hãy chia sẻ ý kiến của em về ý nghĩa của câu trả lời: " Ta cần được lao động trong sáng tạo"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha: Công cha như núi ngất trời Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.
a. Em thích nhất ý kiến 3, lao động giúp chúng ta thấy mình có ích hơn vì: khi tham gia lao động chúng ta sẽ mang lại những lợi ích không những cho chính bản thân mình mà còn cho cả xã hội.
b. Thêm những lợi ích khác của việc yêu lao động:
- Lao động giúp chúng ta đoàn kết hơn.
- Lao động giúp chúng ta hiểu được giá trị cuộc sống.
- Lao động giúp chúng ta trân trọng thành quả hơn.
TK
a,
Có:
* Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.
* Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
- Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đôn đốc.
- Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.
- Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.
- Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết là bạn bè để cùng tiến bộ.
- Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động...
b.
Em không đồng ý với quan điểm đó.
Vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.
Cóa
* Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.
* Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
- Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đôn đốc.
- Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.
- Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.
- Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết là bạn bè để cùng tiến bộ.
- Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động...
b.
Em không đồng ý với quan điểm đó.
Vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.
Tham khảo nha em:
Theo em, câu: "Ta cần được lao động trong sáng tạo" nghĩa là:
Trong cuộc sống, lao động và sáng tạo luôn đi đôi với nhau, cả hai đều quan trọng. Bởi lao động, sáng tạo không chỉ là môi trường để con người được phát huy sức sáng tạo của mình mà còn là một yếu tố vô cùng quan trọng làm tăng năng suất trong quá trình sản xuất. Trong bất kì lĩnh vực nào thì yếu tố năng suất lao động cũng được đặt lên hàng đầu và để làm tăng năng suất lao động thì vai trò của lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản và cần thiết đặc biệt là con người. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ tự giác thì trong lao động chúng ta mới đảm bảo được hoàn thành công việc. Nhưng nếu lao động trong sáng tạo thì sẽ mang lại hiệu quả tăng lên gấp hai, ba, ... lần như vậy. Khối lượng sản phẩm làm ra tăng lên và thời gian làm việc được tiết kiệm. Với sự phát triển hàng ngày, hàng giờ như hiện nay thì lao động sáng tạp còn là cơ sở, tiền đề cho con người bắt kịp được những thay đổi ấy. Do đó mới có câu "ta cần được lao động trong sáng tạo".
Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả là:
Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục,
Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện,
Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
Theo em, sự lười biếng và dối trá, cẩu thả, tùy tiện trong lao động sẽ dấn đến chất lượng sản phẩm không cao, năng suất lao động kém và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Ví dụ: Bác sĩ đỡ đẻ cho phụ sản nhưng cẩu thả, chủ quan nên đã làm đứa bé chết ngạt khi mới ra được một nửa người.
Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khan, thử thách. - Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
Theo em, câu nói trên muốn nói rằng lao động và sáng tạo phải luôn đi đôi với nhau, cả hai cái đều quan trọng. Chúng ta nên lao động trong sáng tạo, theo ý nghĩa, chính kiến và sự mới mẻ mà chính mình tìm, nghĩ ra. Sáng tạo trong lao động còn giúp chúng ta làm việc có năng suất, có hiệu quả và chất lượng. Vì thế, cần lao động trong sáng tạo.
( Ý kiến của mình thôi nên mik cx ko dám chắc nó có hợp lí ko nữa!)
Để có được bước tiến văn minh, tiến bộ về các mặt như ngày nay, từ thời xa xưa, con người đã không ngừng lao động, sáng tạo tiếp nối những thành tựu của các thế hệ đi trước để hoàn thiện những phát minh, sáng chế... phục vụ con người. Hơn nữa trong thời đại khoa học và kỹ thuật phát triển như vũ bão ngày nay, đòi hỏi con người phải lao động một cách sáng tạo để tạo nên năng suất lao động cao đáp ứng sự phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại. Như vậy, lao động sáng tạo và tự giác là một bước tiến tự nhiên của loài người chúng ta.
Lao động là hoạt động mang bản chất đặc trưng của loài người và lao động sáng tạo là điểm khác biệt giữa loài người với các loài động vật khác. Trong quá trình lao động và cải tạo thế giới tự nhiên, con người được phát triển cả về tư duy và những kỹ năng cơ bản, nhờ đó con người sẽ học hỏi và trưởng thành hơn trong lao động. Trong thời kỳ nguyên thủy, con người sống theo kiểu bày đàn, ăn lông ở lỗ, các thức ăn đều ăn sống. Tuy nhiên, trong quá trình lao động con người đã biết sử dụng đá đánh lửa để tạo ra lửa nấu chín thức ăn, họ đã biết chế tạo ra nỏ để săn bắn thú rừng, dùng những hòn đá sắc nhọn làm dao để cắt thức ăn. Như vậy, có thể thấy rằng chỉ có trong lao động thì mới phát huy được sức sáng tạo của con người.
Lao động sáng tạo không chỉ là môi trường để con người được phát huy sức sáng tạo cuả mình mà còn là một yếu tố vô cùng quan trọng làm tăng năng suất trong quá trình sản xuất. Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố năng suất lao động cũng đặt lên hàng đầu và để làm tăng năng xuất lao động thì vai trò của lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản và cần thiết đặc biệt là con người (người lao động). Nếu chỉ dừng lại ở mức độ tự giác trong lao động thì chúng ta mới đảm bảo được hoàn thành công việc, nhưng nếu lao động trong sáng tạo thì sẽ mang lại hiệu quả tăng lên gấp hai, ba, ..., lần như vậy. Khối lượng sản phẩm làm ra tăng lên và thời gian làm việc được tiết kiệm. Với sự phát triển hàng ngày, hàng giờ như hiện nay thì lao động sáng tạo còn là cơ sở, tiền đề con người bắt kịp được những thay đổi ấy.
Như vậy, có thể thấy rằng lao động trong sáng tạo là rất cần thiết cho con người và thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta.