K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2018

Trong sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rõ rệt, không chỉ là đời sống vật chất mà còn là thế giới tinh thần. Đời sống của con người no đủ, nhiều gia đình còn dư thừa về của ăn của để, tuy nhiên đảng và nhà nước ta vẫn đề cao chính sách tiết kiệm và coi đó là quốc sách hàng đầu cho đất nước Việt Nam. Vậy, tại sao Đảng ta phải chủ trương như vậy?

Trong chính sách của Đảng và nước ta hiện nay, vấn đề về thực hành tiết kiệm vẫn được đề cao và vận động để nhân dân trong nước cùng thực hiện. Đây là một chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tế mà Đảng và nhà nước đã thực hiện. Chính sách tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mỗi người, mỗi gia đình, mà đó còn tác động to lớn đối với xã hội Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính sách tiết kiệm làm tăng thêm nguồn lực kinh tế cho mỗi gia đình, từ đó tạo tiềm lực cho nền kinh tế chung của Việt Nam.

“Tiết kiệm” là sự chi tiêu hợp lí, phù hợp về tiền của, tài sản thuộc sở hữu của người dân cũng như của nhà nước. Chính sách tiết kiệm được Đảng và nhà nước chủ trương và đề ra trong mỗi kì họp của quốc hội. Kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm không phải ngăn cấm người dân không được tiêu tốn hay sử dụng tiền bạc, của cải mà nhằm mục đích vận động nhân dân sử dụng một cách hợp lí, có kế hoạch. Chính sách này là nhằm vào lợi ích của từng cá nhân, từng gia đình, đối với nhà nước thì việc tiết kiệm còn làm cho tiềm lực kinh tế thêm hùng mạnh, phát triển.

Bài liên quan:
>>Cảm nghĩ về hoa phượng
>>Bàn luận về ý nghĩa câu : “ Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
>>Bàn về câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”
>>Phân tích đoạn trích Con chó Bấc”
>>Hãy kể về người mẹ của em”

Trong tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ta có thể thấy chính sách thực hành tiết kiệm được đề ra rất nhiều lần và dần dần trở thành một khẩu hiệu trong toàn dân: “Tiết kiệm là quốc sách”. Trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì chính sách tiết kiệm chính là nhằm phục vụ cho kháng chiến, vì kháng chiến. Người dân cả nước sẽ vừa sản xuất, vừa đấu tranh, lương thực, tài sản cũng không chỉ phục vụ cá nhân mà còn phục vụ cho kháng chiến, người dân cũng chính là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946, trước nạn giặc đói hoành hành thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước tiết kiệm thóc gạo và thực hiện quyên góp để san sẻ với những đồng bào có nguy cơ chết đói. Bản thân Bác cũng tiết kiệm chính tiêu chuẩn bữa ăn của mình để ủng hộ vào hũ gạo ngày đói. Nhờ có sự tiết kiệm, đoàn kết của nhân dân cả nước mà chúng ta đã vượt qua được thời kì khó khăn, tang thương nhất của lịch sử dân tộc, là nền tảng cho mọi chiến thắng vẻ vang sau này.

Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt nhưng Đảng và nhà nước vẫn kêu gọi thực hành tiết kiệm. Chính sách này dựa trên thực tiễn của đất nước, đó là một đất nước đang phảt triển, bởi vậy mà mọi chi tiêu, sử dụng ngân sách đều phải có kế hoạch cụ thể, sát đáng. Ngân sách chính là thuế của nhân dân xây dựng nên, mà đất nước là đất nước của nhân dân nên mọi hoạt động đều phải thận trọng, chi tiêu cho những thứ thực sự cần, thực sự quan trọng, như vậy thì đất nước mới có thể phát triển, đất nước mới có thể ổn định.

Đối với công dân của nước Việt Nam, chính sách tiết kiệm cũng thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của người dân. Cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay tuy đã được cải thiện rất nhiều, nhiều gia đình đã có của của ăn, của để nhưng so với chất lượng cuộc sống của những khu vực phát triển trên thế giới thì chúng ta vẫn còn chưa đạt được. Tiết kiệm ở đây chính là để nâng cao kinh tế của gia đình, chi tiêu hợp lí, phù hợp, mặt khác cũng góp phần nâng cao tiềm lực của đất nước Việt Nam.

Tiết kiệm ở đây là tiết kiệm trên mọi lĩnh vực, không chỉ đơn giản là về tiền bạc, tài chính. Về tự nhiên có thể là tiết kiệm nước, về sinh hoạt có thể là tiết kiệm điện, đồ ăn thức uống và những đồ dùng không cần thiết. Bởi những thứ vật chất ấy đều có thể cạn kiệt, nếu khai thác quá mức thì đến một lúc nào đó cuộc sống của con người sẽ trở nên thiếu thốn, không đủ phục vụ cho cuộc sống. Bởi vậy mà tiết kiệm chính là cách thức để chúng ta nâng cao cuộc sống cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Như vậy, ta có thể thấy chính sách tiết kiệm của Đảng và nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, đây là sự vận dụng dựa trên lợi ích của chính đất nước mà gần hơn đó là cuộc sống của chính mỗi chúng ta. Vì vậy, là công dân của nước Việt Nam, cần có ý thức chấp hành chính sách tiết kiệm của Đảng và Nhà nước.

28 tháng 11 2018

Việt Nam vốn là một nước có nền kinh ế tiểu nông lạc hậu.Sau hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm là thực dân Pháp và đề quốc Mĩ kéo dài suốt mấy chục năm nền kinh tế nước ta càng nghèo nàn,lạc hậu.Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay,nhân dân ta bắt tay vào sự việc xây dựng đất nước trong hòa bình nên bước đầu đã có cuộc sông ấm no.Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay,đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế,khoa học,kĩ thuật,nhà nước ta đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn đảng,toàn dân.Coi tiết kiệm là quốc sách,là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.

Vậy thế nào là tiết kiệm?Tiết kiệm không phỉ là bủn xỉn,keo kiệt,không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng,cần chi tiêu nhưng không giám chi tiêu,gặp việc cần đóng góp cũng không giám đóng góp.

Tiết kiệm cũng không phải để dè sẻn,để dành,cất kín những tiền của dư thừa,mà ngược lại,cần làm cho nó sinh sôi nảy nở.Người dân nào có tiền chưa dùng đến,nên đem gửi vào ngân hàng,vào quỹ tiết kiệm ,sẽ ích nước lợi nhà.Cao hơn nữa,tiết kiệm là cần sử dụng tiền bạc,của cải vật chất,sức lao động,thời gian.....một cách hợp lí,đúng mức,không lãng phí.

Tiết kiệm là quốc sách,bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội.Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh văn hóa.Xưa nay những người có thói xấu nem tiền ra khỏi cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận,còn những người chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có.

Với một quốc gia như Việt Nam hiện nay thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết.Tiết kiệm để tích lũy vốn,đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống nhân dân,từng bước đưa đất nước đi lên.Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư...Nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản mà nguồn vốn của dân chỉ có thể có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.

Tiết kiệm là việc vô cùng cần thiết.Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan,đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa,không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn,không ttrang bị hững đồ dùng đắt tiền,không tổ chức tiệc tùng lãng phí....Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công,bảo đảm chất lượng tốt là tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia.Những cuộc gọi đúng giờ,ngắn gọn và tiết kiệm thời gian.Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động,sinh thời Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải tiết kiệm thời giờ,sức lao động và tiền của.

Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm.Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của,sức lao động,hớp lí hóa sản xuất.Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình.Còn học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hành tiết kiệm? Giu gìn trường lớp,bàn ghế,đồ dùng học tập......là tiết kiệm cho nhà trường.Bảo quản sách vở,quần áo,xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm.Chăm chỉ học tập,lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ,vùa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người.Có muôn ngàn cách để tiết kiệm,miễn là mỗi người pahir có ý thức tự giác.

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta lên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm,chống lãng phí của nhà nước.

Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng,cần thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp.Vì thế,ủng hộ chủ trương tiết kiệm của nhà nước cũng là biện pháp rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

14 tháng 9 2018

Bạn tích lũy những câu cần thiết trong này nhé !

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt

Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.

  • Từ truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh em thấy chủ trương xây dựng và củng cố đê điều của Nhà nước rất đúng.Đồng thời nhà nước nghiêm cấm nạn phá rừng,tố cáo bọn lâm tặc đã phá rừng,khai thác gỗ trái phép vì trồng rừng để giữ nguồn nước,chống bão lụt,hạn hán,xói mòn.Làm tốt công việc này sẽ mang lại môi trường sống cho muôn loài,trong đó có con người.Như vậy,việc trồng thêm héc ta rừng là vô cùng cấp bách.
18 tháng 12 2018

* Chủ trương của nhà Lý:

- Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi:

+ Nhà Lý gả các công chúa và ban các chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

+ Tuy nhiên, bất kì ai có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

- Đối với các nước láng giềng:

+ Đối với nhà Tống: Lý Công Uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán, trao đổi.

+ Đối với Cham-pa: nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.

* Nhận xét:

- Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chính sách của nhà Lý đối với các nước láng giềng luôn tuân thủ nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và nếu nguyên tắc đó bị vi phạm thì sẽ kiên quyết đòi lại.

#Kook

21 tháng 12 2018

- :v Liên hệ Đảng và nhà nước nữa For ơi "((

Trước tiên, chúng ta cần xác định thế nào là quốc sách hàng đầu. Quốc sách hàng đầu: là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành được sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó.Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.Vậy vì sao nói giáo dục là quốc sách hàng đầu? Vi sao giáo dục lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây?

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

 Do đó giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Một trong những chính sách giáo dục của nước ta được ghi nhận trong hiến pháp năm 1992 đó là: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng (Điều 36 Hiến pháp năm 1992). Hệ thống giáo dục quốc dân của một nước là toàn bộ các cơ quan chuyên trách việc giáo dục và đào tạo cho thanh thiếu niên và công dân của nước đó.

Những cơ quan này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và cân đối trong hệ thống xã hội, được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định về tổ chức giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện được chính sách của quốc gia trong lĩnh vực giáo dục quốc dân. Việc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay. Hiến pháp năm 1946 có quy định tại Điều 15 như sau: “trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước”. Tại Điều 41 Hiến pháp năm 1980 có quy định: “sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý”.

Có thể nhận thấy rằng: các bản Hiến pháp trước Hiến pháp năm 1992 không quy định cụ thể chính sách này của Nhà nước. Thế nhưng, đến Hiến pháp năm 1992 thì chính sách này đã được ghi nhận một cách cụ thể hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề cần phải quản lý thống nhất như mực tiêu, chương trình, nội dung , kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng. Những vấn đề này đã được cụ thể hóa ở Luật giáo dục 2005 và các văn bản pháp quy khác. 

Hệ thống giáo dục có thể hiểu là toàn bộ các bậc của nền giáo dục, bao gồm bậc mầm non, tiểu học, trung học, đại học, sau đại học, gồm cả giáo dục quốc lập, dân lập, bán công, dạy nghề,…, tồn tại trong một thể thống nhất, thể hiện sự phát triển tương ứng của giáo dục với sự phát triển của con người từ khi còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là quan tâm đầu tư phát triển tất cả các bậc giáo dục ở tất cả các hình thức giáo dục, tạo nên mối tương quan hài hòa giữa các bộ phận của hệ thống.

Điều 36 luật Hiến pháp 1992 của nước CHXH chủ nghĩa VN quy định : “… nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học” Hiến pháp nước ta quy định cụ thể như vậy bởi xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân . Đồng thời xuất phát từ quan điểm của CN Mác-LêNin: nhận thức của con người là 1 quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cao hơn, việc giáo dục phải được tiến hành từ thuở còn thơ cho đến khi lớn lên và trưởng thành .

Nhận thức đầu tiên của con người về thế giới xung quanh rất quan trọng để hình thành nhân cách. Vì thế cho nên việc xây dựng hệ thống giáo dục sao cho phù hợp là hết sức cần thiết. Không chỉ nên quan tâm đến giáo dục của từng cấp, từng ngành mà nên quan tâm tới toàn bộ hệ thống. Tâm lý học ngày nay đã xác định rằng: đứa trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi đã đặt xong nền móng đầu tiên cho tính tình của nó và những nét tính cách đó sẽ đi theo mãi cho đến khi nó trưởng thành.

Vậy nên việc giáo dục mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi khi đứa trẻ được đến trường thì sẽ giúp trẻ có những nhận thức đầu tiên về xã hội; ở đó trẻ không phải là trên hết, không được cưng chiều như ở nhà mà trẻ sẽ được tiếp xúc với các bạn, các thầy cô giáo, trẻ sẽ được dạy các cách ứng xử cơ bản, bổ trợ thêm những điều cha mẹ dạy ở nhà. Vì vậy việc phát triển giáo dục mầm non là rất cần thiết.

Tuy nhiên , để hình thành 1 con người là cả 1 quá trình dài trong đó giáo dục là 1 điều kiện cần mà mỗi người thì luôn phát triển và trải qua nhiều cấp học khác nhau, hết mầm non là đến giáo dục phổ thông; giáo dục phổ thông là 1 bước đệm quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản tối thiểu cho mỗi người, ở cấp học này sẽ  giúp mọi người xác định hướng đi cho mình: một là tiếp tục học lên đại học, hai là học nghề. Còn giáo dục đại học và sau đại học chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở ngành nghề cho mỗi người để họ có hành trang bước vào lao động sản xuất, xây dựng đất nước. Như vậy có thể thấy mỗi cấp học, ngành học đều đóng một vai trò và tầm quan trọng riêng,  bổ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục, đào tạo những con người Việt Nam có đầy đủ tri thức và phát triển một cách toàn diện. Vì vậy mà cần phải phát triển cân đối hệ thống giáo dục. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là một chính sách hợp lí mang tầm chiến lược và đúng đắn nhất là trong giai đoạn hiện nay. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang..., xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa".. Người còn nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Muốn đưa đất nước thoát khỏi nạn dốt vững mạnh đi lên đòi hỏi phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Sở dĩ phải đặt giáo dục là sự nghiệp toàn dân bởi giáo dục là một hoạt động phức tạp, thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng miền khác nhau, thuộc các độ tuổi khác nhau. Do vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả nước, nhất thiết phải huy động sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Do đó, giáo dục phải trở thành nhiệm vụ chung của nhà nước cũng như tất cả mọi người dân. Phát huy tư tưởng tốt đẹp của Bác, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân, tại Điều 36 Hiến pháp 1992, Quốc hội đã quy định: “ các đoàn thể nhân dân, trước hết đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.

Như vậy, để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân phải xã hội hóa giáo dục tức là tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục. Phải xây dựng được một cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc học tập và cải thiện môi trường kinh té xã hội lành mạnh thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, phải đa dạng hóa giáo dục để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục… Nhà nước ta một mặt phải ưu tiên đầu tư giáo dục, mặt khác phải khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước  ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức chỉ đạo thực hiện phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình để chống các tệ nạn xã hội tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giáo dục.

Do điều kiện tự nhiên, nước ta có phần lớn diện tích lãnh thổ là miền núi và có một số đảo nhỏ. Điều kiện giao thông ở miền núi, hải đảo còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế nền kinh tế còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn so với vùng đồng bằng.

Bởi vậy, để đưa đất nước phát triển một cách đồng bộ, vững mạnh, nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho phát triển ở các miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, các vùng đặc biệt khó khăn. Do điều kiện còn nhiều thiếu thốn như vậy nên đồng bào miền núi, dân tộc ít người không có điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại, người dân còn vất vả lo kiếm sống nên vấn đề giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. do đó, trước hết Nhà nước cần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có sự ưu tiên về thi cử, chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng,… cho học sinh miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn. Việc đầu tư xây dựng trường, lớp và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo dục ở miền núi, vùng sâu vùng xa cũng đòi hỏi phải có sự quan tâm, ưu tiên nhất định. Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng dạy học cho các vùng còn khó khăn.

Chính sách đối với đội ngũ giáo dục ở vùng núi cũng được chú trọng, thể hiện qua Nghị định số 61/2006/NĐ-CP  ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, với nhiều chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích công tác giáo dục ở những vùng khó khăn đó.

23 tháng 8 2019

Trước khi phân tích bất kỳ một vấn đề nào, một thao tác không thể thiếu là làm rõ các khái niệm liên quan. Dưới đây cách hiểu riêng của nhóm về ba khái niệm “giáo dục”, “chính sách giáo dục”, “quốc sách hàng đầu”. Giáo dục: không có một định nghĩa về giáo dục nhưng ai cũng có thể hiểu một cách đơn giản nhất giáo dục nghĩa là dạy và học. Xét trên góc độ lý luận, giáo dục là một bộ phận thuộc một chế định của Hiến pháp: “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ”. Giáo dục vừa là một lĩnh vực điều chỉnh gồm nhiều quan hệ xã hội của pháp luật, vừa là một nhóm các mục tiêu, yêu cầu mà nhà nước đặt ra để thực hiện. Chính sách giáo dục: Là các chính sách do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh lĩnh vực giáo dục và thực hiện những mục tiêu yêu cầu của giáo dục. Quốc sách hàng đầu: Là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành dược sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, , các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó. 1. GIÁO DỤC LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU. 1.1. Vai trò vị trí của giáo dục. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? - Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế. - Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội. - Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Không chỉ trong giai đoạn hiện nay vị trí tầm quan trọng của giáo dục mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được một dân tộc có truyền thống hiếu học đã dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi thời đại giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. - Năm 1075 Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, “Năm 1086 thi lấy người có văn học trong nước sung làm quan Hàn lâm viện”. Từ đó đến các triều đại tiếp theo Nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn .các khoa thi lần lượt được mở ra để tuyển dụng người tài, người có trí tuệ phục vụ cho nhân dân cho đất nước. Và Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam nơi vinh danh của những người thi cử đỗ đạt có đức có tài, đó là một minh chứng sống cho việc luôn luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu của dân tộc ta. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục- đào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá . Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về phát triển giáo dục- đào tạo. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Giáo dục- đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ” Như vậy giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. 1.2 Sự ghi nhận về giáo dục đào tạo qua các bản Hiến pháp. Trong lịch sử phát triển loài người giáo dục luôn được coi là tài sản vô giá của mọi con người cũng như mọi dân tộc, nhân thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước đã được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng lần lượt qua các bản Hiến pháp. Trong hai bản hiến pháp đầu tiên thì giáo dục chưa được quy định trong một chế định riêng biệt nhưng đã được đề cập đến trong phần quyền và nghĩa vụ của người công dân. + Hiến pháp 1946:

3 tháng 2 2017

Đáp án: A