K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

Thông qua những chi tiết kì ảo trong truyền thuyết (có sự giúp đỡ của thần linh, “Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”), nhân dân kính trọng ca ngợi công lao của An Dương Vương; tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm dân tộc.

14 tháng 10 2018

Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. 

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. 

"Thân em như giếng giữa đàng 
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân" 

Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây: 

"Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày" 

Bạn tham khảo thêm những câu ca dao than vãn cho thân phận người phụ nữ thời phong kiến nhé: 
 

14 tháng 10 2018

Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. 

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. 

"Thân em như giếng giữa đàng 
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân" 

Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây: 

"Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày" 

Bạn tham khảo thêm những câu ca dao than vãn cho thân phận người phụ nữ thời phong kiến nhé: 

http://maxreading.com/sach-hay/kho-tang-... 
 

Câu 1                                 -  Thân em như giếng giữa đàng                   Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.                                -  Thân em như dải lụa đào                              Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.                               -    Thân em như hạt mưa rào                          Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên.  Ba...
Đọc tiếp

Câu 1 

                                -  Thân em như giếng giữa đàng

                   Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

                                -  Thân em như dải lụa đào 

                             Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

                               -    Thân em như hạt mưa rào 

                         Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên.  

Ba câu trên thuộc chủ đề quen thuộc nào trong nhũng bài ca dao dân ca mà em đã học.

Chép 2 bài ca dao cũng bắt đầu bằng cụm từ " thân em " . 

Câu 2:

Xác định các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ qua đèo ngang và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?

2
14 tháng 3 2020

a. Điểm giống nhau của ba câu ca dao:

- Đều là tiếng than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Mở đầu bằng motif "thân em".

b. Ba câu ca dao thuộc chủ đề ca dao than thân.

c. 2 câu ca dao:

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

- Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân.

14 tháng 3 2020

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

- Đảo ngữ, từ láy, phép đối -> Hiện ra hình ảnh con người thưa thớt, ít ỏi khiến cho cảnh  vật càng vắng lặng, đìu hiu.

a "Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

23 tháng 10 2017

Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời.

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi.

"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây:

"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"

7 tháng 12 2016

a) ND : Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.


b) Một số biện pháp nghệ thuật:

+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
+ Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+ Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.

7 tháng 12 2016

Bài 2:a)là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
b) Cách dùng câu hỏi tu từ ngay từ câu mở đầu, lối tả từ lá tới hoa rồi đến nhị và lại đảo ngược từ nhị đến hoa rồi tới lá, kết hợp với câu kết cuối bài theo lối phủ định để mà khẳng định của tác giả dân gian – nhân dân bao đời – cùng hình ảnh bông sen, toà sen chốn Phật đài hay trên bàn thờ của gia đình, trên miếu thờ, đình thờ của dòng họ, xóm làng… đã khiến tuyệt đại bộ phận người Việt xưa cũng như nay đều hiểu bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp thanh tao của bông sen, từ đó để ngụ ý ngợi ca phẩm chất cao quý trong sạch của con người. Cảm thức ngôn ngữ cùng với cảm thức văn hoá được thấm nhuần trong huyết quản dường như đã khiến hiếm người Việt, và thậm chí cả người nước ngoài nắm vững ngôn ngữ Việt, văn hoá Việt cũng không hiểu theo nghĩa “bài ca dao hàm chứa thói vô ơn phản trắc…”.

c)

Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời.''Có xáo thi xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con''Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.''Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn''