Tìm và phân tích tác dụng biện pháp tu từ:
a) Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người. (Cây tre - Thép Mới)
b) Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hoa nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài (Nguyễn Xuân Sanh)
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hơng, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ngời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.
a)+ Phép điệp ngữ ( tre, giữ, anh hùng)
+ Phép nhân hóa (tre)
- Phân tích giá trị của hai phép tu từ trên :
+ Phép điệp ngữ: Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công; tạo sự nhịp nhàng cho câu văn.
+ Phép nhân hóa: Làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
b) BPTT: Nhân hóa:
Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đữa trẻ tung tăng đùa vui, chạy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài: Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thân hiếu học của các bạn học sinh.