K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2018

Lời giải:

Vậy sự vật được nhân hóa trong bài thơ là: Con cò

25 tháng 7 2023

Các đại từ: ông, tôi

👇

25 tháng 7 2023

tôi và Tôi

13 tháng 11 2023

a. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho những người lao động "thấp cổ bé họng" dễ dàng bị xã hội vùi dập. 

b. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội cũ chân yếu tay mềm nhưng phải gồng gánh nuôi cả gia đình.

13 tháng 11 2023

a, hình ảnh cái cò trong khổ thơ là hình ảnh tượng trưng cho người mẹ tảo tần hôm sớm. Người đã vất vả hy sinh cả cuộc đời cho con cái. Ngay cả khi đứng trước sự sống và cái chết trong lòng người mẹ vẫn giành những tình cảm và sự yêu thương vô điều kiện và vô bờ bến cho con cái của mình. Đọc khổ thơ lên không ai có thể tránh khỏi những cảm xúc dạt dào và tha thiết cứ gợi lên trong trái tim. Nhất là đối với những người đã chẳng có mẹ trên thế gian này.

22 tháng 7 2021

Câu1:Đọc bài ca dao:"Con cò mà đi ăn đêm,đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,ông ơi ông vớt tôi nao,tôi có lòng nào ông hãy xáo măng,có xáo thì xáo nước trong,đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

A.Cho biết thể loại văn học và phương thức biểu đạt của bài ca dao?

=> thể loại : truyện ngụ ngôn

=> PTBĐ : tự sự

B.Lời nói của con cò trong bài gợi cho em nhớ đến câu thành ngữ nào?

=> Lời nói của con cò trong bài gợi cho em nhớ đến câu thành ngữ Chết trong còn hơn sống đục

Hãy đặt 1 câu với thành ngữ đó?

=> các samurai của nhận bản thà chết trong còn hơn sống đục

C.Nêu tên 2 phép tu từ mà tác giả vận dụng trong bài?

=> BPTT : nhân hoá ( thay vì gọi tên con cò tác giả đổi thành tôi trong câu thơ : Ông ơi! Ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

=> BPTT : ẩn dụ ( con cò )

D.Trình bày ngắn gọn(3 đến 5 dòng) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống của con cò trong bài?

BN có thể Tham khảo dàn ý sau để có thêm ý nhé !

 

Gợi ý:

- Cuộc sống bấp bênh, khổ cực, bị dồn ép đến bước đường cùng.

- Nhưng những người nông dân vẫn luôn giữ phẩm chất, thái độ sống tốt đẹp, sống một cuộc đời lương thiện, không gian dối, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

8 tháng 10 2019

Ngày xưa , có 1 con cò đi ăn đêm . Đang bay thì lộn cổ xuống ao .... tự viết

26 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

 Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

 

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

 

 

27 tháng 9 2016

dài thế b rút ngắn hộ tớ được ko

 

13 tháng 1 2019

1) Đói cho sạch rách cho thơm

2) Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

7 tháng 11 2018

bài ca dao nói về thân phận người nông dân , thể hiện lên người nông dân cũng thấp cổ , bé họng như chú cò này vậy. qua đó nói lên sự đau khổ của nông dân sống ở thời phong kiến

7 tháng 11 2018

nói về nỗi cực khổ của con cò .

Con cò là phép ẩn dụ cho những người dân khổ cực ngày xưa .

câu cuối nói về tầm lòng trong sáng của con cò- chết cũng phải dùng nước trong

câu thơ của xã hội xưa

Bên nuôi con, những bà mẹ Việt Nam cất lên lời hát ru êm đềm đưa con vào giấc ngủ, nuôi tâm hồn con lớn lên từ tâm hồn dân tộc. Từ cái cò, cái vạc, bài học đấu đời của con bắt đầu:

Con cò mà đi ăn đêm...

Lời ca dao buồn man mác như kể về thân phận của một con người. Đọc bài ca dao, ta có thể cảm nhận ngay đây là một bài ca dao mang tính chất ngụ ngôn độc đáo. Liên tưởng của cuộc sống cao đẹp được tác giả trình bày qua con cò đi kiếm ăn bị gặp nạn.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Chỉ đọc hai câu lục bát thôi ta có thể hình dung đuọc cảnh cụ thể,. sinh động mà nhân vật trọng tâm lại là "con cò".

Thường thì cò đi kiếm ăn vào ban ngày, ở đây tại sao cò phải đi ăn đêm? Người đọc có thể tự trả lời bỏi vi cò nghèo, gia đình cò không đủ thức ăn để sinh sống. Mở đầu, bài ca dao đã gợi được sự thông cảm, cuốn hút. Với từ "mà" ta nghe như nửa thương xót, nửa như trách móc đồng thời cũng muốn giới thiệu trước điều bất thường sẽ xẩy ra: Đậu phải cành mềm lộn có xuống ao.
Chi tiết "lộn cổ xuống ao" đã đưa chúng ta đến giai đoạn chính căng thẳng nhất. Những từ ngữ "đậu phải", "lộn cổ" nghe thật xót xa, đau lòng. Có lẽ cò không chỉ buồn vì cái chết đang kế bên mà còn buồn vì tất cả như quay lưng đi, như trách móc cò. Nhờ nghệ thuật dùng từ độc đáo tác giả đã giúp chúng ta cảm thông với tâm sự của cò.

“Ông ơi ! Ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

đừng xáo nước đục đau lòng, cò con.

Từ "ông" mà con cò gọi ta có thể hiểu như đó là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương đó. Nếu ta cho "con cò" là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề. Phải đi kiếm ăn vào ban đêm thì "ông" cũng có nghĩa là nhân dân, là người dân chứng kiến một người khác gặp nạn và nghe được lời khan khoản.

"Ông ơi ! Ông vớt tôi nao"

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà muốn giãi bày tâm lòng trong sạch của mình:

"Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng"

Rõ ràng là cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt, ước muốn sau cùng của cò là:

Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục dau long cò con.

Cò muốn chết trong "nước trong". Nếu phải chọn một trong hai cái chết, cò vẫn xin đứng để cho cò chết trong "nước đục". Đó là điều đau đón, tủi lòng. Chi tiết "cỏ con" khiến ta có suy nghĩ. Có thể đây là một con cò còn bé chưa đủ lông cánh vừa mới lớn lên, tập tênh đi kiếm ăn để sống, chưa hiểu biết gi nhiều nên lầm lỡ "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Hoặc "cò con" lá thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn cho thế hệ mai sau phải "đau lòng".

Phân tích bài thơ: Con cò mà đi ăn đêm

Phân tích bài thơ: Con cò mà đi ăn đêm

Dù gì đi nữa thì lời van xin của cò con cũng mang nhiều trắc ẩn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh những người nông dân, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn, lam lũ, đôi khi họ trở thành những "con cò đi ăn đêm". Với tính tình đôn hậu, tấm lòng trong sáng khi bị sa vào cạm bẫy, vào bún nho họ vẫn tha thiết với cuộc sông trong sạch, thanh cao nên họ cố giãi bày lòng mình:

"Đừng xáo nước đục đau lòng cò con".

Tấm lòng cò, cò đã giãi bày nhưng "xáo trong" hay "xáo đục" vẫn là do "ông" quyết định. Ta chợt hiểu rằng: Không ít những con cò những con cò phải bị chết trong nựớc đục, đau lòng vì xã hội vô tình hay cố tình không hiểu, không thấy được điều đó. Từ bài ca dao giúp ta nhận rõ ra nỗi khổ của con người. Nó thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, để thông cảm trước những nỗi đau của người khác. Đồng thời ta cũng nhận ra một điều: Người Việt Nam ta đòi hỏi tinh thần mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm không vẫn đục. Thật là cao cả và đẹp võ cùng ở hai câu cuối cùng.

“Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"...

Lời dặn dò nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan mà thiêng liêng biết đường nào khi nghe nhắc đến từ "cò con"... Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới, mà rộng cửa đón nhận nền văn minh thời đại của nhiều nước trên thế giới. Điều này là tất yếu để tiến bộ, nhất là về mặt khoa học kĩ thuật và đồng thời về mặt văn hóa, sự thay đổi ắt sẽ tiếp nhận nhiều cái mới nhưng chúng ta hãy giữ lấy cái đẹp, cái cao thượng ánh lên từ bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" đã nêu trên. Đó chính là những nét đẹp cổ truyền thêm vào bản sắc mới của phong cách dân tộc ta hiện nay.

1 tháng 11 2017

Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:

– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.

con-co

Trước khi chết Cò trăn trối lại cho lũ con là mình đã không làm điều gì xấu khiến chúng phải xấu hổ

Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.

Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:

– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!

Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.

Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập. 

Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:

– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!

Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:

– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.

Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.

Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?  

À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.

Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.

May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:

– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.

Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:

– A ha! Ta có bữa ăn rồi.

Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.

Giọng người đàn ông sang sảng:

– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.

Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:

– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.

Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.

Từ đó, các bà thường hay ru cháu:

Con cò mà đi ăn đêm 

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 

Ông ơi ông vớt tôi nao 

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 

Có xáo thì xáo nước trong 

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.