Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo bài này nhé!!
Có ai thành công mà không có ước mơ. Bởi nếu không có nó thì đâu sẽ là mục tiêu để chúng ta đạt đến. Mục tiêu ấy chính là đích của ước mơ hay thậm chí xa hơn nữa. Ước mơ không chỉ giúp cuộc sống của chúng ta thú vị hơn còn làm nó có ý nghĩa hơn vì ta biết ta sống vì thực hiện ước mơ của ta. Mỗi người đều có một ước mơ cho riêng mình nhưng phải biết ước mơ những thứ thực tế chứ không được viển vông hoang đường, là ao ước thì phải làm bằng được chứ không phải ước là được: “Thử một lần làm hết sức mình để đến chết cũng không hối hận”- đó là câu nói tôi đọc được. Để thực hiện ước mơ ấy ta cũng cần phải trau dồi tích lũy kiến thức, học hỏi mọi người xung quanh chứ không được lười nhác làm biếng, ngồi đó “há miệng chờ sung”. Như vậy, hãy tự mình nuôi dưỡng một ước mơ và cố gắng vì nó.
- Văn bản nghị luận trung đại và hiện đại đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ và sức thuyết phục cao:
+ Có lí: có hệ thống luận điểm chặt chẽ
+ Có tình: thể hiện cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình
+ Có chứng cứ: có dẫn chứng thực tế để chứng minh cho luận điểm trở nên thuyết phục
Ba yếu tố trên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên tác phẩm văn nghị luận trung đại cũng như văn nghị luận hiện đại một cách hoàn chỉnh.
Ví dụ:
- Với tác phẩm văn nghị luận trung đại “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và tác phẩm văn nghị luận hiện đại “Bài toán dân số” của Thái An, chúng ta có thể thấy được 2 tác phẩm này đều có chung những đặc điểm trên.
KHÁC:
- Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại riêng biệt như: chiếu, hịch, cáo, tấu…
- Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận (chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả, …)
- Nghị luận trung đại: có nhiều từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường có tính chất ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng(Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố,...Văn phong ấy khá gần với văn phong sáng tác, nên người ta đã nói ở thời trung đại “văn sử triết bất phân”.
- Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.
Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ dẫn đến việc sử dụng điển cổ, điển tích một cách phổ biến, ...
- Về nội dung:
+ Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc kế, dân an.
+ Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra đề nghị luận. Chẳng hạn “Ôn dịch thuốc lá",...
Sau đó bạn kết bài là đc
Những ý này sẽ giúp bạn viết ra một đoạn văn hoàn chỉnh
Chúc bạn thi tốt:>
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
Đề 1: Bài Làm
Môi trường sống chính là căn nhà chung của con người, nó cho ta sự sống, cho ta một điều kiện để tồn tại, phát triển, khám phá, tận hưởng. Vậy, chúng ta hãy bảo vệ môi trường này vì điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Đây không phải là công việc của riêng bất kỳ một ai mà nó chính là trách nhiệm của tất cả cộng đồng người, những ai đang tồn tại trên trái đất này xin hãy chung tay, hãy bắt đầu từ chính gia đình của bạn, một tế bào của xã hội.
Người lớn trong gia đình chính là tấm gương tốt nhất cho con cháu, do đó ông bà, bố mẹ hãy là người đầu tiên bảo vệ môi trường, hãy phân tích, chỉ bảo và hướng con cháu đến hành động thiết thực. Hãy chủ động nhắc nhở và khuyên răn nghiêm khắc với những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất, đôi khi lại là khiến con trẻ lạc lối. Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ biết vứt rác đúng chỗ, đúng nơi quy định, và bạn tán dương, vỗ tay khen ngợi, một lời động viên tưởng đơn giản nhưng với nhận thức của đứa trẻ thì nó vô cùng to lớn. Điều này sẽ định hướng đúng đắn hành vi của con trẻ sau này. Hoặc khi con trẻ nhận được một lời nhắc nhở của người lớn về việc mình vứt rác không đúng nơi đúng chỗ, chúng sẽ biết điều đó là sai, không nên làm, cứ như thế trong đầu trẻ hình thành ý thức và nhận định, chúng sẽ biết sau này phải làm điều gì và không nên làm điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, nếu như hành vi của con trẻ là đúng hoặc sai nhưng người lớn, ông bà, cha mẹ lại làm ngơ, thờ ơ, bỏ mặc hoặc cũng chính người lớn thực hiện những hành động vô tội vạ đó thì trực tiếp chúng ta đã thu vào trong trí óc trẻ. Và rồi ngày mai, ngày kia, cả sau này chúng sẽ vứt rác bừa bãi, hành động bừa bãi giống như chúng ta đã làm. Nói cách khác, việc người lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ, vì vậy, hãy hành xử đúng đắn, cúng bảo vệ môi trường từ chính bản thân chúng ta.
Có hàng trăm hàng nghìn cách và hành động để bảo vệ môi trường xung quanh. Cộng đồng cùng thực hiện đó là cách tốt nhất để tạo ra một ngôi nhà chung trong sach và tươi xanh. Dù là cách nào đi chăng nữa, trước tiên hãy xuất phát từ bản thân và gia đình, hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng giáo dục, bằng tuyên truyền, ngăn chặn. Gia đình là một tế bào trong cơ thể môi trường sống, tế bào có tốt thì môi trường mới mạnh khỏe được. Và khi tất cả các tế bào cùng hợp lại và xây dựng nên thì mới có thế bảo vệ được trái đất này. Đừng thơ ơ trước những hành động tưởng chừng như đơn giản nhất. Hãy lên án những hành vi sai trái, ngăn chặn những kẻ đang ngày ngày âm mưu hủy hoại môi trường. Dù chỉ là những việc làm nhỏ nhất.
Xã hội ngày càng phát triển đến chóng mặt, nhưng cũng kéo theo một hệ lụy đó là làm mất đi dần những giá trị truyền thống, hay chính là làm cho con người trở nên vô cảm, lãnh đạm hơn với những việc làm, những con người xung quanh và cộng đồng mà không biết việc làm đó ảnh hưởng to lớn đến thế nào với cuộc sống tương lai, sau này. Thức tĩnh ngay bây giờ là điều cần thiết vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.
đề 3:lấy luôn câu đầu làm câu mở bài
tb:-sau đó thì hãy nêu những tác hại mà facebook nêu ra như:
văng tục chửi bậy
nghiện nghập không thể bỏ
tàn phá về ý thức của mỗi con người
bị lừa bởi bọn cheat
không điều chỉnh được thời gian làm việc
hại mắt
không suy nghĩ về tương lai sau này
-rồi nêu cách khác phục:
nỗ lực tuyên truyền
phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là học sinh
2 câu cuối thân bài:hực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.
KB:cứ nêu về tác hại khôn lường của facebook và bộc lộ cảm xúc của bạn về vấn đề này
đây là dàn bài ho bạn nhé tuy chưa từng dùng facebook
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Bài thơ " Ông đồ" đã gợi ra bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.