K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

Nghệ thuật

Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.

Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lý Thông)

→ Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung. Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.

30 tháng 9 2021

có các chi tiết kỳ ảo
-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :
+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ
+Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ,chết để lại bộ cung tên bằng vàng
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc
+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết
-Ý nghĩa của hai chi tiết
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh :Quan niệm và ước mơ về công lý,đại diện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hòa bình
+ Niêu cơm thần : Tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

30 tháng 9 2021

Nghệ thuật
Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.
Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lý Thông)
→ Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung. Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.
Ý nghĩa truyện nội dung
Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian.
Thể hiện ước mơ về sự đổi đời.
Ước mơ đạo lí của nhân dân Thiện thắng ác Chính nghĩa thắng gian tà Hòa bình thắng chiến tranh
Các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn làm ăn.

~ Học tốt ~ :(

* Ý Nghĩa : Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.
* Nghệ thuật : có các chi tiết kỳ ảo
-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :

-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :
+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ
+Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ,chết để lại bộ cung tên bằng vàng
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc
+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết
-Ý nghĩa của hai chi tiết
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh :Quan niệm và ước mơ về công lý,đại diện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hòa bình
+ Niêu cơm thần : Tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

Biện pháp nghệ thuật của bài thơ là ẩn dụ "thiên thần bé nhỏ" - đứa con yêu quý của người cha

13 tháng 4 2023

Nhân hóa

Giúp cho con thuyền - báu vật của dân chài lưới trở nên gần gũi hơn

Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ " câu hát căng buồm cùng gió khơi". Cái hay của biện pháp nghệ thuật trên là:

- Câu hát con người làm cánh buồm đẩy thuyền bay cao, bay xa hơn => vẻ đẹp của con người lao động. 

- Cho thấy niềm vui hứng khởi của người dân chài khi ra khơi

 

 

28 tháng 12 2021

- BPNT: So sánh

- Chăm sóc bố,...

16 tháng 1 2022

so sánh

chăm sóc,giúp đỡ bố,..

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bút pháp miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

15 tháng 11 2016
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người. Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con. 

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
15 tháng 11 2016

Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...