K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2019

Bố cục chia làm 3 phần:

- Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.

- Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.

- Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

Câu 1:

- Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ". Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi ông.

- Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hâu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ: "lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" không chỉ là hai câu thơ tả cảnh mà còn là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi - biểu hiện của sự tàn úa, lại kèm mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

Câu 2: Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ:

Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa.

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng => Cảnh thiên nhiên tươi đẹp còn ông đồ vắng bóng bị dòng đời, thời gian quên lãng.

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?

=> Câu hỏi tu từ => Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:

- Cách dựng cảnh tương phản: một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày áp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.

- Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.

Câu 4:

Những câu thơ "giấy đỏ buồn không thắm - mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy - mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

19 tháng 1 2019

Bố cục chia làm 3 phần:

- Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.

- Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.

- Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

Câu 1:

- Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ". Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi ông.

- Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hâu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ: "lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" không chỉ là hai câu thơ tả cảnh mà còn là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi - biểu hiện của sự tàn úa, lại kèm mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

Câu 2: Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ:

Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa.

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng => Cảnh thiên nhiên tươi đẹp còn ông đồ vắng bóng bị dòng đời, thời gian quên lãng.

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?

=> Câu hỏi tu từ => Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:

- Cách dựng cảnh tương phản: một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày áp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.

- Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.

Câu 4:

Những câu thơ "giấy đỏ buồn không thắm - mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy - mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

5 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Văn bản Ông Đồ là của Vũ Đình Liên sáng tác .

- Tâm tư của tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

5 tháng 7 2021

idol good

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913, quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương, mất ngày 18 tháng 1 năm 1996.

Vũ Đình Liên nổi tiếng với bài thơ Ông đồ từ phong trào Thơ mới. Nhiều năm ông làm nghề dạy học. Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn...).

Nhà thơ Vũ Đình Liên đã xuất bản: Đôi mắt (thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam(nghiên cứu, 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957); Thơ Bô-đơ-le (dịch thuật, 1995).

Tập thơ Bô-đơ-le - công trình 40 năm lao động dịch thuật say mê và nghiên cứu của ông đã được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1996).

2. Tác phẩm

Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào Thơ mới. Sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ gợi cảm, giàu tính tạo hình, Vũ Đình Liên đã miêu tả ông đồ ngồi viết chữ thuê trên phố ngày Tết, từ lúc ông còn đắc chí đến lúc hình ảnh ông mờ dần rồi xa khuất giữa bức tranh xuân.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông.

Ông xuất hiện cùng hoa đào, với mực tàu giấy đỏ. Ông đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ đến ông. Bao nhiêu người tấm tắc khen ngợi ông. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp :

 Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Khổ thơ thứ ba và thứ tư vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy. Song là một không khí khác.Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Không phải là vắng ngắt ngay lập tức, mà theo thời gian. Người cần đến ông cứ giảm dần. Và bây giờ thì hầu như không thấy họ : Người thuê viết nay đâu ? Giấy cũng buồn vì cảnh này, mực cũng sầu vì không được dùng vào việc viết. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta đã không nhận ra ông. Người ta chẳng còn chú ý đến ông nữa. Bởi thế mà ông như nhoà lẫn trong lá vàng và mưa bụi. Sự khác nhau của hai hình ảnh ông đồ chủ yếu ở vị trí của ông với công chúng. Trước ông ở trung tâm của sự chú ý. Nay ông ra ngoài rìa của sự chú ý, gần như bị lãng quên.

Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm cho ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với những gì gắn với chữ Hán, với tâm lí chuộng thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

không chỉ là hai câu thơ tả cảnh, đó là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi, một biểu hiện của sự tàn úa. Lại kèm với mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

2. Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ một cách kín đáo. Tác giả đã mô tả hai cảnh đối lập và gợi niềm thương cảm ông đồ một cách gián tiếp. Chỉ đến phần cuối bài thơ, khi không còn thấy ông đồ, tác giả mới thốt lên :

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

Không chỉ cảm thương cho ông đồ, mà còn là cảm thương một lớp người đã trở thành quá khứ. Hơn thế nữa, sự hoài cổ còn là hoài niệm một vẻ đẹp văn hoá gắn với những giá trị tinh thần truyền thống. Chính vì thế mà bài thơ có sức lay động sâu xa.

3. Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật. Trước hết là dựng cảnh tương phản. Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã, hiu hắt. một bên nét chữ cũng như bay múa : phượng múa, rồng bay ; bên kia cả giấy cũng buồn, cả mực cũng sầu, thêm nữa lại kèm lá vàng, mưa bụi.

Bài thơ được cấu trúc theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày áp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn có hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ thì cứ nhạt nhoà dần. Cuối cùng thì không thấy ông đồ nữa. Ông đã thành "ông đồ xưa". Không phải là ông đồ cũ. Ông đã thành xưa, như đã không còn tồn tại nữa.

Bài thơ làm theo thể năm chữ, thể thơ ngũ ngôn vốn có từ lâu. Lời lẽ của bài thơ dung dị, không có gì tân kì. Nhưng hình ảnh thơ gợi cảm. Hình ảnh :

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay

thật sinh động. Những hình ảnh :

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

không phải chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà là thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng.

4. Những câu thơ :

-                                        Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

-                                        Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

là nhưng câu thơ không chỉ tả cảnh. Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá làm cho giấy, mực, những vật vô tri như cũng biết sầu buồn. Phải chăng, cái buồn của bản thân ông đồ cũng làm lây nhiễm sang cảnh vật ? Lá vàng, mưa bụi thật là buồn. Lá lại rơi trên giấy không thắm, mưa bụi lại làm cho cảnh vật như nhoè mờ. Ông đồ đã bị lãng quên, càng bị khuất lấp. Những câu thơ như thế đã làm cho bài thơ tạo được cho người đọc ấn tượng và ám ảnh sâu sắc.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài thơ này được trải ra trên nhiều cung bậc cảm xúc, không khó hình dung nhưng cũng không dễ thể hiện. Có thể lựa chọn giọng đọc theo từng khổ thơ như sau:

- Khổ thứ nhất: thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng, bình thản.

- Khổ thứ hai: thể hiện giọng đọc miêu tả.

- Khổ thứ ba: giọng đọc chùng xuống, chậm dần lại.

 

- Khổ năm: đọc thật chậm, giọng buồn thương, da diết.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Chọn B.

5 tháng 12 2024

đáp án là B nha bạn :))

 

26 tháng 1 2021

Ý nghĩa văn bản ông đồ: Nói về thời còn thuê viết câu đối nhưng giờ ko còn nữa

Ý nghĩa nhan đề ông đồ: NÓi về người viết câu đối, mmotj người ngày xưa còn đc rất nhiều người thuê viết nhưng giừ ko còn người viết thì ông đồ cũng ko còn

7 tháng 3 2021

Ông đồ là những người học cao, tuy nhiên thi không đỗ, ngồi viết chữ thư pháp mỗi dịp Tết đến. Trong văn bản, tác giả gọi, ông đồ là ''ông đồ già, ông đồ xưa'' thể hiện sự kính trọng với bậc cao tuổi, tài hoa

7 tháng 3 2021

+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.

+Hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.

có thể tham khảo nhe e

 

24 tháng 12 2021

Câu 3: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Cái
đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão
mếu như con nít. ”
 a.Chỉ ra các cụm C – V trong câu văn trên.
b. Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu 
ghép trên

Chỉ mình vói

8 tháng 3 2021
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?"Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:"Giấy đỏ buồn không thắm;Mực đọng trong nghiên sầu"..."Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:"Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hay".Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:"Hàng quán người về nghe xáo xác,Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:"Lá vàng rơi trên giấy;Ngoài trời mưa bụi bay...Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi. Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
5 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Bài thơ " Ông đồ" đã gợi ra bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.