lồng, bên trong đựng đủ loại chim. Thầy lôi ra một con và giấu sau lưng, chỉ để cho học sinh thấy cái đuôi, và hỏi học sinh:

- Đây là chim gì?

- Thưa thầy, chim sáo ạ!

- Không đúng. Đây là chim gõ kiến. Cho em đoán một lần nữa...

Thầy giáo lại lôi ra một con khác và hỏi:

- Con này tên gì?

- Dạ...!

- Học sinh nọ lúng túng.

- Em nghĩ đó là con chào mào ạ!

- Không phải, đây là chim hoạ mi. Em không học bài! Tôi thật buồn phiền phải cho em điểm "Không"! Tên em là gì nhỉ?

- Em đố thầy biết đấy.

Thầy !!!

Số ý nghĩa

Trong một tiết học cô giáo hỏi các học sinh

- “Các em thích con số nào nhất”

- Có nhiều học sinh trả lời với nhiều con số khác nhau

- Riêng Tèo là người trả lời sau cùng

- “Thưa cô: em thích nhất là số 21193″

- Cô giáo hỏi sao em lại thích số đó

- Tèo trả lời “Thưa cô con số đó rất có ý nghĩa”

- “Ý nghĩa gì” Cô giáo hỏi?

- Thưa cô: 21193 có nghĩa là “Nếu 2 người cùng làm chung 1 việc trong 1 giờ thì sau 9 tháng sẽ có một người thứ 3

Vấn đáp lịch sử

Trong một buổi thi vấn đáp Lịch sử:

- Anh hãy cho biết, Lê lợi là ai?

+ Dạ, em không biết.

- Thế anh có biết, Trần Hưng Đạo là ai không?

+ Dạ, em không biết.

- Thôi, nếu anh trả lời được câu này, tôi sẽ cho anh qua, anh có biết Trưng Trắc, Trưng Nhị là ai không?

+ Dạ em cũng không biết.

- Vậy thì mời anh ra, tôi không thể cho anh qua được.

+ Thế thầy có biết Hùng móm, Minh sẹo, Phúc khùng, Dũng cô hồn, là ai không?

- Hả???

+ Thầy có băng của thầy, em cũng có băng của em chứ, thầy đừng đem băng của thầy ra dọa em nhé…..

Từ trái nghĩa

Giờ học tại chức, thầy giáo giảng bài và nói với các em học sinh:

- Các bạn đọc từ trái nghĩa với từ tôi nói nhé!

Học sinh lễ phép:

- Dạ vâng, thưa thầy!

- Đen.

Học sinh đồng thanh:

- Không đen.

- Nóng.

- Không nóng.

Thầy giáo đỏ mặt:

- Không đúng!

- Đúng!

Thầy giáo cáu tiết:

- Im lặng!

Học sinh vẫn khí thế:

- Không im lặng!

Thầy giáo không thể chịu nổi:

- Bọn mày sợ tao không?

Học sinh vẫn ung dung đọc từ trái nghĩa:

- Bọn tao không sợ mày!

- Hả?!

- Không hả!

Thấy giáo tỏ tình

Hôm nay cuối tuần, thầy giáo trẻ hẹn người yêu. Khi hai người thân mật nói chuyện, thầy chủ động:

- Hôm nay anh gặp em để nói về chủ đề tình yêu. Ý tưởng chủ đề là anh rất yêu em. Anh sẽ thổ lộ với em thành ba đoạn. Mỗi đoạn sẽ có phân tích, lập luận để em hiểu hết tình cảm của anh. Kìa, em vẫn nghe anh đấy chứ! Lát nữa anh sẽ chất vấn đấy! Anh sẽ phân tích cụ thể, sẽ có dẫn chứng sinh động. Qua mỗi phần, sẽ có tiểu kết để em nắm các ý chính. Em hiểu chứ!

Cô gái nhẹ nhàng:

- Dạ, "thưa... thầy", em hiểu ạ!

- !?!

"Tôi cũng thế"

Thầy giáo nói:

- Thưa ông, trò Ngốc là một đứa lười không chịu học bài, chỉ chép lại của bạn ngồi bên cạnh.

Người cha hỏi:

- Làm sao thầy biết được?

Thầy giáo đáp:

- Đây, ông cứ coi bài kiểm tra Việt sử này thì rõ. Câu hỏi: Ai chiến thắng quân Thanh ngày mồng năm Tết? Trò Tèo ngồi kế bên trò Ngốc trả lời là: vua Quang Trung, trò Ngốc cũng trả lời y như vậy?

Người cha cãi:

- Nhưng đó là câu trả lời mà các em đã học.

Thầy giáo bình tĩnh nói:

- Mời ông xem câu thứ hai. Câu hỏi: Ai là chồng bà Trưng Trắc? Thì cả hai cùng trả lời là Tô Định.

Người cha lại nói:

- Có thể nó nhớ sai giống nhau.

Thầy giáo nói:

- Nhưng câu thứ ba thì ông nghĩ sao? Câu hỏi: Bình Định Vương lên ngôi ngày nào? Trò Tèo trả lời em không biết. Thế ông biết con ông trả lời sao không? Nó viết vô là: "Tôi cũng thế".

- !!!

Bài văn tủ

Cô giáo cho học sinh tả về con vật mình yêu thích nhất. Cu Bin 7 tuổi về bắt một con rận nghiên cứu và tả rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, Cô bắt cu Bin làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.

Cu Bin làm bài văn như sau: "Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì ắt phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ....", và chú bắt đầu tả con rận.

Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt cu Bin làm lại lần nữa, lần này là tả con cá.

Hôm sau cu Bin nộp bài như sau: "Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:....".

Cáo phó

Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố: “Thầy giáo toàn trù con, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để phạt con. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp”.

Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy:

- Tôi nghe cháu nó nói thầy trù cháu ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?

- Tôi trù con ông hồi nào đâu. Ông thử nghĩ xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.

- Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.

- Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.

Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp:

- Thôi, thầy thông cảm cho cháu. Gia đình tôi làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo để xem tin tức chứ làm gì có thời gian mà đọc cáo phó.

Chỉ sai một lỗi

Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:

- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn trứng.

- Thế mày viết sai chỗ nào?

- Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "cô giáo em say mê chồng người".

Biết vẽ thế nào?

Để hiểu học trò hơn, cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ước mai sau của mình. Khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng một em gái để tờ giấy trắng nguyên, cô hỏi:

- Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?

Em bé băn khoăn đáp:

- Lớn lên em sẽ lấy chồng, nhưng chẳng biết nó hình gì?

8 điểm vẫn bị la

Đang dò xem kết quả điểm thi hết môn học tại chức của mình, người cha chợt reo lên “Ồ! Qua rồi”. Đứa con đang học lớp 2 đứng cạnh bên hỏi:

- Ba ơi! Ba được mấy điểm mà thấy ba mừng quá vậy?

- Ờ, 5 điểm con à!

- Nhưng mấy điểm là cao nhứt?

- Là 10 điểm.

- Vậy mà cũng mừng! Sao hôm qua con được 8 điểm môn toán mà ba lại rầy?!

- !!!

Cửa sổ cứng quá

Trên đường đi học, Tí thường đi chung xe bus với Hồng. Một hôm, Tí lấy hết dũng cảm dúi cho Hồng một mẩu giấy, trên đấy viết:

“Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ”.

Một lúc sau Hồng chuyển lại mẩu giấy cũ, Tí vui mừng mở ra xem, trên giấy viết: “Cửa sổ cứng quá tôi không thể mở nổi!”

Tình yêu học trò

Học trò ngày nay không chỉ yêu sớm, mà còn yêu… rất sớm.

Năm đó mình học lớp 9, mình có thương một cô nàng học lớp 7. Mình chấp nhận ở lại lớp 2 năm để có thể cùng nàng chung bước đến trường… Nhưng có ngờ đâu… sau 2 năm ở lại lớp… nàng vẫn là học sinh lớp 7.

Bực mình hỏi nàng tại sao, nàng trả lời: “Em xin lỗi, em đã thương một anh học lớp 5″.

Chuyện học trò

Trong lớp học, thày hỏi trò:

- Em đang viết gì vậy?

- Một bức thư cho chính mình ạ!

- Trong đó nói gì?

- Ngày mai em mới có thể biết được điều đó sau khi nhận thư.

- Ngày trước, tôi đã phải đi bộ 10 cây số để đến trường đấy.

- Lẽ ra, thày nên dậy sớm hơn để không bị lỡ chuyến xe bus.

***

- Tại sao những người chỉ huy thường đứng khi đi thuyền?

- Vì nếu ngồi xuống, ông ta sẽ phải chèo như những người khác.

***

Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:

- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn trứng.

- Thế mày viết sai chỗ nào?

- Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "cô giáo em say mê chồng người".

Rút hết tiền ra

Trong giờ học môn logic lớp 4, cô giáo đưa ra một tình huống: Có một người đàn ông câu cá trên thuyền giữa sông. Mất thăng bằng nên ông ấy ngã xuống sông và bắt đầu kêu cứu.

Ngừng lại một phút để cho cả lớp nắm được tình huống, cô tiếp:

"Bà vợ trên bờ nghe thấy tiếng kêu cứu của chồng. Biết rằng chồng mình không biết bơi và bản thân mình cũng không biết bơi, xung quanh cũng không có người nào, bà ta liền chạy thẳng đến một ngân hàng gần đó. Theo các em thì bà ấy đến đó để làm gì?"

Một bé gái giơ tay:

"Thưa cô, có phải bà ấy định rút hết tiền ra khỏi ngân hàng không ạ?"

28 tháng 2 2019

Có một anh chồng đã gần già rồi mà còn tham ăn. Thường ngày, vợ đi vắng, đến bữa nấu cơm, hay bỏ thêm gạo để ăn cho no. Thật ra thì cơm bữa cũng thừa. Chị vợ lấy làm lạ, sao gạo thì ít cơm lại nhiều.

Một hôm, chị đi cuốc cỏ. Gần trưa, chị về nấp ở sau nhà. Lúc anh chồng nấu cơm gần sôi liền vào buồng, hai tay bốc hai nắm gạo, rồi đem ra bếp để bỏ thêm vào nồi. Vì hai tay mắc gạo nên không biết làm thế nào để mở vung, loanh quanh một hồi, anh chàng há miệng ngậm vung. Lửa trong bếp đang đỏ rực. Lửa liếm rát
mặt và liếm luôn cả bộ râu.

Ngẫm lại thấy thẹn, anh chàng lên giường, đắp chiếu, nằm rên hừ hừ. Chị vợ hỏi, anh ta bảo bị mệt. Chị giả đem trầu cau đi bói. Một lát trở về, chị thuật lại lời thầy bói: “Thượng tấn hạ tấu, hai tay bốc gấu, miệng ngậm lấy vung, lửa cháy tứ tung, cháy râu quai hết”.

Anh chồng biết ý, mặt đỏ rừ. Từ đó mỗi khi nấu cơm, anh ta không bốc thêm gạo bỏ vào nồi nữa.

5 tháng 5 2018

Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc năm nao em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ

Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi
Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!
Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ
Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài

Chỉ mỗi chữ O em đọc sai
Dường như cô già đi mấy tuổi
Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy
Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!

Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia
Là một lớp người lớn lên và biết sống
Mặt đất như trời xanh mơ mộng
Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.

Khởi đầu cho một chuyến đi xa
Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật
Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất
Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em …

5 tháng 5 2018

Bài thơ về tin học nhé!
Trái tim anh, em select bằng mouse 
Chốn hẹn hò, forum internet 
Lời yêu thương truyền bằng phương thức get 
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP 
Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi 
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển search 
Lời tỏ tình không dễ gì convert 
Lưu ngàn đời vào biến constant 
Anh nghèo khó mang dòng máu Sun 
Em quyền quý với họ Microsoft 
Hai dòng code không thể nào hoà hợp 
Dẫu ngàn lần debug em ơi 
Sao không có 1 thế giới xa xôi 
Sun cũng thế mà windows cũng thế 
Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ 
Run suốt đời trên mọi platform. 


Có nhiều khi gục đầu bên KeyBoard 
Anh vô tình nhấn Shift viết tên em 
Anh yêu em mà em chẳng Open 
Mở cửa trái tim và Save anh vào đó 
Cửa nhà em, mẹ đã gài Password 
Anh suýt rách quần vì cố vượt FireWall 
Nhớ lần đầu khi đưa em về Home 
Anh kiss trộm liền xơi ngay một Tab 
Anh bàng hoàng quay xe BackSpace 
Ngoái nhìn em mà chẳng thể Ctrl 
Anh tức giận khi thấy một thằng Alt 
Cứ Insert mỗi khi mình nói chuyện 
Có nhiều khi muốn thẳng tay Delete 
Nhưng vì em, anh nuốt giận Cancel 
Anh biết anh chỉ là Hacker nghèo 
Còn hắn có @ và Esc 
Em thích hắn làm lòng anh Space 
Bước thẫn thờ chìm xuống vực PageDown 

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

6 tháng 2 2018

Cách đây 5 năm, anh Lý con bác Thuận, học lớp 8 Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng bị đuổi học về tội chui vào kho của trạm Nông nghiệp ăn trộm một bao phân đạm. Sự vụ đó ầm lên xóm trong, thôn ngoài. Anh Lý vác bao đạm về giấu trong buồng; mẹ anh biết đã bắt anh phải đem trả lại Trạm Nông nghiệp. Nhưng thầy Hiệu trưởng vẫn đuổi học. Thầy nói "Học sinh phải thật thà. Trộm cắp là một thói xấu. Phải đuổi học để làm gương". Bố mẹ anh Lý đến xin mãi, nhưng vẫn không được. Dạo ấy, bác Hùng, sĩ quan Quân đội mới về hưu. Bác đã đứng ra thu xếp việc học cho anh Lý. Anh Lý phải làm bản kiểm điểm trước Ban giám hiệu nhà trường. Bố mẹ anh Lý đưa anh Lý đi làm việc đó. Bác Hùng đã đề nghị thầy Quang, Hiệu trưởng, cho anh Lý được chuyển trường sang học trường Đồng Minh của xã bạn. Một buổi sáng trời mưa to, bác Hùng đã dẫn anh Lý đi học trường mới. Chuyện anh Lý đã được bác Hùng báo cáo đầy đủ với thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm trường Đồng Minh. Nhưng bác xin các thầy cô giáo "giữ kín cho cháu, để cháu có điều kiện tu dưỡng". Anh Lý mang tiền đi nộp tiền học, không may bị mất. Số tiền là 80.000 đồng. Anh sợ bố đánh nên đã xảy ra chuyện tai tiếng đó. Bác Hùng đã phân tích, đã chỉ cho anh Lý thấy rõ khuyết điểm của mình, thường xuyên an ủi, động viên anh Lý tu dưỡng đạo đức và chăm chỉ học tập. Năm lớp 8, anh Lý được xếp đạo đức khá, đạt học sinh Tiên tiến. Từ năm lớp 9 đến lớp 12, anh Lý đều đạt học sinh có học lực Khá, xếp loại Tốt đạo đức. Kì thi đại học năm 2004 –2005, anh Lý trúng tuyển vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trước khi ra Hà Nội học, anh Lý đến chào bác Hùng, bác đã cho anh 100.000 đồng để mua sách. Vỗ vai anh, bác bảo: "Cháu cố học giỏi. Quê mình còn cần nhiều kĩ sư nông nghiệp nữa đó..."Xã em có chợ Bào, những hôm chợ phiên, bọn cờ bạc tụ tập, nhiều lần đã xảy ra xô xát, đánh nhau, làm cho cảnh chợ búa ồn ào, lộn xộn. Bác Hùng đã giúp ủy ban xã tổ chức và quản lý lại chợ Bào ngày một khang trang, văn minh, không còn các tệ nạn như trước nữa. Gặp ai, bác Hùng cũng vui vẻ. Cả xã em, ai cũng kính nể Bác. Khi có việc gì khó khăn, cán bộ xã lại đến hỏi ý kiến bác.

 Chúc học tốt !

6 tháng 2 2018

Giữ gìn an ninh trật tự là nhiệm vụ của mỗi công dân để quê hương được thanh bình, mọi người được bình an và hạnh phúc. Qua câu chuyện về anh Lê Văn Lưu - Đội trưởng và anh Phan Thành Lực - Đội phó Đội xe thồ tự quản tỉnh Phú Yên, đã dũng cảm và mưu trí bắt cướp mà em được đọc qua báo Công an nhân dân, đã để lại trong em nhiều suy nghĩ.

Câu chuyện xảy ra vào một buổi sáng tháng 10 năm 2015. Như thường lệ, hai anh cùng đến nơi làm sớm để chuẩn bị cho công việc của ngày mới. Vừa lúc đó, có 5 thanh niên không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên hai chiếc xe máy lao tới. Hai chiếc xe này đều không có chìa khóa xe, ổ khóa bị hỏng. Dáng điệu của các đối tượng này khiến hai anh thấy rất khả nghi. Các đối tượng nói với anh Lưu và anh Lực muốn bán hai chiếc xe máy này để lấy tiền gấp. Nếu hai anh giúp chúng bán được xe, sẽ thưởng cho các anh 1 triệu đồng.

Nghi vấn đây là hai chiếc xe trộm cắp nên anh Lưu liền bí mật ra hiệu cho anh Lực giữ chân bọn chúng, còn anh tìm cách nhanh chóng gọi điện báo cho các chiến sĩ công an phường gần đó. Trong lúc anh Lực đang nói chuyện tìm cách giữ chân bọn chúng thì chúng nghi ngờ bị phát hiện, nên đã nhanh chóng chia thành hai nhóm chạy trên hai chiếc xe về các hướng khác nhau. Vừa lúc đó, các chiến sĩ công an phường kịp thời có mặt và truy đuổi theo các đối tượng.. Anh Lưu cùng một cán bộ Công an thị trấn đuổi theo một đối tượng, ép hắn vào lề đường và bắt giữ được đối tượng cùng tang vật. Anh Lực và các chiến sĩ còn lại đuổi theo nhóm trộm cướp thứ hai. Qua đoạn đường đèo khó đi, cuối cùng hai đối tượng còn lại cũng đã bị bắt gọn.

Tại cơ quan công an, chúng đã khai nhận, do có hộ gia đình, sơ suất quên khóa cổng nên chúng đã lẻn vào lấy cắp hai chiếc xe máy. Sau đó, các chiến sĩ công an liên lạc với gia đình bị mất đến nhận lại tài sản.

Chiến công của hai anh đã được bà con nhân dân khen ngợi. Hành động mưu trí và dũng cảm của hai anh đã giúp triệt phá được nhóm cướp, ổn định tình hình trật tự tại địa phương. Tấm gương của hai anh thật đáng khen ngợi. Điều đó khiến em thêm cảm phục và sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt, góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự phố phường

t i c k cho mk nha 

Truyện nè đọc xong ah em nêu biểu cảm nha.(đọc xong đi nha, coi như mong ae tha thứ và đừng báo cáo nx)Câu hỏi: Hãy kể một truyện cười đã làm bạn cười cả nửa đời người, vậy mà mỗi lần kể lại cho người khác vẫn còn cười tiếp được.1. Lật quyển tập làm văn của thằng em trai, tổng kết: Bố mẹ bị bệnh nặng 6 lần, ly hôn 2 lần, ông nội nằm viện 2 lần, mình chết 13 lần. 2. Tôi với bạn gái...
Đọc tiếp

Truyện nè đọc xong ah em nêu biểu cảm nha.(đọc xong đi nha, coi như mong ae tha thứ và đừng báo cáo nx)

Câu hỏi: Hãy kể một truyện cười đã làm bạn cười cả nửa đời người, vậy mà mỗi lần kể lại cho người khác vẫn còn cười tiếp được.

1. Lật quyển tập làm văn của thằng em trai, tổng kết: Bố mẹ bị bệnh nặng 6 lần, ly hôn 2 lần, ông nội nằm viện 2 lần, mình chết 13 lần.

 

2. Tôi với bạn gái đi nhảy ở một sàn nhảy ngoài trời. Cô ấy không biết nhảy nên chỉ ngồi ở một bên ghế cắn hạt dưa. Sau đó, có một gã đi về phía cô ấy, vươn tay ra ý mời nhảy. Tôi tận mắt nhìn thấy cô bạn gái “thông minh không để đâu hết” của mình bốc cho gã kia một nắm hạt dưa…

 

 

3. Có giọng cười của một vài người nghe còn buồn cười hơn cả truyện cười.

 

4. Thằng bạn em mới là đỉnh nhất. Em nhớ hồi cấp hai, có lần vào giờ nghỉ trưa, bọn em trốn trong WC hút thuốc. Nó còn một rít cuối cùng, rít mạnh một cái, bỗng nhiên thầy chủ nhiệm bước vào. Thấy bọn em đang dựa vào cửa sổ, thầy hỏi: “Hai cậu làm gì đấy hả?” Em sợ hãi quay đầu nhìn nó, vẻ mặt nó đến giờ em vẫn không quên! Khói bay ra từ hai lỗ mũi, nó nói: “Em đang tức giận.”

 

5. Hồi ấy thầy chủ nhiệm của tôi nghiêm kinh khủng, đến trường là không được cầm theo điện thoại, nếu để thầy nhìn thấy chắc chắn sẽ bị ném vỡ ngay tại trận. Hôm nay, đang giờ Toán, tôi bị đau bụng nên mượn điện thoại của thầy Toán để ra ngoài gọi điện cho mẹ, vừa nói xong thì thấy thầy chủ nhiệm hằm hằm bước về phía mình, không nói lời nào, giật luôn cái điện thoại rồi ném… Tôi sẽ không bao giờ quên vẻ mặt lúc ấy của thầy Toán…

 

6. Thằng cháu: “Cậu ơi, cậu xem Tây Du Ký bao giờ chưa ạ?”

 

Tôi: “Cậu của con xem Tây Du Ký mà lớn đấy, xem cả mấy chục lần rồi, hè năm nào TV chẳng chiếu lại, cậu còn thuộc làu mọi tình tiết trong phim đây.”

 

Thằng cháu: “Thế cậu đọc lại kim cô chú cho con nghe thử với, ông Đường Tăng lần nào cũng đọc nhanh quá, con nghe không kịp.”

 

Tôi: “…”

 

 

7. Đêm qua nằm mơ có một thằng nhóc cứ dùng cung bắn mình. Mình tức quá mới chạy đến tẩn cho nó một trận, đến khi nó nói lần sau không dám như thế nữa mình mới thôi. Lúc gần đi, mình hỏi nó tên gì, nó bảo nó tên là Cupid…

 

8. Đi làm ở nhà hàng Thái, tui được yêu cầu mỗi lần cửa mở khách tới phải chắp tay vào nhau và nói: “Sawadikap!” Có lần cửa mở rồi, chắp tay rồi, thế mà tự dưng quên mất phải nói câu gì, buột miệng nói luôn: “A di đà Phật!”

 

9. Có một cậu bé mười tuổi bị rơi xuống giếng, một người qua đường tốt bụng thấy vậy bèn đậy nắp giếng lại để đề phòng sự cố tái phát sinh.

 

10. Hoàng thượng: “Người tới! Lui ra hết cho trẫm!”

 

11. Hồi cấp 2, mấy đứa rủ nhau lập bang Thanh Long, không ngờ bị cô giáo phát hiện, cả lũ trắng trợn đổi thành nhóm học tập Thanh Long.

 

12. Trong bar xảy ra xung đột, tôi cho đối phương một cước, to mồm: ” Mày có biết bố tao là ai không?” Đối phương có vẻ cũng sợ: “Không biết.” Tôi ngồi sụp xuống đất khóc rống lên: “Tao cũng không biết, tao là trẻ mồ côi mà.”

 

13. Thanh minh, đốt vàng mã cho ông ngoại, đốt luôn cả một đống bài kiểm tra Toán, vừa đốt vừa nói: “Ông ơi, ông ở bên kia mà chán quá thì làm ít Toán cho vui nhé, tốt cho đầu óc lắm. Nếu ông không biết làm thì ông đưa giáo viên Toán của con đi, bảo cô dạy cho ông, ông nhé.”

 

5
30 tháng 12 2021

//báo cáo\\

30 tháng 12 2021

đọc xong đi đã

15 tháng 5 2020

Sau bữa cơm tối, Hà – đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

– Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

– Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

16 tháng 5 2020

cảm ơn bn